talk_about_me44_690
New Member
Download miễn phí Đề tài Chiến lược Marketing của khách sạn Hồng Hà trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH ĐẶC THÙ CỦA SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ỨNG DỤNG ĐẶC THÙ CỦA MARKETING DỊCH VỤ 3
I. Chiến lược Marketing trong kinh doanh dịch vụ 3
I.1. Khái niệm Marketing: 3
I.2. Chiến lược Marketing trong dịch vụ du lịch. 4
I.3. Các chính sách Marketing. 7
I.3.1. Chính sách sản phẩm. 7
I.3.2. Chính sách giá cả: 8
I.3.3. Chính sách phân phối. 10
I.3.4. Chính sách quảng cáo và khuếch trương: 11
I.3.5. Ngân quỹ cho hoạt động Marketing: 11
II. Đặc thù của sản phẩm du lịch và dịch vụ. 12
II.1. Tính chất “tổng hợp” của sản phẩm. 12
II.2. Tính chất “vô hình” hơn là “hữu hình” 12
II.3. Tính thiếu đồng nhất của sản phẩm: 13
II.4. Tính “cố định” của sản phẩm: 13
II.5. Sự đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: 13
II.6. Sự không tồn kho của sản phẩm. 14
III. Một số quan điểm ứng dụng đặc thù của Marketing dịch vụ và ảnh hưởng của chúng tới chiến lược Marketing khách sạn. 14
III.1. Marketing nội bộ: 14
III.2. Dịch vụ hướng tới khách hàng: 15
III.3. Quản lý những yếu tố hữu hình của sản phẩm. 16
III.3.1. Quản lý môi trường vật chất của dịch vụ: 16
III.3.2. Dáng vẻ bên ngoài của nhân viên. 16
III.3.3. Giá dịch vụ. 17
III.4. Làm cho dịch vụ trở nên hữu hình. 18
IV.5. Bình ổn cung – cầu: 19
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN HỒNG HÀ 20
I. Vài nét về khách sạn Hồng Hà. 21
II. Phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn Hồng Hà. 26
II.1 Các lực lượng bên ngoài: 27
II.1.1. Nhân khẩu học: 27
II.1.2. Môi trường chính trị pháp lý: 28
II.1.3. Tình trạng của nền kinh tế. 30
II.1.4. Môi trường văn hoá - xã hội. 31
II.1.5. Môi trường công nghệ 32
II.1.6. Môi trường cạnh tranh. 33
II.1.6.1. Tương quan cung – cầu trên thị trường. 35
II.1.6.2. dáng các đối thủ hiện tại. 39
II.1.6.3. dáng các đối thủ tiềm tàng. 42
II.2. Môi trường bên trong của khách sạn Hồng Hà. 44
II.2.1. Năng lực sản xuất. 45
II.2.2. Năng lực về nhân sự. 49
II.2.3. Vị trí – hình ảnh của khách sạn Hồng Hà trên thị trường. 51
II.2.4. Năng lực Marketing. 53
III. Khái quát về mạnh yếu, cơ hội và đe doạ: 55
III.1. Mạnh và yếu: 56
III.1.1. Những điểm mạnh của khách sạn Hồng Hà. 56
III.1.2. Những yếu điểm của khách sạn Hồng Hà 56
III.2. Cơ hội của khách sạn Hồng Hà. 57
III.3. Một số đe doạ của khách sạn Hồng Hà. 57
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT MARKETING CHIẾN LƯỢC, MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT VÀ XÁC ĐỊNH NGÂN QUỸ CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO KHÁCH SẠN HỒNG HÀ. 58
I. Lựa chọn thị trường mục tiêu 59
II. Xác định mục tiêu chiến lược Marketing 59
III. Lựa chọn chiến lựơc Marketing 60
III.1. Chiến lược sản phẩm 60
Thị trường hiện tại 60
Khai thác thị trường 60
Phát triển và phân biệt hóa sản phẩm 60
III.1.1. Đầu tư phát triển số buồng phòng. 61
III.1.2. Nâng cao chất lượng phục vụ 61
III.1.2.1. Chất lượng sản phẩm. 61
III.1.2.2. Văn minh phục vụ 61
III.2. Chiến lược giá cả. 61
III.3. Chính sách phân phối 61
III.3.1. Chính sách hoa hồng. 61
III.3.2. Thiết lập mối quan hệ với các hãng lữ hành và các đại lý du lịch. 61
III.3.3. Đưa ra nhiều hình thức bán hàng mới: 61
IV. 3.4. Mở rộng hình thức thanh toán. 61
III.4. Chiến lược xúc tiến. 61
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GỢI Ý CHO KHÁCH SẠN HỒNG HÀ. 61
KẾT LUẬN: 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_chien_luoc_marketing_cua_khach_san_hong_ha_trong_viec_n4J92qAvIg.png /tai-lieu/de-tai-chien-luoc-marketing-cua-khach-san-hong-ha-trong-viec-thich-ung-voi-moi-truong-kinh-doanh-93413/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Có thể nói rằng, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến cả cung và cầu của khách sạn Hồng Hà.
