daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................................4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ...................................................................................................................5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................7
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................7
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN................................................................................................7
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN................................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHẬT BẢN THỜI KỲ TÔKUGAWA (1603 - 1868) – NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI........................................9
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI NHẬT BẢN THỜI KỲ TÔKUGAWA(1603-1868)............................................................................ .............9
1.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN THỜI KỲ TÔKUGAWA - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ...................................................................................11
1.2.1. Nhật Bản đối mặt với sự xâm nhập, bành trướng của
chủ nghĩa tư bản phương Tây........................................................ ...11
1.2.2. Vấn đề “mở cửa” ký kết các hiệp ước với phương Tây...............15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ (1868 –1912)...................................................................................................19
2.1. NHỮNG CẢI CÁCH TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NỘI......................................................19
2.2. BIẾN ĐỔI CỦA NHẬT BẢN DO DUY TÂN MANG LẠI.............................................24
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN THỜI KỲ MINH TRỊ (1868-1912)....................................................................................................................................28
3.1. ĐẤU TRANH XOÁ BỎ CÁC HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG.....................................28
3.2. CHÍNH SÁCH GÂY CHIẾN XÂM LƯỢC:.................................................................34
3.2.1.Lục địa châu Á -mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại
xâm lược của Nhật Bản .....................................................34
3.2..2.Chiến tranh Nhật – Trung (1894-1895)............................................39
3.2.3. Chiến tranh Nhật - Nga (1904 –1905)...............................................46
3..2.4 Hậu quả của chính sách gây chiến xâm lược..................................55
3.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN THỜI KỲ
MINH TRỊ (1868-1912):.....................................................................................................60
3.3.1. Kết quả của chính sách đối ngoại Nhật Bản thời kỳ Minh Trị
(1868- 1912).................................................................................................60
3.3.2. Những nhân tố chi phối chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời
kỳ Minh Trị (1868-1912)........................................................................62
KẾT LUẬN.........................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................71











MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1. Ở mỗi giai đoạn giao thời của lịch sử đều xuất hiện những cơ hội cũng như những thách thức lớn. Những cơ hội và những thách thức lớn đó đòi hỏi các quốc gia - dân tộc phải có sự “ứng xử” thông minh, trí tuệ, dũng cảm và táo bạo. Từ trong tình thế này, sẽ có những dân tộc mạnh lên, đồng thời sẽ có những dân tộc yếu đi, nếu như họ không nắm bắt được xu thế của thời đại, thậm chí nếu bỏ lỡ thời cơ trong chốc lát cũng sẽ rơi vào tụt hậu. Như vậy, đây chính là thời điểm mà bản lĩnh, bản sắc mỗi dân tộc được thử thách. Và rõ ràng “mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển từ bản sắc của mình trong xu thế chung của thời đại”. [3,32]
Nếu đem quan điểm trên đây để xem xét tình hình của châu Á nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì ta thấy các nước này đang đứng ở thời điểm bước ngoặt ấy. Lịch sử đặt ra cho các dân tộc Á châu rất nhiều nhiệm vụ, trong đó nổi lên ba nhiệm vụ cấp bách. Thứ nhất cần mở cửa để hội nhập quốc tế, phải bắt nhịp vào dòng chảy văn minh của thời đại. Thứ hai là canh tân đất nước, nhanh chóng thoát khỏi cùng kiệt nàn, lạc hậu. Thứ ba là chủ động ứng phó với những hiểm nguy từ bên ngoài, bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền của đất nước mình.
1.2. Những cơ hội, thách thức mà lịch sử đặt ra cho các quốc gia châu Á xét một cách tương đối là như nhau. Thế nhưng, phần lớn các nước Á châu đã không đủ sức đương đầu với những thách thức lịch sử, không chủ động nắm bắt được những cơ hội quý hiếm đó nên đã nhanh chóng trở thành miếng mồi béo bở cho các nước đế quốc hung hãn. Vì thế mà lịch sử các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia trong giai đoạn này là lịch sử của những khổ đau. Duy chỉ có Nhật Bản - một quốc gia nhỏ bé đã nổi lên thành điểm sáng giữa bức tranh châu Á mông lung, đen tối. Nhật Bản không những thoát khỏi guồng lưới dày đặc của bọn thực dân đã giăng sẵn mà còn vươn lên thành một cường quốc, hoà vào cuộc tranh đua thị trường thế giới.
