daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua cho thấy các nước lớn, nhất là các nước lớn trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương đã luôn có ảnh hưởng (hay tích cực, hay tiêu cực) đến
đời sống chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam, nên bất luận thế nào các nước lớn cũng luôn
chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước ta. “Mặc dù trước sau như một
chúng ta luôn phấn đấu cho sự bình đẳng giữa các quốc gia, song có một thực tế là các nước
và các trung tâm lớn vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới ngày nay, kể cả đối với
an ninh và sự phát triển của nước ta, do đó chúng ta không thể không dành mối quan tâm
thoả đáng tới quan hệ với họ”.1 Trước bối cảnh quốc tế và khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay đã rất mới và rất khác trước và trong sự
nghiệp xây dựng đất nước với mục tiêu cụ thể là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” mà Việt Nam đang tiến hành, chúng ta lại càng cần có quan hệ tốt với
các nước lớn, tất nhiên là phải theo thông lệ và luật pháp quốc tế.
Vậy chính sách của Việt Nam với một nước lớn cụ thể, một quốc gia đang đóng vai
trò hầu như chi phối đời sống quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, tức là với Mỹ, đã được
điều chỉnh như thế nào? Trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tới những năm gần đây đã đạt
được những thành tựu lớn nào và có những vấn đề gì còn tồn tại? Việt Nam cần làm gì để
thúc đẩy và cải thiện hơn nữa quan hệ hợp tác với Mỹ? Đó là những nội dung chính mà
chúng tui đi vào phân tích trong bài viết này.
I. Chính sách với Mỹ của Việt Nam và thực trạng quan hệ Việt - Mỹ những năm
đầu thế kỷ XXI
1. Chính sách với Mỹ của Việt Nam, hay vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại đổi
mới của Việt Nam
1

Vũ Khoan, 20 năm đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại, Báo Nhân dân, ngày 16/11/2005, tr.5

1


Sau khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy về quan hệ đối ngoại,
Việt Nam đã chủ trương chuyển chính sách với Mỹ từ đối đầu sang hợp tác và đấu tranh
trong cùng tồn tại hoà bình. Bước chuyển này trong chính sách với Mỹ trước hết xuất phát
từ tư duy mới, nhận thức mới của ĐCSVN về tình hình quốc tế, về cục diện quan hệ quốc tế
đã và đang thay đổi cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Có thể tóm lược một số khía cạnh
đáng chú ý như sau. Thứ nhất, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu tác động sâu sắc đến toàn bộ tình hình thế giới. Cuộc khủng hoảng của phong trào cộng
sản lại càng thêm nghiêm trọng; phong trào độc lập dân tộc, phong trào đấu tranh cho dân
sinh, dân chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản gặp khó khăn.
Trật tự thế giới hai cực chấm dứt, chuyển sang thời kỳ quá độ tiến tới một trật tự thế giới
mới, nhưng rất khó dự báo. Thứ hai, cách mạng khoa học – công nghệ tới lúc này đã đạt
được những thành tựu kỳ diệu, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống quốc tế, mở ra khả
năng cho các nước đi sau, kém phát triển hơn có thể tận dụng những thành tựu đó phục vụ
cho mục tiêu phát triển của quốc gia mình. Thứ ba, nhìn chung hầu hết các nước lớn nhỏ
trên thế giới đều đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tạo dựng môi trường bên
ngoài thuận lợi để tham gia hiệu quả vào quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập quốc tế. Thứ
tư, nhận thức rõ hơn và chính xác hơn thế mạnh và điểm yếu, tiềm lực, sức mạnh quốc gia
tổng hợp thực sự của đất nước ta trong so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với tư duy đối ngoại mới đó và xuất phát từ yêu cầu đổi mới toàn diện mà Nghị
quyết Đại hội VI đã nêu, tháng 8-1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VI đã đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, kiểm điểm với tinh thần thực sự cầu thị hoạt
động đối ngoại trong thời gian hơn 10 năm kể từ ngày nước nhà thống nhất, trên cơ sở đó
thông qua Nghị quyết 13, nhấn mạnh chủ trương "thêm bạn, bớt thù", “kiên quyết và chủ
động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu hiện nay sang đấu tranh và hợp tác trong
cùng tồn tại hoà bình”. Nghị quyết 13 cũng đã kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong chính sách

