rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM TỪ THỜI LÝ, TRẦN TRỞ VỀ
TRƯỚC
1.1 KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ NHẬP CẢNH NHƯNG CÓ ƯU TIÊN NỚI LỎNG VỚI NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
1.2. TUỲ VÀO TỪNG ĐỐI TƯỢNG MÀ TẬP TRUNG HAY KHÔNG TẬP TRUNG CƯ TRÚ
1.3. TRÂN TRỌNG ƯU ĐÃI CÁC TRÍ THỨC NHO GIÁO VÀ PHẬT GIÁO
1.4. KHÔNG KỲ THỊ, ÁP CHẾ VỀ VĂN HOÁ
1.5. AN NINH QUỐC GIA LÀ TỐI THƯỢNG
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ SAU MINH THUỘC
ĐẾN ĐẦU TRIỀU NGUYỄN
2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CHÍNH QUYỀN LÊ-TRỊNH Ở ĐÀNG NGOÀI

2.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA CỦA CHÍNH
QUYỀN BẮC TRIỀU HỌ MẠC 53
2.3. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÀNG TRONG 57 ĐỐI VỚI NGƯỜI HOA
2.4. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN TÂY SƠN ĐỐI VỚI 75 NGƯỜI HOA
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI 89 NGƯỜI HOA
3.1. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VỀ NHẬP CẢNH VÀ CƯ TRÚ
91
3.2. VỀ TỔ CHỨC BANG VÀ MINH HƯƠNG XÃ 99
3.3. PHÂN ĐỊNH RIÊNG BIỆT VỀ LỆ THUẾ 106
3.4. NHỮNG ƯU ĐÃI VÀ CÂM ĐOÁN VỀ KINH TẾ 125
3.5. NHU VIỄN 139
3.6. NHỮNG THẾ HỆ NGƯỜI MINH HƯƠNG 148
3.7. ĐỐI PHÓ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG XÂM PHẠM AN 161 NINH QUỐC GIA
KẾT LUẬN 179 CHÚ GIẢI 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DẪN LUẬN
Người Hoa là một thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử, chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa là yếu tố quan trọng góp phần làm cho người Hoa luôn gắn bó với cộng đồng các dân tộc và có những cống hiến quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam. Luận án "Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa" khảo sát về các nội dung, đặc điểm, tính chất cũng như những tác động nhiều mặt của chính sách ấy trong tiến trình phát triển của lịch sử, dưới thời các vương triều Việt Nam.
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Về thực tiễn:
Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi huy động tất cả
các nguồn lực quốc gia, cả trong nước và ngoài nước. Người Hoa ở Việt Nam với bề dày và sự đa dạng về văn hóa, với các tiềm năng và thế mạnh về kinh tế luôn là một nguồn lực phát triển quan trọng.
Người Hoa có khiếu về kinh doanh. Các quan hệ kinh tế của họ càng đáng lưu ý. Ngay từ thế kỷ thứ XVII, người Hoa ở Việt Nam đã có những quan hệ kinh tế với các trung tâm thương mại lớn ở các nước Nam đảo, cả Thái Lan, Nhật Bản và các đô thị lớn vùng duyên hải đông Nam Trung Quốc. Những quan hệ kinh tế đó vẫn tiếp tục dưới thời triều Nguyễn, cho dù lúc đó chính sách trọng nông ức thương và bế quan tỏa cảng chi phối nặng nề. Dưới thời thống trị của thực dân Pháp và miền Nam thuộc chính quyền Sài Gòn, quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở Việt Nam và các tập đoàn kinh tế Hoa kiều trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt khăng khít, nhất là trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển công

