xuan_quynh303
New Member
Download miễn phí Đề tài Chất lượng hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh phát triển hàng xuất khẩu. 2
1. Khái quát về hàng xuất khẩu 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Tình hình xuất khẩu của hàng hoá nước ta hiện nay. 2
2. Tính tất yếu phải XK hàng hoá 5
2.1. Hội nhập và phát triển- những cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất hàng XK. 5
1.2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng hoá - xuất khẩu phải là mũi nhọn. 8
II. Chiến lược chất lượng và cạnh tranh của hàng xuất khẩu. 10
1. Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng XK và chiến lược giá cả. 10
2. Các loại chiến lược chất lượng và cạnh tranh 12
3. Thực trạng chất lượng hàng XK và các chiến lược phát triển hàng XK của các DNVN hiện nay. 13
4. Những tồn tại và nguyên nhân. 15
4.1. Tồn tại. 15
4.2. Nguyên nhân. 15
III. Những giải pháp nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. 17
1. Những thách thức và thuận lợi trong phát triển hàng XK của Việt Nam hiện nay. 17
2. Phương hướng phát triển hàng XK. 19
3. Các giải pháp nâng cao chất lượng hàng XK và khả năng XK. 20
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_tai_chat_luong_hang_hoa_xuat_khau_cua_cac_doanh.yTvHeTmb87.swf /tai-lieu/de-tai-chat-luong-hang-hoa-xuat-khau-cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-75168/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Đất nước ta đang trong thời ký chuyển biến một cách tích cực, sự gia nhập vào các tổ chức của khu vực và thế giới đã tạo cho nước ta một số điều kiện thuận lợi, sự liên kết, phối hợp giữa các nước trong lúc này được thể hiện bằng cách các nhà đầu tư nước ngoài luôn xem xét, tìm hiểu tình hình của nền kinh tế nước ta, và từ đó đã có không ít các doanh nghiệp được thành lập với số vốn của nước ngoài 100% hay liên doanh. Mỗi quốc gia đều có tiêu chuẩn riêng về chất lượng nên sự liên kết đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể một phần nắm bắt được nhu cầu về tiêu dùng của nước đó, để từ đó có cách sản xuất thích hợp để sản xuất hàng hoá phù hợp với người tiêu dùng các nước. Tuy nhiên đó chỉ mới là trong tương lai, còn hiện tại thực tế hàng hoá nước ta còn gặp không ít khó khăn trong hội nhập vào các tổ chức của khu vực và thế giới. Đã có ý kiến cho rằng, chúng ta nên cân nhắc các ngành mũi nhọn trong định hướng XK đó là ngành chế biến thuỷ sản, ngành dệt may...Nhưng chúng ta vẫn còn một số khó khăn mà các doanh nghiệp phải đương đầu, đó là thiếu sức mạnh cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Mặc dù so với các nước trong khối ASEAN chúng ta có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo léo, có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn như ngành dệt may hiện nay giá công lao động trong ngành dệt may của Việt Nam chỉ khoảng 0.24USD/giờ, trong khi ở Idonesia là 0.32USD, của Malaysia là 1.13USD, Thái Lan 1.18USD, Singapore là 3.16USD...Đây có thể là một trong những yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta.
Công nghệ sản xuất của nước ta còn quá lạc hậu so với khu vực và trên thế giới. Trong quá trình sản xuất không ít công đoạn còn có sự can thiệp trực tiếp của con người nên chất lượng chưa ổn định và còn lạc hậu. Tốc độ phát triển của thế giới ngày càng tăng vì thế nếu chúng ta không kịp thời đổi mới, đưa ra các giải pháp thích hợp thì sẽ khiến các DNVN tụt hậu xa hơn, do đó năng lực cạnh tranh sẽ ngày càng khó khăn hơn. Theo một kết quả thăm dò gần đây cho thấy, có đến 33% doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 75% doanh nghiệp quốc doanh gặp khó khăn hơn về cạnh tranh khi hội nhập. Từ đó giúp cho các DNVN nhận thức được về vị trí của mình để cùng khắc phục khó khăn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện cho các DNVN được tiếp xúc, nắm bắt được với những quá trình sản xuất tiên tiến, hiện đại của các nước. Ngày 3-2-1994, Mỹ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam; tháng 8-1994, Mỹ bỏ cấm viện trợ và tháng 7-1995 Chính phủ Mỹ quyết định bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng XK có cơ hội, điều kiện thuận lợi thâm nhập vào thị trường Mỹ, là thị trường khá hấp dẫn. Ngày 13-7-2000, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam và thay mặt thương mại thuộc phủ tổng thống Mỹ đã ký hiệp định thương mại song phương, do đó hàng hoá Việt Nam sẽ có khả năng tiếp cận cao vào thị trường Mỹ. Điều này sẽ giúp nước ta trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với các hoạt động sản xuất hàng XK. Trong điều kiện mới sẽ đòi hỏi các DNVN phải nỗ lực hơn để tồn tại trong một môi trường có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp cần có sự thay đổi, cải tiến trong quá trình sản xuất, quản lý để sản xuất các sản phẩm có chất lượng hơn. Bên cạnh đó Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin trên thị trường thế giới và thực tế hiện nay cho thấy nước ta đang thiếu nhà máy chế biến, vì thế một số mặt hàng có lợi thế về XK lại phải XK dưới dạng thô, sơ chế, gia công cho các nước và vùng lãnh thổ để rồi từ các nước và vùng lãnh thổ này các hàng đó được tiếp tục tinh chế thành các sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng cao, gia trị XK tăng lên nhiều lần. Còn một số mặt hàng khác tương đối hoàn chỉnh nhưng do công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý thấp nên các sản phẩm có chất lượng thấp, giá thành sản phẩm cao, do vậy khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới thấp.
Hội nhập vào các tổ chức ở trong khu vực và trên thế giới là một tất yếu để đi lên đối với nền kinh tế hiện nay của nước ta. Việc thúc đẩy XK là một khâu quan trọng của chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng và chính sách phát triển kinh tế nói chung. Các biện pháp thúc đẩy XK phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Việc Việt Nam gia nhập AFTA và APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức thương mại thế giới) đòi hỏi phải nhanh tiến bộ tiến độ hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động XK. Chất lượng sản phẩm XK có thể được đặt lên hàng đầu tuy nhiên giá cả cũng là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó nghệ thuật chào bán hàng cũng phải được các DN quan tâm. Chẳng hạn như khi muốn tiếp cận thị trường Mỹ thì các DNVN nên đi thăm Mỹ và một số công ty đối tác. Tại Mỹ thông tin rất có ích cho các DNVN. Ba yếu tố mà các DNVN nên nắm kỹ khi bước vào thị trường Mỹ là phải trả lời được các câu hỏi như: công ty của bạn có thể sản xuất hàng chất lượng cao với giá cạnh tranh hay không? Có đáp ứng được yêu cầu của các công ty đối tác được hay không? Có giao hàng đúng thời hạn hay không? Thị trường Mỹ cũng như thị trường các nước, đòi hỏi các DNVN phải nỗ lực phấn đấu để có thể tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay. Từ đó có thể kết luận hội nhập vào nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các DNVN.
1.2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng hoá - xuất khẩu phải là mũi nhọn.
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việt Nam ngày càng mở r