- Lạm phát và mức độ của nó có tác động rất to lớn tốt toàn bộ các doanh nghiệp, các chủ thể của nền kinh tế mà tiền tệ được coi là thước đo giá trị và phương tiện trao đổi.
Nó tác động trực tiếp tới khách sạn Hồng Hà với đối tượng hơn 90% là khách nội địa và 90% là nội tệ là đồng tiền không được ổn định lắm về giá trị thì các yếu tố rủi ro từ lạm phát là rất lớn. Một vấn đề nữa mà khách sạn Hồng Hà cần quan tâm ở đây là tỷ giá của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ như đô la, bảng Anh... Trong đó tỷ giá USD/VNĐ là quan trọng nhất. Mà đoán xem được xu hướng của biến động tỷ giá này là điều rất khó khăn, bởi vì cùng một lúc có hai tác động trái ngược đối với tỷ giá: xu hướng hoà nhập nền kinh tế vào nền kinh tế toàn cầu và sự mạnh dần của nền kinh tế Việt Nam, mong muốn biến đồng tiền Việt Nam thành đồng tiền tự do chuyển đổi sẽ dẫn tới sự nâng giá của đồng tiền Việt Nam, trong khi đó xu hướng xuất khẩu sẽ đỏi hòi phải kiềm chế sự nâng giá đó.
- Một vấn đề nữa khi đề cập đến tình hình kinh tế là mức lãi suất, ảnh hưởng của nhân tố này vô cùng phức tạp. Mức lãi suất cao có thể cùng một lúc làm giảm mong muốn đầu tư của khách sạn Hồng Hà lẫn đối thủ của họ cũng như sự hạn chế chi tiêu của khách hàng.
Vấn đề lãi suất này, nó ảnh hưởng rất lớn tới khách sạn Hồng Hà đặc biệt là đối với sự đầu tư nâng cấp. Với một khách sạn đã xuống cấp một hai năm gần đây hoạt động của khách sạn chỉ mang tính chất cầm cự do đó đã ăn vào vốn rất nhiều, hiện nay khách sạn Hồng Hà đang chuẩn bị nâng cấp. Nguồn vốn dùng để nâng cấp chủ yếu vay của ngân hàng, cho nên lãi suất đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự đầu tư nâng cấp của khách sạn Hồng Hà hiện nay.
II.1.4. Môi trường văn hoá - xã hội.
Khi phân tích yếu tố này, người hoạch định chiến lược phải nhận thức được sự tác động của các trào lưu, xu hướng chung trong xã hội tới hoạt động kinh doanh của mình. Ta có thể kể ra các trào lưu quan trọng sau:
- Xu hướng nhấn mạnh vào chất lượng cuộc sống: khi con người đã thoả mãn được các nhu cầu thiết yếu thì sẽ nảy sinh ra những nhu cầu cao cấp hơn đồng thời đòi hỏi của con người về chất lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ càng cao.