nghiệp, hoạt động tín dụng ngân hàng...Trong những năm qua, theo đường lối đổi mới của đất nước, các quan hệ kinh tế, tài chính giữa người Hoa ở Việt Nam với thân nhân của họ và với các tập đoàn kinh tế lớn ở Đài Loan, Singapore, Thái Lan
và các nước khác chẳng những đã nối lại mà còn phát triển khá đa dạng, phong phú và nhiều tiềm năng về vốn , công nghệ hiện đại, thị trường và quan hệ hợp tác. Tiềm năng phát triển của người Hoa không chỉ trên lãnh vực kinh tế. Bề dày
và sự đa dạng về văn hóa của họ cũng rất đáng lưu ý.
Trong lịch sử Việt Nam, các tiềm năng thế mạnh đó của người Hoa đã
được các vương triều Việt Nam từng bước phát huy và đã đạt được những thành quả nhất định. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các thế hệ người Hoa ở Việt Nam đã sống, trăn trở, hành động vì một tương lai phồn vinh, tốt đẹp cho ngay chính vùng đất mà họ đang sống. Các hoạt động thương mại của họ góp phần hình thành các trung tâm kinh tế và những đô thị đầu tiên của Việt Nam. Người Hoa cũng đã có những cống hiến nhất định trong buổi đầu hình thành văn hóa Đại Việt. Những trước tác có giá trị nhiều mặt của các tác giả người Hoa xuất hiện ngày càng nhiều trong lịch sử Việt Nam; tất cả đều mang hơi thở và màu sắc cuộc sống của Việt Nam. Mặt khác, trong ký ức lịch sử của hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Hoa ở Việt Nam luôn đầy ắp những kỷ niệm và biểu tượng tốt đẹp về tình đoàn kết, cùng chung vai sát cánh lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ cuộc sống yên bình. Trong thực tế, các vương triều Việt Nam trong lịch sử đã thực thi những nội dung chính sách đối với người Hoa mà giá trị kinh nghiệm của nó rất đáng lưu ý để tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện đường lối chính sách đối với người Hoa hiện nay.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tập hợp, động viên

đồng bào người Hoa tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đó là kết quả từ việc phát huy tác dụng các chính sách đối với người Hoa mà chúng ta đã xây dựng nên trong quá trình đúc kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn công tác vận động người Hoa kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và hoạt động lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Công việc đúc kết lý luận, thực tiễn để xây dựng chính sách đối với người Hoa vẫn còn đang tiếp tục. Trong đó, việc xem xét, tham khảo những thành tựu, hạn chế trong chính sách của các vương triều Việt Nam là thật sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, để làm sao chúng ta phát huy được mọi tiềm năng thế mạnh của đồng bào người Hoa, hướng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Về mặt khoa học
Nghiên cứu đề tài “Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa” nhằm góp phần tổng kết một bước có hệ thống nội dung, tính chất, đặc điểm cùng các tác động nhiều mặt trong chính sách của các vương triều Việt Nam
đối với người Hoa.
Người Hoa bắt đầu di cư sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Sang thời Việt Nam tự chủ, trải qua các vương triều, thời nào Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều người Hoa di cư sang vì nhiều lý do. Lớp trước, lớp sau, người đã ngụ cư lâu dài tiếp nối những người mới đến, dẫn đến số lượng người Hoa ngày càng đông và luôn biến thiên. Đây lại là một bộ phận dân cư có những đặc điểm riêng, thay mặt cho trình độ văn hóa và kỹ thuật tiêu biểu của thời đại, lại xuất phát từ một nước Trung Hoa nằm liền kề Việt Nam, luôn là hình mẫu về văn hóa và thiết chế chính
trị mà vương triều nào của Việt Nam cũng buộc phải nhận sắc phong để có vị trí chính thống...Tất cả đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam thời nào cũng phải lưu ý đến và hệ quả là những nội dung chính sách đối với người Hoa hình thành và đi vào

