daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc trung bộ, với điều kiện tự nhiên khó
khăn, nguồn lực cho phát triển kinh tế hạn chế, chỉ có nguồn lực con người là chủ
yếu. Do đó, trong những năm qua Tỉnh đã quán triệt, vận dụng các quan điểm đường
lối của Đảng cùng với thực lực của mình nhằm đưa Hà Tĩnh thoát khỏi một tỉnh
cùng kiệt thông qua các chính sách việc làm cho lao động (LĐ) của Tỉnh như chính sách
phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm, chính sách phát triển dịch vụ việc làm, chính
sách đào tạo nghề gắn với việc làm, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, chính
sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.v.v.
Tuy nhiên, thiếu việc làm, việc làm không ổn định, thất nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn là vấn đề dai dẳng mà chính quyền Tỉnh chưa thể giải
quyết được thông qua những chính sách việc làm phù hợp. Vấn đề này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể thấy rằng bản thân chính sách Trung
ương không thể bao phủ và giải quyết việc làm cho LĐ ở trên phạm vi toàn
quốc. Mặt khác, sự phi tập trung hóa của trung ương cho địa phương đang là xu
hướng nổi bật hiện nay trong đó có trách nhiệm về ban hành chính sách giải
quyết việc làm.
Có thể thấy, giải quyết việc làm cho người LĐ là vấn đề vô cùng cấp bách và
quan trọng đối với Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa
phương có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh cho thấy những khác
biệt lớn trong chính sách về việc làm của chính quyền địa phương là yếu tố cốt lõi
giúp người dân có việc làm ổn định, bền vững và góp phần xóa đói giảm nghèo. Xuất
phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách việc làm cho người lao
động ở Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng chính sách
việc làm ở Hà Tĩnh trong giai đoạn 2011 - 2015, từ đó đề xuất một số quan điểm,
phương hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm giải quyết việc làm
cho người LĐ ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan cơ sở lý luận về chính sách việc làm của địa phương.
- Xác định được khung nghiên cứu thích hợp về chính sách việc làm cho
người LĐ để áp dụng cho tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm.2
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về chính sách việc làm cho
người LĐ.
- Phân tích và đánh giá hệ thống chính sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh trong
giai đoạn 2011 - 2015 qua việc vận dụng khung nghiên cứu chính sách việc làm.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của
Tỉnh Hà Tĩnh nhằm giải quyết việc làm cho người LĐ trên địa bàn Tỉnh.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp và xây dựng khung lý thuyết, những câu hỏi nghiên cứu
sau đây sẽ được giải quyết:
Câu hỏi 1:
Hệ thống chính sách việc làm của địa phương bao gồm các bộ phận cấu thành
nào? Các chính sách bộ phận của chính sách việc làm địa phương bao gồm những
chính sách nào?
Câu hỏi 2:
Mục tiêu và các tiêu chí đánh giá chính sách việc làm của địa phương bao gồm
những tiêu chí nào?
Câu hỏi 3:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm của địa phương bao gồm
những nhóm yếu tố nào?
Trên cơ sở thực tiễn, các câu hỏi quản lý bao gồm:
Câu hỏi 4:
Tình trạng việc làm (số lượng việc làm, việc làm theo ngành kinh tế, việc làm
tạo ra hàng năm, thất nghiệp, việc làm thường xuyên, cơ cấu việc làm) của người LĐ
đã có những sự cải thiện trong giai đoạn 2011 - 2015?
Câu hỏi 5:
Các chính sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh (chính sách phát triển kinh tế tạo việc
làm, chính sách DVVL, chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm, chính sách tín dụng
tạo việc làm và chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài) trong thời gian qua
đã góp phần thực hiện các mục tiêu về việc làm cho người LĐ tại tỉnh Hà Tĩnh?
Câu hỏi 6:
Nội dung của các chính sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh (quan điểm, mục tiêu,
các chính sách bộ phận, các giải pháp chính sách) trong thời gian qua là tối ưu và sẽ
tiếp tục tác động tích cực lên tình hình việc làm tại tỉnh Hà Tĩnh?