- Sự yếu đi của các mối quan hệ gia đình: xã hội càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá thì mối quan hệ gia đình càng có xu hướng yếu đi. Việt Nam vốn là một quốc gia phương Đông với truyền thống lâu đời về chuẩn mực đạo đức và các mối quan hệ gia đình về cùng chặt chẽ cũng khó tránh khỏi được khuynh hướng này. Điều đó, có thể tác động ít nhiều đến ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú chẳng hạn một khách du lịch có thể quyết định lưu trú tại khách sạn thay vì nghỉ lại nhà của người bà con gần đó.
- Vai trò ngày càng tăng của phụ nữ: phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời họ cũng có nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi, giải trí và du lịch. Do vậy mà khách sạn cần chú ý đến xu hướng gia tăng tỷ lệ khách hàng là nữ trong cả hai đối tượng chính là khách du lịch và khách công vụ. Cá biệt có khách sạn ở Mỹ đã xác định khách hàng chiến lược của họ là các nữ thương gia.
- Quan điểm, thái độ của xã hội đối với lao động dịch vụ du lịch: ở nước ta, một bộ phận lớn trong xã hội có quan điểm không tốt, thậm chí khinh rẻ những người lao động trong các ngành dịch vụ và dịch vụ du lịch, đặc biệt là các dịch vụ thiết yếu như là ăn uống và lưu trú. Họ cho rằng làm việc trong các lĩnh vực này là kém phẩm giá (hầu hạ người khác), ít cơ hội thăng tiến, môi trường phức tạp, dễ sa ngã...
Làm thay đổi cả một quan niệm xã hội, như vậy là rất khó khăn và đòi hỏi thời gian dài. Nó ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của khách sạn Hồng Hà, đặc biệt là công tác nhân sự và đặt ra thách thức lớn cho công tác Marketing nội bộ. Người lao động không hứng thú làm việc, không yên tâm công tác, muốn tìm việc làm khác mặc dù có thu nhập cao... do đó mà các khách sạn nói chung và khách sạn Hồng Hà nói riêng khó giữ được lao động có trình độ cao.
Tuy nhiên, khách sạn Hồng Hà hoạt động trong một môi trường khá thuận lợi. Các xu hướng, trào lưu quan trọng đang dần dần đi vào chiều hướng thuận lợi cho khách sạn.
II.1.5. Môi trường công nghệ
Khi đề cập đến môi trường công nghệ tức là nói đến 4 yếu tố chủ chốt:
- Kỹ thuật
- Tổ chức
- Thông tin
- Con người.
Nhưng với đặc thù của kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ có mức độ giao tiếp cao và sử dụng nhiều nhân công thì hai yếu tố tổ chức và con người được chú ý đặc biệt. Khi nói đến công nghệ khách sạn tức là nói đến quy trình tổ chức phục vụ phong cách phục vụ và sử dụng nhân lực, những yếu tố phần mềm của công nghệ.
Công nghệ khách sạn t hường được chia thành các trường phái Pháp, trường phái Anh – Mỹ, trường phái á đông... các trường phái này đều có những điểm mạnh riêng và song song tồn tại. Những điều này là một trong những lý do giải thích tính đặc biệt cao của sản phẩm khách sạn.
Môi trường công nghệ khách sạn ở nước ta hiện nay có thể nói là khá cao nhưng lại không đồng đều. Nói cách khác là có sự chênh lệch lớn giữa các khách sạn về trình độ công nghệ – công nghệ cao và mang phong cách rõ nét thường tập trung ở các khách sạn hàng đầu thế giới như tập đoàn ACCOR (Pháp) Sin Wen (Đài Loan) Steam Ship land Gd (Singapore)...
Nhìn chung, khách sạn Hồng Hà hoạt động trong một môi trường công nghệ khá là thuận lợi là một khách sạn có thể nói rằng chất lượng phục vụ chưa được tốt ở Hà Nội. Hiện nay khách sạn đang đầu tư nâng cấp để có được chất lượng phục vụ tốt đòi hỏi khách sạn Hồng Hà phải đưa ra công nghệ khách sạn vào áp dụng. Đối với khách sạn Hồng Hà thì việc đưa công nghệ khách sạn vào áp dụng là rất dễ dàng và nhanh, khách sạn có thể tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của những khách sạn có trình độ công nghệ cao.