thực tiễn. Từng vương triều có nội dung chính sách đối với người Hoa thích ứng với những đặc điểm kinh tế xã hội của lịch sử đương thời. Nội dung chính sách ấy có sự khác biệt nhất định so với chính sách đối với các nhóm tộc người khác ở Việt Nam. Các vương triều tiếp nối nhau, chính sách đối với người Hoa của các vương triều cũng liên tục thực thi trong lịch sử với sự kế thừa. Như vậy, chính sách đối với người Hoa là một thực tế lịch sử, hiện diện như một phần trong chính sách đối nội của các vương triều Việt Nam nhưng lại có quan hệ rất biện chứng với đường lối đối ngoại của Việt Nam và bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc; đồng thời phản ánh một phần những đặc điểm, tính chất của ý thức hệ phong kiến Việt Nam.
Với những đặc điểm, tính chất như vậy, chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam xứng đáng được nghiên cứu để bước đầu tổng kết một cách có hệ thống và khoa học, mở ra hướng nghiên cứu lâu dài, chuyên sâu về chính sách đối với người Hoa của chính quyền Việt Nam trong lịch sử từ khi lập quốc cho đến nay.
Như trên đã nêu, chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam vừa phản ánh ý thức hệ phong kiến Việt Nam, vừa có liên quan trực tiếp đến đường lối đối ngoại của Việt Nam mà trong đó, suốt chiều dài lịch sử (thậm chí cả trong thời kỳ hiện nay), nhân tố Trung Quốc luôn giữ vai trò chi phối quan trọng. Cho nên, nghiên cứu về nội dung chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam sẽ góp phần tìm hiểu thêm về nội dung, đặc điểm, tính chất đường lối đối nội và đối ngoại của các vương triều Việt Nam, qua đó nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử cổ, trung đại Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nội dung, đặc điểm, tính chất chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, từ Ngô, Đinh Lê, Lý, Trần... đến triều Nguyễn, trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa... cả về mặt đối nội và đối ngoại của nội dung chính sách. Các nội dung này sẽ được nghiên cứu trình bày theo trình tự lịch sử của các vương triều, có phân tích, đối chiếu những điểm kế thừa, giống nhau hay khác nhau giữa các vương triều. Trong từng mặt của nội dung chính sách, luận án sẽ cố gắng rút ra được những vấn
đề cốt yếu, có liên quan đến bối cảnh lịch sử đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử.
Đối tượng cần thiết phải đề cập là những nội dung liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến nội dung chính của luận án. Đó là lịch sử di cư của người Hoa vào Việt Nam và các vấn đề liên quan, đặc biệt là quá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa diễn ra vào đầu thế kỷ XVII và thời gian sau đó. Đó là bối cảnh lịch sử cùng những đặc trưng nổi bật của thời đại chi phối trực tiếp hay gián tiếp đến chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa; trong bối cảnh đó có khi phải đi sâu giới thiệu, phân tích những diễn biến lịch sử không phải của Việt Nam mà của Trung Quốc hay của các quốc gia khác trong vùng vì nó có liên quan trực tiếp đến nội dung chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam. Nói chung, đó là những nội dung thuộc các khoa học chuyên ngành có liên quan đến đề tài và nội dung nghiên cứu chính.
Để làm rõ những nội dung nghiên cứu chính yếu, luận án sẽ dành dung lượng phù hợp để giới thiệu và làm rõ những khái niệm khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài. Nội dung các khái niệm này sẽ được giới thiệu bằng cách tập hợp những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước kết hợp với những nội dung nghiên cứu độc lập của luận án. Những khái niệm khoa học đáng quan tâm như