của Việt Nam với Mỹ, rằng “chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ”2.
Nghị quyết 13 xác định chủ trương của Đảng là đấu tranh thúc đẩy từng bước việc bình
thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Nghị quyết 13 chỉ rõ: “Chúng ta cần có chính
sách mới toàn diện đối với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Mỹ và thế giới,...tạo điều
kiện thuận lợi cho ta tập trung giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế”3.
2

PGS, TS. Nguyễn Xuân Sơn, TS. Nguyễn Văn Du (chủ biên), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với
Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.206
3
Dẫn theo PGS, TS. Nguyễn Xuân Sơn, TS. Nguyễn Văn Du (chủ biên), Sách đã dẫn, tr. 206

2


Trong tình hình quốc tế đầu thập niên 90 diễn biến bất lợi, tháng 6/1991 Đảng ta họp
Đại hội lần thứ VII, đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở "đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế" với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".4 Đại hội VII xác
định: “Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".5 Trên cơ sở đường hướng đổi mới chính
sách đối ngoại tổng thể đó, Đại hội VII xác định bình thường hoá quan hệ với Mỹ là một
chủ trương đối ngoại quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân hai nước, có
lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Đảng ta quan niệm việc cải thiện quan hệ
với Mỹ chẳng những tạo cơ hội cho nước ta tiếp cận một cường quốc có thị trường lớn, tiềm
lực kinh tế, khoa học – công nghệ mạnh, mà còn góp phần tạo dựng một môi trường quốc tế
hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho nước ta có thể tập trung các nỗ lực vào thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, chính sách của Việt Nam trong

quan hệ với Mỹ luôn nhấn mạnh nội dung hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật.
Hơn nữa, nếu quan hệ với Mỹ được cải thiện theo hướng tăng cường mặt hợp tác sẽ giúp
Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để cải thiện và thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các
nước khác; để nâng cao hơn vị thế của nước ta trên trường quốc tế; để thu hút sự quan tâm
hơn của cộng đồng quốc tế đến Việt Nam. Mặt khác, việc cải thiện và xử lý tốt các lĩnh vực
quan hệ với Mỹ cũng nằm trong việc triển khai thực hiện một phương châm đối ngoại mới phương châm cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, trước hết là các nước lớn khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể thấy lợi ích của Việt Nam liên quan đến tất cả các nước
lớn, và họ cũng đều có lợi ích nhiều mặt và khá lớn ở khu vực này và đều muốn gia tăng ảnh
hưởng ở khu vực này. Nhưng tất nhiên trước hết Việt Nam phải bình thường hoá quan hệ
với tất cả các nước lớn, mà quan hệ với Mỹ (và Trung Quốc) là quan trọng nhất, thì mới tạo
ra điều kiện tiên quyết để thực hiện phương châm cân bằng quan hệ với các nước lớn theo
hướng tranh thủ mặt hợp tác, hạn chế mặt kiềm chế trong chính sách của những nước này
với Việt Nam.

4
5

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.147
ĐCSVN, Sách vừa dẫn, tr. 146

3


Về phía Mỹ, việc bình thường hoá quan hệ và thúc đẩy hợp tác với Việt Nam vừa
xuất phát từ nhu cầu nội tại của nước Mỹ, nhất là nhu cầu thoát khỏi “hội chứng Việt Nam”
đang chia rẽ xã hội Mỹ, vừa do tác động của các nhân tố quốc tế sau Chiến tranh lạnh, vừa
nằm trong sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh nói chung, với khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói riêng của Mỹ. Có được mối quan hệ bình
thường với Việt Nam - quốc gia vừa có vị trí địa - chiến lược quan trọng, vừa nhiều tiềm
năng phát triển - là đáp ứng lợi ích nhiều mặt của Mỹ không những trong các mối quan hệ