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách việc làm của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chính sách việc làm của chính quyền
Tỉnh Hà Tĩnh cho LĐ trên địa bàn Tỉnh; nghiên cứu những kinh nghiệm một số địa
phương để rút ra bài học cho Hà Tĩnh.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách việc
làm của Hà Tĩnh trong giai đoạn từ 2010 - 2015. Một số nội dung điều tra được
tiến hành vào 3-5/2015. Các đề xuất giải pháp chính sách việc làm cho giai đoạn
đến 2020.
+ Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung của hệ thống chính
sách việc làm: chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm, chính sách DVVL cho
người LĐ, chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm, chính sách tín dụng tạo việc
làm, chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận và khung nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu
Khi nghiên cứu chính sách việc làm, tác giả vận dụng quan điểm hệ thống và cách
tiếp cận phân tích hệ thống để nghiên cứu hệ thống chính sách việc làm hiện hành của tỉnh
Hà Tĩnh cũng như phân tích hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách như chiến lược
và chính sách việc làm của Chính phủ; luật pháp; hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển khoa
học công nghệ, yếu tố hoạch định và triển khai chính sách.
Tác giả cũng vận dụng quan điểm vi mô khi phân tích chính sách việc làm
thông qua phân tích cụ thể các nội dung cơ bản của một chính sách việc làm như:
Căn cứ của chính sách; Mục tiêu và tiêu chí đánh giá; Chủ thể và đối tượng chính
sách; Các giải pháp và công cụ chính sách. Để hoàn thiện chính sách, đề tài còn tiếp
cận hệ thống các tiêu chí đánh giá chính sách việc làm, đề cập đến các mục tiêu
khác nhau của chính sách này. Quan điểm này cũng được vận dụng khi điều tra đối
tượng hưởng lợi của chính sách việc làm, những cán bộ hoạch định và thực thi
chính sách việc làm.4
Khung nghiên cứu
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu về chính sách việc làm ở cấp độ địa phương
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Để nghiên cứu chính sách việc làm cho người LĐ của tỉnh Hà Tĩnh, nghiên
cứu tiếp cận hệ thống các chính sách việc làm trên cơ sở (1) các chính sách tạo đầu
ra về việc làm cho người LĐ trên cơ sở phát triển kinh tế, tìm thị trường xuất khẩu
LĐ; (2) các chính sách nâng cao năng lực và hỗ trợ người lao động tiếp cận các cơ
hội việc làm như chính sách tín dụng tạo việc làm, đào tạo nghề, cung cấp thông tin;
(3) các chính sách kết nối cung cầu LĐ như phát triển dịch vụ việc làm.
Yếu tố
ảnh hưởng đến
chính sách việc làm
Nội dung
chính sách
việc làm
Mục tiêu
của chính sách
việc làm
- Yếu tố thuộc chính quyền
địa phương
+ Sự quyết tâm của Lãnh
đạo.
+ Quy hoạch phát triển
KTXH địa phương.
+ Hoạch định và tổ chức
thực thi chính sách việc làm.
+ Năng lực tài chính địa
phương.
