daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
Biển Đông là một vùng biển nửa kín có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của các quốc gia ven bờ. Vùng biển này án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Biển Đông được đánh giá là có môi trường biển đa dạng và nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu khí và thủy sản. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ví như hai pháo đài nổi trên biển Đông, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của các quốc gia và vùng lãnh thổ ven bờ như Trung Quốc, Đài Loan và bốn thành viên của ASEAN là Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei. Có lẽ vì lý do đó, vùng biển đảo này trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ hơn nửa thập kỉ nay.
Kể khi Hiệp ước về Quy tắc ứng xử chung trên biển Đông (2002) được kí kết đến trước 2007, chưa có xung đột vũ trang nào xảy ra giữa lực lượng hải quân của các nước liên quan. Rõ ràng, Tuyên bố này bước đầu góp phần biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình và ổn định hơn. Tuy nhiên, căng thẳng va chạm trên biển, đặc biệt liên quan đến vấn đề nghề cá và khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vẫn tồn tại và gần đây có phần căng thẳng hơn.
Năm 2007, căng thẳng bùng phát khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hành động từ phía Trung Quốc gây ra phản ứng dữ dội từ Việt Nam, đặc biệt xảy ra nhiều cuộc biểu tình quy mô phản đối quyết định của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục bắt giữ hay tấn công các tàu đánh cá và ngư dân, hay gây sức ép buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải từ bỏ dự án đối với các đối tác Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định trong cách tiếp cận của họ đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông theo hướng công khai hóa và quốc tế hóa. Một số cuộc tọa đàm, hội thảo quốc gia và quốc tế về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức. Các phương tiện truyền thông Việt Nam cũng công khai bình luận các khía cạnh an ninh – quân sự, kinh tế, luật pháp của vấn đề tranh chấp biển, đồng thời đưa tin về các hành động bắt bớ, ngăn cản tàu thuyền Việt Nam của các lực lượng Trung Quốc. Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về Ranh giới ngoài của thềm lục địa khu vực phía Nam Biển Đông, và một ngày sau, Việt Nam nộp báo cáo riêng lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc.
Trong một nỗ lực củng cố quốc phòng, Việt Nam đặt mua một số tàu ngầm và vũ khí tối tân của Nga với số tiền bằng phân nửa ngân sách quốc phòng của Việt Nam.
Tranh chấp ở Biển Đông từ lâu đã trở thành một đề tài tranh cãi sôi nổi trong giới học giả nghiên cứu về an ninh trong nước và quốc tế. Đây cũng là vấn đề đau đầu cho các chính phủ của các quốc gia liên quan đến tranh chấp. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ những diễn biến mới ở Biển Đông và những điều chỉnh trong cách tiếp cận của Việt Nam đối với các tranh chấp ở khu vực này. Thêm vào đó, ở góc độ hoạch định chính sách, cần có thêm những phân tích kĩ lưỡng về tính hiệu quả và dự báo ảnh hưởng ngắn và dài hạn của những điều chỉnh chính sách trên. Đó là những cơ sở khoa học và thực tiễn để nhóm chúng tui chọn lựa đề tài.
Với ý nghĩa đó, bài tiểu luận mong muốn làm rõ các câu hỏi:
- Trước những động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc, ngoại giao Việt Nam đã điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình như thế nào để giải quyết tranh chấp biển đông với Trung Hoa?
- Những chính sách đối ngoại đó đã đạt được những thành tựu gì và ngoại giao Việt Nam nên làm gì tiếp theo trong vấn đề biển đông với Trung Quốc?
Để trả lời những câu hỏi trên, bài tiểu luận của nhóm gồm có 4 phần:
I. Bối cảnh lịch sử
Ở phần này, chúng tui sẽ nêu khái quát về bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước giai đoạn 2007 – 2010.
II. Chính sách đối ngoại của VIệt Nam với Trung Quốc trong vấn đề biển đông giai đoạn 2007 – 2010.
Trong phần này, nhóm sẽ trình bày các chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp biển đông với Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2010 (gồm 3 chính sách nối bật: ngoại giao bình tĩnh, ngoại giao phòng thủ, ngoại giao du kích – kêu gọi sự đồng thuận đa phương).
III. Thành quả đạt được
Với những chính sách đối ngoại được triển khai ở phần II, Việt Nam đã đạt được những gì trong mối quan hệ giữa hai nước, trong tiến độ giải quyết vấn đề biển đông.
IV. Hướng đi trong tương lai của ngoại giao Việt Nam trong giải quyết vấn đề biển đông với Trung Quốc
Trong phần này, nhóm sẽ đưa ra những kiến nghị, những hướng đi trong tương lai cho Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp biển đông với Trung Quốc.

Để thực hiện bài tiểu luận này, nhóm đã tìm kiếm, sưu tầm tài liệu trong các giáo trình, báo điện tử với các cuộc phỏng vấn người trong cuộc, các học giả tham gia nghiên cứu vấn đề tranh chấp biển đông Việt – Trung và sự giúp đỡ của các thầy cô nghiên cứu và giảng dạy của học viện Ngoại giao.
Chân thành Thank sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Chính trị học viện Ngoại giao đã giúp đỡ nhóm thực hiện bài tiểu luận này.
Rất mong sự ủng hộ và đóng góp ý kiến từ phía độc giả.

NHÓM THỰC HIỆN

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
I. Bối cảnh lịch sử 5
1. Cái nhìn về “đường lưỡi bò” của các học giả quốc tế 5
2. Quan điểm của Việt Nam về tranh chấp biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc 5
3. Việt Nam đưa ra bằng chứng pháp lý về chủ quyền trên biển 6
4. Quan điểm của Trung Quốc và hành động của họ 7
5. Sự tham gia của Mỹ vào biển Đông 7

II. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biển Đông giai đoạn 2007 – 2010 8
1. Ngoại giao bình tĩnh 8
a. Thái độ của Trung Quốc 8
b. Phản ứng của Việt Nam 9
2. Ngoại giao phòng thủ 10
3. Ngoại giao du kích – kêu gọi sự đồng thuận đa phương 11
a. Song phương không thể giải quyết ổn thỏa vấn đề biển Đông 11
b. Hợp tác đa phương ngày càng quan trọng trong giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế 12
c. Ngoại giao du kích – kêu gọi sự đồng thuận đa phương 13
d. Ngoại giao du kích – tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh 14

III. Thành quả đạt được 16
1. Giai đoạn 2007 – 2009 16
2. Năm 2010, năm Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN cho đến nay 16

IV. Hướng đi trong tương lai của Việt Nam cho tranh chấp biển đông với Trung Quốc 18
1. Giải pháp 1: Giải quyết thông qua tòa án quốc tế 19
2. Giải pháp 2: Hợp tác cùng khai thác chung 20
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Chính sách của các vương triều việt nam đối với người hoa Văn hóa, Xã hội 0
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát của Suntory Pepsico Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách đối ngoại việt nam – trung quốc trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
Y Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Luận văn Kinh tế 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư Luận văn Kinh tế 0
P chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Xã hội hoá giáo dục Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top