Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Làm rõ những khái niệm cơ bản, quá trình phát triển và vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia. Làm rõ quá trình phát triển ngoại giao công chúng và những nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc. Phân tích các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến sinh viên Việt Nam. Tổng hợp, rút ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ
gần đây trong công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Truyền tin
qua vệ tinh và mạng Internet dường như đã thu hẹp khoảng cách không gian ngăn
cách các dân tộc trên hành tinh, tạo điều kiện liên kết ngày càng nhiều người trong
một cộng đồng điện tử ảo. “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các loại tiền tệ
của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng chuyên chở các
ý tưởng và hình ảnh tự do xuyên biên giới chính trị và tư tưởng” nguyên thứ trưởng
Ngoại giao Hoa Kỳ Strobe Talbott nhấn mạnh.
Một yếu tố khác quan trọng là quan hệ quốc tế có bước phát triển mới và
không ngừng chuyển biến nhanh chóng. Vấn đề “Quyền lực mềm” mà giáo sư quan
hệ quốc tế Joseph Nye nêu lên đang được nhiều người quan tâm. Việc tăng cường
quyền lực mềm chính là mục đích của ngoại giao công chúng, bởi vì quyền lực
mềm có khả năng định hướng sự ưu tiên của người khác nhờ sự hấp dẫn của tư
tưởng và văn hoá của mình. Quyền lực mềm trong thời đại thông tin và kinh tế tri
thức hiện nay là càng có điều kiện thực hiện.
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, các yếu tố văn hoá đóng một vai trò rất to
lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm”. Bởi vì sự xâm nhập về văn hoá là bước
đầu tiên để xây dựng hình tượng và truyền tải thông điệp của quốc gia này vào quốc
gia khác.
Rào ngăn quốc gia được dỡ bỏ, các quốc gia hướng tới một nền ngoại giao
mở - hướng tới ngoại giao hợp tác và hòa bình, đa phương hóa, toàn cầu hóa. Điều
này đã đưa đến nâng cao tầm quan trọng của dư luận quốc tế và phát triển một nền
văn hoá toàn cầu. Công chúng ngày càng mong muốn được ảnh hưởng, được tham
gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.
Hàn Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc tăng cường quan hệ quốc tế.
Nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những thập niên qua, “Con hổ Châu Á” -
Hàn Quốc - đang nắm giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông Á nói riêng và
Châu Á nói chung. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, uy tín,
tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, những năm gần đây, Hàn Quốc đã đẩy
mạnh tiến hành các chính sách quảng bá hình ảnh văn hoá quốc gia qua các hình
thức như phim ảnh, âm nhạc… Hình ảnh Hàn Quốc từ mờ nhạt trên thế giới đã trở
nên rõ nét, thậm chí có lúc có nơi trở nên rực rỡ với những thành công đến mức tạo
thành một làn sóng Hàn Quốc (Korea Wave, Hallyu) tại các nước mà văn hoá Hàn
Quốc xuất hiện.
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc đã được 18 năm
kể từ năm 1992 đến nay, tuy nhiên, chỉ đến khi các bộ phim truyện nhựa và phim
truyền hình Hàn Quốc có mặt ở nước ta vào khoảng năm 1998 thì mối quan hệ này
thực sự phát triển nhanh chóng. Trong tất cả các sản phẩm văn hoá của Hàn Quốc
xâm nhập vào Việt Nam có thể nói phim truyền hình là hình thức gây ảnh hưởng rõ
ràng nhất. Khi làn sóng Hàn Quốc bùng nổ tại nhiều quốc gia Châu Á, Việt Nam
cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của làn sóng ấy. Chúng ta bị ảnh hưởng về
mọi mặt theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Khắp nơi tràn ngập hình ảnh
những diễn viên được yêu thích, mỹ phẩm, điện thoại, ẩm thực, thời trang Hàn
Quốc,… thậm chí ngay cả nội dung một số phim, nhạc bài hát của Việt Nam cũng
có xu hướng na ná của Hàn Quốc.
Tại sao làn sóng Hàn Quốc lại thành công đến vậy? Nó ảnh hưởng như thế
nào đến giới trẻ, đặc biệt sinh viên Việt Nam hiện nay? Và chúng ta nghĩ gì về cách
thức quảng bá văn hoá, cách tiếp cận công chúng ở nước ngoài của Hàn Quốc– một
cách thể hiện của ngoại giao công chúng hiện đại?