1.3. cần lý giải “Hiện tượng Nhật Bản” trên như thế nào?. Tại sao Nhật Bản làm nên điều kỳ diệu ấy?. Đây chính là một câu hỏi lớn thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà sử học trong và ngoài nước. Bản thân chúng tui trong quá trình học tập ở nhà trường, đã có điều kiện tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản. Chính con đường đi độc đáo, có tính cách của quốc gia này đã hấp dẫn chúng tui rất nhiều.
Trong bối cảnh ấy, xuất phát từ sự tò mò, lòng mến yêu đất nước Nhật Bản, thán phục trước bản lĩnh của người Nhật, chúng tui đã mạnh dạn tìm hiểu và giải quyết các vấn đề trên thông qua việc tiếp cận chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mà cụ thể là thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật trong thời kỳ này không chỉ nhằm tìm hiểu nét riêng, không chỉ cố gắng khái quát chính sách đối ngoại của nước này, mà còn nhằm rút ra một số bài học lịch sử có tính chất tham khảo. Những bài học trong chính sách đối ngoại của Nhật thời kỳ Minh Trị (1868-1912) dù là những bài học của quá khứ đã qua, nhưng nếu được phát hiện và chứng nghiệm là xác đáng thì nó vẫn có ý nghĩa thời sự cấp bách. Đó chính là lý do chúng tui chọn vấn đề: “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị (1868-1912) ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Lịch sử Nhật Bản thời kỳ Minh Trị nói chung và chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong khoảng thời gian này nói riêng là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà sử học trong và ngoài nước. Song do khả năng có hạn nên nguồn tài liệu mà chúng tui tiếp cận được phần lớn là các tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên các sách nói về đề tài này còn rất ít nên nguồn tham khảo của chúng tui còn chưa thật phong phú.
Trong các sách của tác giả nước ngoài được viết bằng tiếng Anh hay đã được dịch ra tiếng Việt thì chủ yếu là các tác giả người Nhật và một số học giả phương Tây. Chẳng hạn như tác phẩm của Michio Morishima “Tại sao Nhật Bản “thành công”, công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản” (Nhà xuất bản khoa học xã hội - 1991); F. Herberl Norman: “Sự trỗi dậy của Nhật Bản thành một nhà nước hiện đại: các vấn đề chính trị và kinh tế của thời kỳ Minh Trị” (Viện quan hệ Thái Bình Dương); Noxacaxado : “Chế độ Thiên hoàng là chủ nghĩa phát xít”. Tư liệu; Roy Hidemichi Akagi: “Japans Foreign Relations 1549-1936 - A short History” - Jhe Hokeiseido Tokyo Press 1936; Bob Tadashi KaWa bayashi: “Auti Foreignism and Western Learning in early – Modern Japan”, Hasvard University Press. 1991; W.G.Beasly, “The Meji Restoration”, Stanford University.1991... Tuy nhiên, những tác phẩm này không hoàn toàn đi sâu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị và mặt khác, do đứng trên lập trường tư sản nên nhiều sự kiện còn chưa được đánh giá hoàn toàn khách quan.
Giới sử học Việt Nam cũng đã có những chuyên gia hàng đầu có uy tín về lịch sử Nhật Bản nói chung. Riêng chính sách đối ngoại của Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị (tức thời Tôkugawa) cũng có khá nhiều nhà sử học quan tâm. Tiêu biểu là các bài viết của Nguyễn Văn Kim đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử như “Nhật Bản mở cửa - phân tích nội dung các bản hiệp ước bất bình đẳng do Mạc Phủ Edo ký với phương Tây”. (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3 và số 4. 2001; “Vài nét về tầng lớp thương nhân và hoạt động thương mại ở Nhật Bản thời kỳ Tôkugawa” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2.1997)...; đặc biệt là cuốn: “Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tôkugawa. Nguyên nhân và hệ quả”. NXB Thế Giới. HN 2000. Thế nhưng, chưa có tác phẩm nào chuyên viết về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị (1868 -1912), mà hầu hết chỉ mới đề cập một phần nhỏ nội dung vấn đề chúng tui quan tâm. Chẳng hạn như: Vĩnh Sính - “Nhật Bản cận đại”. Nhà xuất bản TPHCM. 1991; Lê Văn Quang: “Lịch sử Nhật Bản”. Tủ sách ĐHTH TPHCM. 1996; Lê Văn Quang: “Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trong lịch sử (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả của nó”. Trường ĐHTH.1993; Phan Ngọc Liên (chủ biên): “Lịch sử Nhật Bản”. NXB VHTT. Hà Nội 1995; Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ... “Lịch sử Nhật Bản” NXB VHTT. HN.1997; Khoa Sử trường ĐHTH Hà Nội: “Lịch sử cận đại Nhật Bản”. NXB Trường ĐHTH Hà Nội; Nguyễn Khắc Ngữ: “Nhật Bản Duy Tân dưới thời Minh Trị Thiên hoàng”. NXB Trình Bày - SG.1969; Lê Văn Sang, Lưu Ngọc Trịnh. “Nhật Bản - đường đi tới một siêu cường kinh tế”. NXB KHXH. HN 1991; Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng: “Đại cương lịch sử thế giới” T2. NXB Giáo dục. H. 1996...