“người Hoa”, “Minh Hương”, “Thanh Hà”... sẽ đơực giới thiệu ở các chương mục thích ứng.
Khái niệm “ người Hoa” đã được nhiều tác giả trong ngoài nước đề cập từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong công trình The Encyclopedia of the Chinese Overseas các tác giả đã đưa và khái niệm người Hoa ( Overseas Chinese hay Chinese Overseas) bao gồm những người có huyết thống Trung Hoa xuất phát từ Trung Hoa lục địa, từ Đài Loan, từ Hong Kong, ra nước ngoài vì lý do kinh tế, chính trị, bằng con đường du học, xuất khẩu lao động...hiện đang sống ổn định ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Trung Quốc; có sự phân biệt giữa những người này với những người Hoa
lai và với Hoa kiều. Riêng Li Tana, cũng trong công trình này có bài viết chuyên
đề về người Hoa ở Việt Nam đã chú ý đến hai tên gọi “Chú Khách” (Uncle Guest) và người “Tàu” (Tau people). Li Tana cho rằng tên gọi người Tàu là gắn với loại ghe thuyền lớn mà đa số người Trung Hoa đã dùng nó đến Việt Nam để buôn bán, nhưng cũng gắn với tên gọi cướp biển Tàu Ô đã tung hoành nhiều năm trên vùng biển Đông; nói chung, nó chỉ những lớp người có thể mang đến cho người Việt Nam bản xứ cả cơ hội (làm ăn buôn bán) và tai họa thảm khốc của sự cướp bóc và tàn sát. Như vậy tên gọi "Người Tàu" chỉ liên hệ đến phương tiện đi
lại của di dân hay là phương tiện hoạt động cướp bóc của bọn cướp biển, không chứa đựng đầy đủ đặc điểm, tính chất của người Hoa Nguyễn công nhận. Người được bầu chọn vào chức vụ bang trưởng phải bảo đảm các tiêu chuẩn: có gia tư vật lực (có tài sản, khá giả); biết chữ nghĩa, có học thức; có khả năng làm việc và có uy tín trong cộng đồng; đặc biệt là phải biết tiếng Việt. Nhiệm vụ của bang trưởng là quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của các thành viên trong bang của mình, nhưng trước hết là tổ chức thu thuế đầy đủ theo hạn lệ đối với các thành viên trong bang. Với ngần ấy nhiệm vụ nhưng vị bang trưởng không có lương và cũng không có quy định nào về bộ máy giúp việc cho ông ta. Như vậy, bang trưởng trước hết là gạch nối giữa chính quyền sở tại và người Hoa trong bang. Ông ta phải tự xoay xở để hoàn thành các công việc quan trọng mà nhà nước giao cho cộng đồng bằng chính uy tín của mình. Để làm được việc đó, bang trưởng phải tổ chức và điều hành cho được bộ máy tự quản cộng đồng do ông ta là người đứng đầu, cả về mặt pháp lý và mặt uy tín xã hội. Nói cách khác, qua vai trò hoạt động của bang trưởng, triều Nguyễn đã thực thi chế độ tự quản đối với các bang người Hoa. Tự quản trên tất cả mọi phương diện, cả trật tự trị an, hộ khẩu hộ tịch, làm nghĩa vụ thuế...nhưng bang và bang trưởng không có quyền xét xử tư pháp đối với các thành viên. Chính quyền sở tại nắm giữ và thực thi quyền xử án đối với mọi người Hoa cũ, mới, cả các vị bang trưởng, của tất cả các bang.
Trong thực tế quyền lực của vị bang trưởng đối với các thành viên trong cộng đồng là rất lớn. Quyền lực đó triển khai ngay từ khi một di dân chân ướt chân ráo lên bờ xin nhập cảnh và được thực thi uy lực trong suốt cả cuộc đời của một thành viên trong cộng đồng, trên tất cả mọi phương diện cuộc sống. Từ chuyện làm ăn, sinh hoạt đến mọi việc thuộc về quan, hôn, tang, tế...nhất nhất người di dân phải nương tựa vào cộng đồng và như vậy là phải nhờ cậy đến bang trưởng. Triều Nguyễn ý thức được điều đó nên đã rất chú ý trong việc nắm giữ các

bang trưởng. Trong nhiều chỉ dụ của triều đình xử lý các vụ việc của người Hoa, trách nhiệm của vị bang trưởng luôn được đặt ra với các mức khen thưởng và trừng phạt cụ thể.
Triều Nguyễn đạt được lợi ích gì trong chế độ hàng bang và điều lệ bang trưởng? Có thể là những lợi ích sau:
- Có được một cơ chế và tổ chức để tiếp cận và quản lý người Thanh nhập cư ngay từ đầu, khi họ chen chân lên lãnh thổ Việt Nam, cả về nhân thân, hành vi xã hội và hoạt động kinh tế...
- Có được một cơ chế và tổ chức làm phương tiện khá hiệu quả cho việc thu thuế cũng như từng bước khai thác các tiềm năng kinh tế trong các cộng đồng người Hoa là các bang.
- Tạo ra được một ranh giới khá rạch ròi trong vấn đề hộ tịch, giữa người Thanh và người Minh Hương, giữa tổ chức bang và tổ chức Minh Hương xã. Từ đó có thể tạo ra được một lực hút để người Minh Hương nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng các cư dân bản địa.
Những lợi ích trên đi kèm với những điều hại lâu dài : Một là, sự tự quản trong các bang có thể dẫn đến nguy cơ âm thầm tự trị hay đòi hỏi tự trị, nhất là khi các thế lực của các bang trưởng ngày càng lớn và vị trí kinh tế của người Hoa cao hơn. Hai là, với tổ chức bang, người Thanh mới, cũ sẽ hoàn toàn tách biệt với xã hội bản địa vì về nguyên tắc theo các lệ định của triều Nguyễn thì người Thanh trong các bang mãi mãi chỉ là dân kiều ngụ, nhưng con cháu của họ thì ngược lại, ngay từ khi sinh ra đã là người Minh Hương. Điều này tất yếu sẽ nảy sinh sự phản kháng về văn hoá trong những người được gọi là người Thanh, là lực đẩy để dần dần các bang sẽ trở thành những cộng đồng biệt lập và khép kín.