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại công chúng nói riêng là vấn đề
được đề cập trong khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Có thể chia những
công trình đó thành 3 loại:
Thứ nhất, những bài viết đề cập đến một số nội dung của hoạt động đối
ngoại công chúng:
- Các cuốn sách nước ngoài: Makers – Advertising, Public Relations, and the
Ethos of Advocacy, Nxb The University of Chicago Press, Chicago and London,
1992. Public Diplomacy and International Politics, Nxb Praeger, London, 1994.
Communicating with the world, Nxb St. Martin‟s Press, NewYork, 1990, Public
Diplomay‟s :An old art, a new profession, Nxb Virginia Quarterly Review,
Summer 2001. v.v…
- Các bài viết ở nước ngoài: Get Smart- Combining Hard and Soft Power, của
tác giả Joseph S. Nye, đăng trên Foreign Affairs (
July/August 2009. Các bài báo chuyên viết về ngoại giao công chúng trên trang
điện tử
ngoại giao công chúng là gì cũng như lịch sử xuất phát của khái niệm đó.
Có thể thấy rằng hầu hết các trang điện tử chuyên về ngoại giao công chúng
trên được quản lý bởi các cơ quan, viện nghiên cứu ngoại giao của Hoa Kỳ. Thông
qua các định nghĩa, ta thấy được đường lối ngoại giao, các hoạt động triển khai của
Hoa Kỳ, nên không tránh khỏi thiếu tính đa dạng và sáng tạo cho việc đưa ra một
định nghĩa mới, và vận dụng ngoại giao công chúng ở quốc gia của mình.
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Các
bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung về vấn đề đối ngoại nhân dân (hay
ngoại giao nhân dân).
- Các cuốn sách: Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại
của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009. Tổ chức và
hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Sổ tay
kiến thức đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Ngoại giao Việt Nam
1945 -2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Hoạt động đối ngoại nhân dân
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, v.v…
Các cuốn sách nêu trên chủ yếu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đảng
và hoạt động ngoại giao nhà nước, còn hoạt động đối ngoại nhân dân hầu hết mới
chỉ dừng lại ở một số khía cạnh của hoạt động đối ngoại nhân dân như quan hệ hữu
nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, hoạt động viện trợ
phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Làm rõ những khái niệm cơ bản, quá trình phát triển và vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ đối ngoại của quốc gia. Làm rõ quá trình phát triển ngoại giao công chúng và những nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao công chúng của Hàn Quốc. Phân tích các hoạt động ngoại giao công chúng của Hàn Quốc ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến sinh viên Việt Nam. Tổng hợp, rút ra những kinh nghiệm cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là những tiến bộ
gần đây trong công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Truyền tin
qua vệ tinh và mạng Internet dường như đã thu hẹp khoảng cách không gian ngăn
cách các dân tộc trên hành tinh, tạo điều kiện liên kết ngày càng nhiều người trong
một cộng đồng điện tử ảo. “Chính siêu lộ thông tin đã dịch chuyển các loại tiền tệ
của nền kinh tế toàn cầu quanh hành tinh với tốc độ ánh sáng cũng chuyên chở các
ý tưởng và hình ảnh tự do xuyên biên giới chính trị và tư tưởng” nguyên thứ trưởng
Ngoại giao Hoa Kỳ Strobe Talbott nhấn mạnh.
Một yếu tố khác quan trọng là quan hệ quốc tế có bước phát triển mới và
không ngừng chuyển biến nhanh chóng. Vấn đề “Quyền lực mềm” mà giáo sư quan
hệ quốc tế Joseph Nye nêu lên đang được nhiều người quan tâm. Việc tăng cường
quyền lực mềm chính là mục đích của ngoại giao công chúng, bởi vì quyền lực
mềm có khả năng định hướng sự ưu tiên của người khác nhờ sự hấp dẫn của tư
tưởng và văn hoá của mình. Quyền lực mềm trong thời đại thông tin và kinh tế tri
thức hiện nay là càng có điều kiện thực hiện.
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, các yếu tố văn hoá đóng một vai trò rất to
lớn trong việc thiết lập “quyền lực mềm”. Bởi vì sự xâm nhập về văn hoá là bước
đầu tiên để xây dựng hình tượng và truyền tải thông điệp của quốc gia này vào quốc
gia khác.
Rào ngăn quốc gia được dỡ bỏ, các quốc gia hướng tới một nền ngoại giao
mở - hướng tới ngoại giao hợp tác và hòa bình, đa phương hóa, toàn cầu hóa. Điều
này đã đưa đến nâng cao tầm quan trọng của dư luận quốc tế và phát triển một nền
văn hoá toàn cầu. Công chúng ngày càng mong muốn được ảnh hưởng, được tham
gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.
Hàn Quốc đang ngày càng chú trọng đến việc tăng cường quan hệ quốc tế.
Nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những thập niên qua, “Con hổ Châu Á” -
Hàn Quốc - đang nắm giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông Á nói riêng và
Châu Á nói chung. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, uy tín,
tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, những năm gần đây, Hàn Quốc đã đẩy
mạnh tiến hành các chính sách quảng bá hình ảnh văn hoá quốc gia qua các hình
thức như phim ảnh, âm nhạc… Hình ảnh Hàn Quốc từ mờ nhạt trên thế giới đã trở
nên rõ nét, thậm chí có lúc có nơi trở nên rực rỡ với những thành công đến mức tạo
thành một làn sóng Hàn Quốc (Korea Wave, Hallyu) tại các nước mà văn hoá Hàn
Quốc xuất hiện.
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc đã được 18 năm
kể từ năm 1992 đến nay, tuy nhiên, chỉ đến khi các bộ phim truyện nhựa và phim
truyền hình Hàn Quốc có mặt ở nước ta vào khoảng năm 1998 thì mối quan hệ này
thực sự phát triển nhanh chóng. Trong tất cả các sản phẩm văn hoá của Hàn Quốc
xâm nhập vào Việt Nam có thể nói phim truyền hình là hình thức gây ảnh hưởng rõ
ràng nhất. Khi làn sóng Hàn Quốc bùng nổ tại nhiều quốc gia Châu Á, Việt Nam
cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của làn sóng ấy. Chúng ta bị ảnh hưởng về
mọi mặt theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Khắp nơi tràn ngập hình ảnh
những diễn viên được yêu thích, mỹ phẩm, điện thoại, ẩm thực, thời trang Hàn
Quốc,… thậm chí ngay cả nội dung một số phim, nhạc bài hát của Việt Nam cũng
có xu hướng na ná của Hàn Quốc.
Tại sao làn sóng Hàn Quốc lại thành công đến vậy? Nó ảnh hưởng như thế
nào đến giới trẻ, đặc biệt sinh viên Việt Nam hiện nay? Và chúng ta nghĩ gì về cách
thức quảng bá văn hoá, cách tiếp cận công chúng ở nước ngoài của Hàn Quốc– một
cách thể hiện của ngoại giao công chúng hiện đại?
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động đối ngoại nói chung, đối ngoại công chúng nói riêng là vấn đề
được đề cập trong khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Có thể chia những
công trình đó thành 3 loại:
Thứ nhất, những bài viết đề cập đến một số nội dung của hoạt động đối
ngoại công chúng:
- Các cuốn sách nước ngoài: Makers – Advertising, Public Relations, and the
Ethos of Advocacy, Nxb The University of Chicago Press, Chicago and London,
1992. Public Diplomacy and International Politics, Nxb Praeger, London, 1994.
Communicating with the world, Nxb St. Martin‟s Press, NewYork, 1990, Public
Diplomay‟s :An old art, a new profession, Nxb Virginia Quarterly Review,
Summer 2001. v.v…
- Các bài viết ở nước ngoài: Get Smart- Combining Hard and Soft Power, của
tác giả Joseph S. Nye, đăng trên Foreign Affairs (
You must be registered for see links
), sốJuly/August 2009. Các bài báo chuyên viết về ngoại giao công chúng trên trang
điện tử
You must be registered for see links
, cung cấp 1 số thông tin cần thiết về khái niệmngoại giao công chúng là gì cũng như lịch sử xuất phát của khái niệm đó.
Có thể thấy rằng hầu hết các trang điện tử chuyên về ngoại giao công chúng
trên được quản lý bởi các cơ quan, viện nghiên cứu ngoại giao của Hoa Kỳ. Thông
qua các định nghĩa, ta thấy được đường lối ngoại giao, các hoạt động triển khai của
Hoa Kỳ, nên không tránh khỏi thiếu tính đa dạng và sáng tạo cho việc đưa ra một
định nghĩa mới, và vận dụng ngoại giao công chúng ở quốc gia của mình.
Ở Việt Nam, ngoại giao công chúng là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Các
bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung về vấn đề đối ngoại nhân dân (hay
ngoại giao nhân dân).
- Các cuốn sách: Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại
của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009. Tổ chức và
hoạt động phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Sổ tay
kiến thức đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Ngoại giao Việt Nam
1945 -2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Hoạt động đối ngoại nhân dân
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, v.v…
Các cuốn sách nêu trên chủ yếu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đảng
và hoạt động ngoại giao nhà nước, còn hoạt động đối ngoại nhân dân hầu hết mới
chỉ dừng lại ở một số khía cạnh của hoạt động đối ngoại nhân dân như quan hệ hữu
nghị, hợp tác của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, hoạt động viện trợ
phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links