II.1.6. Môi trường cạnh tranh.
Những nhà nghiên cứu Marketing thường tiếp cận môi trường cạnh tranh theo các quan điểm khác nhau. Có người cho rằng nó thuộc nhóm môi trường vĩ mô, có người cho rằng nó thuộc nhóm môi trường vi mô. Song không ai có thể phủ định tầm quan trọng đặc biệt của môi trường này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đối với công tác hoạch định chiến lược Marketing.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường, bao gồm sự tổng hợp của nhiều các lực lượng cạnh tranh. Đó là sự đe doạ từ các đối thủ mới, sự chạy đua giữa các đối thủ hiện tại sự đe doạ của các hàng hóa dịch vụ thay thế, sự đe doạ từ các đối thủ tiềm tàng, quyền mặc cả của những người cung ứng các yếu tố sản xuất và quyền mặc cả của người tiêu dùng.
Một vấn đề cơ bản mà ta cần lưu ý ở đây là phải xác định được giới hạn thị trường sản phẩm của doanh nghiệp bởi vì giới hạn này sẽ quyết định đến khái niệm và tính chất của các lực lượng cạnh tranh. Đối với khách sạn Hồng Hà ta có thể xác định thị trường sản phẩm của nó là thị trường khách sạn tại Hà Nội. Như vậy các đối thủ hiện tại của khách sạn Hồng Hà là toàn bộ các khách sạn tại Hà Nội các đối thủ mới là các khách sạn có chất lượng cao vừa mới đưa vào hoạt động, các đối thủ tiềm tàng là các khách sạn chuẩn bị đưa vào sử dụng trong những năm tới, người cung ứng các yếu tố sản xuất là toàn bộ những người cung cấp những yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, người tiêu dùng là toàn bộ khách du lịch đến Hà Nội và các sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có thể thoả mãn nhu cầu lưu trú là nhà trọ, nhà khách, nhà cho thuê văn phòng cho thuê...
Đưa ra một bức tranh toàn cảnh và chi tiết về môi trường cạnh tranh là việc làm không dễ dàng. Trong phạm vi của đề tài này, với mục tiêu là chỉ ra những cơ hội và rủi ro chính phát sinh từ môi trường cạnh tranh, chúng ta sẽ đi sâu phân tích hai lực lượng quan trọng là các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm tàng, bởi vì các lực lượng này có liên quan đến lượng khách hàng của khách sạn Hồng Hà. Tuy nhiên, trước hết ta hãy xem xét và đoán mối tương quan giữa cung và cầu của thị trường khách sạn quốc tế ở Hà Nội trong thời gian tới, bởi vì rằng trong năm nay khách sạn Hồng Hà đã đầu tư nâng cấp để có thể đón được khách quốc tế.
Do đó ở chương này sẽ nghiên cứu rất kỹ vấn đề này, có làm được tốt điều này thì các nhà Marketing hoạch định chiến lược mới đúng, phù hợp với thực tế.
II.1.6.1. Tương quan cung – cầu trên thị trường.
Bảng 1. Hiện trạng và dự báo khách quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội
Năm
Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Tăng so với năm trước
Số lượt khách quốc tế đến Hà Nội
Tăng so với năm trước
Tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam
ĐVT
Lượt người
%
Lượt người
%
%
2002
669.000
100%
300.000
100%
44,8
2003
1.018.000
150,7
437.231
145,7
42,95
2004
1.358.182
133,4
547.671
131,9
42,9
2005
1.722.000
128,7
739.599
128,7
42,95
2006
2.066.000
120
887.347
120
42,95
2007
2.406.000
120
1.033.377
120
42,95
Nguồn: Tổng cục Du lịch.
Xét bảng trên, ta thấy Việt Nam đang ở giai đoạn bùng nổ về khách du lịch quốc tế, với tốc độ tăng hàng năm trên dưới 40%. Tuy n...