Tổ chức bang của người Hoa ở Việt Nam thời triều Nguyễn có cùng chức năng với thể chế Kapitan cina ở các đảo quốc Đông Nam Á. Người đứng đầu thể chế Kapitan cina cũng làm nhiệm vụ thu thuế, quản lý nhân thân các thành viên, hoà giải những bất đồng nội bộ...Nhưng các Kapitan cina không có chức năng bảo lãnh nhập cư cho di dân như thể chế bang của triều Nguyễn. Ngược lại tổ chức bang của triều Nguyễn không dấn sâu vào đời sống chính trị của xã hội bản địa hay biến tướng trở thành những hội kín hay các băng đảng giang hồ, xã hội đen như các Kapitan khi chính quyền thực dân Anh hay Hà Lan không sử dụng thể chế này nữa.
Tổ chức bang người Hoa có liên quan đến các thiết chế có tên gọi Minh Hương, Thanh Hà vốn gắn liền với lịch sử di cư và hội nhập của người Hoa vào Việt nam thời chính quyền Đàng Trong ii
Đến thời Nguyễn, dưới triều Gia Long, triều đình chính thức đổi tên tất cả những Đại Minh Khách Phố, Thanh Hà Phố, là cộng đồng của những người Hoa đã đến định cư từ trước thành Minh Hương xã để phân biệt với các bang người Thanh mới đến định cư. Kể từ đó, ở Việt Nam, liên quan đến cộng đồng người Hoa và gốc Hoa, chỉ có hai tên gọi hợp thức là các bang (gắn với tên địa phương và phương ngữ) và Minh Hương xã.
Năm 1827, từ Minh Hương có thêm nghĩa biến đổi. Để giữ gìn quan hệ hoà hiếu với nhà Thanh, tháng 7 năm này, triều đình có chỉ dụ thay chữ Hương (bộ hương) nghĩa "hương hoả" bằng chữ Hương (bộ ấp), nghĩa "quê hương, làng xóm". Từ Minh Hương xã bây giờ chuyển nghĩa từ làng của "những người gìn giữ hương hoả nhà Minh", tức là những người trung thành với triều Minh, sang nghĩa mới là làng của “những người Hoađến Việt Nam từ thời Minh". Tất cả những văn bản hành chính của triều Nguyễn đều viết từ Minh Hương theo nghĩa này.

Như vậy là đến thời Nguyễn, từ Minh Hương được hiểu theo hai ý nghĩa:
Thứ nhất, là nghĩa chỉ về người Minh Hương như đã nói ở trên và sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu ở phần sau.
Thứ hai, là Minh Hương xã, một đơn vị hành chánh cơ sở với nội hàm ý nghĩa là đơn vị hành chính chỉ bao gồm những người Hoa cũ, đã đến định cư từ rất lâu, cùng vớiø những con cháu của họ là những thế hệ lai. Những người Hoa mới di cư tới không được ghi vào sổ bộ Minh Hương mà chi ghi ở sổ bộ hàng bang.
Không chỉ dừng lại ở đó, đã có thêm một nghĩa thứ ba. Tư liệu sau đây có liên quan đến nghĩa thứ ba đó:
"Năm Thiệu Trị thứ 2 (1841), vua chuẩn y lời bàn: phàm các địa phương có người Thanh mới đến, phải theo lệ đã định, phải ghi vào sổ bang, chịu nộp thuế lệ; người bang ấy sinh ra con cháu, đều không được gọt tóc để đuôi sam, hễ tuổi đến 18, bang trưởng ấy phải báo quan, cho theo sổ Minh Hương, theo lệ Minh Hương mà nộp thuế không được theo ông cha ghi vào sổ người Thanh, trừ tỉnh nào nguyên có bang người Thanh, lại có dân xã Minh Hương, thời con cháu người bang ấy, tức do xã Minh Hương ghi vào sổ; còn tỉnh nào chỉ có bang người Thanh mà không có xã Minh Hương, thời con cháu người bang ấy t

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top