song phương Mỹ - Việt mà cả trong các mối quan hệ đa phương và song phương khác của
Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương.
Chính do nhu cầu, lợi ích và cả những tính toán của cả hai bên trong việc bình
thường hoá quan hệ như vậy mà ngày 12 tháng 7 năm 1995 Việt Nam và Mỹ đã chính thức
tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với nhau, và sự kiện này trở thành “dấu
mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ hai nước và là một đóng góp đáng kể đối
với tiến trình hoà bình, hợp tác và phát triển ở trong khu vực và trên thế giới”6. Từ đây khởi
đầu một giai đoạn phát triển mới, một trang sử mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân
tộc từng đối đầu trực tiếp với nhau trong một cuộc chiến tranh mang đậm dấu ấn của thời kỳ
Chiến tranh lạnh.
2. Thực trạng quan hệ Việt – Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI
Kể từ khi quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hoá, quan hệ hợp tác giữa hai nước
ngày càng phát triển, đã có những bước tiến dài và khá nhanh, nhưng tiến triển nhanh nhất
là những năm đầu thế kỷ XXI.
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, những năm đầu sau khi hai bên trao đổi đại sứ
(5/1997), chưa có các cuộc thăm viếng chính trị cấp cao nhất giữa Việt Nam và Mỹ. Chính
vì vậy, chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2000 của Tổng thống Mỹ B. Clinton
là sự kiện chính trị - ngoại giao có ý nghĩa lớn và nhiều mặt, mở ra một giai đoạn phát triển
mới cho quan hệ Mỹ - Việt. Đáng chú ý là trong những năm gần đây, hai bên đã trao đổi khá
thường xuyên các chuyến thăm viếng chính thức cấp cao nhất. Về phía Việt Nam, đó là các
chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải (6/2005), của Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết (6/2007), của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (6/2008). Về phía
Mỹ, sau chuyến thăm của Tổng thống B.Clinton tháng 11/2000 là chuyến thăm chính thức
6
PGS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bình thường hoà và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong quá
trình đổi mới đất nước, T/c Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11(139),tháng 11/2007, tr. 32

4


Việt Nam của Tổng thống G. Bush tháng 11/2006 (nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC lần
thứ 14 tại Hà Nội). Cùng với các chuyến thăm và làm việc cấp nguyên thủ là các chuyến
thăm của các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng các Bộ khác nhau của Việt Nam và các Bộ
trưởng hay các phái viên của Mỹ, các quan chức quốc hội, chính quyền, đoàn thể, các tổ
chức phi chính phủ,... Những chuyến thăm và làm việc các cấp này nhìn chung đều đã góp
phần vào mục đích đưa quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cũng như các
lĩnh vực quan hệ song phương khác lên tầm cao hơn, giúp khép lại những trang sử chiến
tranh đầy bi thương đối với nhân dân cả hai nước. Trong bản “Tuyên bố chung giữa Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được ký gần đây nhất nhân
chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 6/2008, Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ G. Bush nhất trí đánh giá: “Quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tích cực và đang phát triển, tôn trọng
lẫn nhau và cùng cam kết hợp tác nhiều mặt mang tính xây dựng trên nhiều vấn đề để góp
phần làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ
tầm nhìn và mục tiêu hướng tới một khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ổn định, an ninh,
dân chủ, hoà bình”.7 Tiếp nối kết quả hợp tác đã đạt được từ sau khi bình thường hoá quan
hệ, trong chuyến thăm và làm việc mới nhất này của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, lãnh đạo
hai nước Việt - Mỹ nhất trí mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại, giáo dục – đào tạo, khoa
học – công nghệ; mở rộng, tăng cường, nâng cấp cơ chế đối thoại của các quan chức cấp cao
của hai bên về các vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác. Tóm lại, cũng
như những khẳng định đã được đưa ra trong các chuyến thăm cấp cao nhất gần đây, hai nhà
lãnh đạo hai nước nhất trí đưa “quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên
cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi” Việt - Mỹ phát triển lên một bước mới
trên nền tảng sâu rộng, ổn định vững chắc và hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước,
vì hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở Đông Nam Á và Châu Á.
Tuy nhiên, quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao cho đến nay vẫn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top