Bên cạnh đó, trên các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Nhật Bản đã xuất hiện một số bài viết của một vài tác giả có nội dung liên quan đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản như: Nguyễn Văn Tận: “Nhìn lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả của nó”. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 4.2000; Etoshinkichi: “Tính hai mặt của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị và mối quan hệ Nhật - Việt”. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 4.1998...
Với những công trình nghiên cứu trên thì đó là một thuận lợi lớn đối với chúng tôi, song cũng rất khó khăn trong việc lựa chọn, tập hợp, xử lý tư liệu theo nội dung khoa học mà đề tài đòi hỏi. Bởi vì, trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị, chưa có một công trình nào tập trung chuyên sâu và có hệ thống về chính sách đối ngoại ở giai đoạn này. Vì thế, luận văn của chúng tui một mặt kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu trước để hệ thống hoá lại những nét chính trong chính sách chính trị đối ngoại của Nhật Bản, đồng thời cố gắng tìm hiểu sâu thêm một số khía cạnh trong phạm vi năng lực cho phép.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục, hệ thống; để hiểu được giá trị của lĩnh vực ngoại giao trong thời kỳ này, không thể không khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời Tôkugawa. Song do hạn chế về mặt tài liệu và quy mô của luận văn, chúng tui không đề cập đến tất cả các khía cạnh của lĩnh vực này, mà chỉ đề cập đến vấn đề cơ bản và chủ yếu nhất là những cơ hội và thách thức đối với nền ngoại giao Nhật Bản xuất phát từ sự xâm nhập và bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
3.2. Đối ngoại với tư cách là một trong hai chức năng cơ bản của bất kỳ một nhà nước nào. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, rất rộng và rất phức tạp. Trong luận văn, chúng tui chỉ tập trung tìm hiểu lĩnh vực chính trị đối ngoại thể hiện ở hai khuynh hướng cơ bản: một mặt, Nhật kiên trì đấu tranh xoá bỏ các điều ước bất bình đẳng mà trước đây Mạc Phủ đã ký với các nước phương Tây, mặt khác là không ngừng bành trướng ra bên ngoài, trước hết là khu vực Đông Á, chứ chưa có đủ điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực khác của chính sách đối ngoại Nhật Bản thời kỳ Minh Trị (1868-1912).
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, về mặt phương pháp luận, chúng tui dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tui cố gắng tiếp cận những quan điểm mới nhất, những tư duy mới của Đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực đối ngoại nói chung. Những quan điểm ấy chính là kim chỉ nam để chúng tui xử lý các nguồn tài liệu và tiếp cận với quan điểm của các học giả nước ngoài.
Còn về mặt phương pháp cụ thể, do đặc trưng của khoa học lịch sử nên phương pháp lịch sử được đặc biệt coi trọng, phải dựa trên cơ sở những tài liệu lịch sử, những sự kiện lịch sử có thật để phân tích, xử lý, hệ thống hoá và khái quát hoá vấn đề. Nói một cách khác là sử dụng kết hợp hai phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra chúng tui còn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh và các phương pháp liên ngành để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Chính sách của các vương triều việt nam đối với người hoa Văn hóa, Xã hội 0
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát của Suntory Pepsico Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách đối ngoại việt nam – trung quốc trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
Y Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Luận văn Kinh tế 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư Luận văn Kinh tế 0
P chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Xã hội hoá giáo dục Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top