- Yếu tố môi trường của
chính quyền địa phương
+Đặc điểm LĐ địa phương,
+Sự phát triển kinh tế các
địa phương lân cận
+Phi tập trung hóa trong ban
hành chính sách việc làm
+ Hỗ trợ và phối hợp của
các tổ chức liên quan.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội địa phương
+ Hội nhập quốc tế
+ Phát triển khoa học công
nghệ
- Quan điểm chính sách
việc làm
- Mục tiêu của chính sách
việc làm
- Các chính sách bộ phận:
+ Chính sách phát triển
kinh tế tạo việc làm;
+ Chính sách dịch vụ
việc làm cho người lao
động;
+ Chính sách đào tạo
nghề gắn việc làm;
+ Chính sách tín dụng tạo
việc làm;
+ Chính sách đưa người
lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
- Về số lượng việc
làm: tổng số lượng
việc làm, số lượng
việc làm theo
ngành, theo khu
vực, theo loại hình
DN, số lượng việc
làm mới tạo ra hàng
năm
- Về cơ cấu việc
làm: cơ cấu theo
ngành kinh tế; cơ
cấu theo khu vực;

- Về chất lượng việc
làm: việc làm
thường
xuyên/không
thường xuyên; số
giờ làm việc trong
tuần
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
5.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu về chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để xác định các chính sách bộ phận
của hệ thống các chính sách việc làm, phân tích chính sách việc làm của Tỉnh Hà
Tĩnh cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án để tổng hợp
các số liệu về thực trạng LĐ việc làm tại tỉnh Hà Tĩnh và một số địa phương. Số liệu
thứ cấp được thu thập từ các báo cáo LĐ việc làm của Bộ Lao động,Thương binh và
Xã hội (LĐTBXH), Sở LĐTBXH, các điều tra của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà
Tĩnh về LĐ việc làm, số liệu niên giám thống kê về LĐ việc làm, các bài báo trên các
tạp chí về LĐ, việc làm, các bài hội thảo về chính sách việc làm.
- Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát điều
tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu về thực trạng chính sách, triển khai
chính sách và kết quả của chính sách.
Tổng hợp tài liệu, phân tích và xây dựng khung nghiên cứu về
chính sách việc làm ở cấp độ địa phương
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tin cậy để phục vụ cho
phân tích thực trạng việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Khai thác dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng chính
sách việc làm của tỉnh Hà Tĩnh
Đánh giá chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh theo hệ thống các
tiêu chí đánh giá trên cơ sở khai thác dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Tổng kết các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
về chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh
Phỏng vấn và điều tra các bên liên quan để có các dữ liệu sơ cấp
về thực trạng chính sách việc làm tỉnh Hà Tĩnh dưới các quan
điểm và cách nhìn của các bên liên quan
Đề xuất hệ thống các quan điểm, mục tiêu và các giải pháp chính
sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở các phát hiện từ nghiên
cứu thực trạng6
Tám mẫu phiếu điều tra được thiết kế cho 8 đối tượng bao gồm các chuyên
gia về việc làm (CG), cán bộ quản lý nhà nước (CBNN), người LĐ, doanh nghiệp
(DN), hộ kinh doanh (HKD), tổ chức cung cấp dịch vụ việc làm (TCDVVL), cơ sở
đào tạo nghề (CSĐTN), doanh nghiệp đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài
(DNXKLĐ) và doanh nghiệp hợp tác với DNXKLĐ. Các phiếu điều tra có những
phần hỏi giống nhau cho tất cả các đối tượng, có nhưng có phần hỏi chỉ dành cho một
số đối tượng có liên quan. Bảng hỏi được gửi trực tiếp và bằng đường email cho 60
CG, 62 CBNN, 420 LĐ, 300 DN, 100 HKD, 60 TCDVVL, 28 CSĐTN, 25 DNXLKĐ
và doanh nghiệp hợp tác.
Mẫu điều tra được lấy theo cách lấy mẫu thuận tiện. Cách lẫy mẫu này dựa
trên sự thuận lợi. Theo đó, tác giả đã dựa dựa vào 29 điều tra viên tham gia điều tra: 4
điều tra viên công tác tại Sở Lao động Thương binh Xã hội, 1 điều tra viên tại Sở kế
hoạch và Đầu tư, 1 điều tra viên tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1 điều
tra viên tại Sở Công thương, 1 điều tra viên tại trung tâm DVVL Hà Tĩnh, 1 điều tra
viên tại Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh, 2 điều tra viên tại Hội DN trẻ và Hội
DNVVN của Tỉnh Hà Tĩnh, 10 chuyên viên tại các phòng LĐTBXH của các huyện
và 10 chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã. Các điều tra viên đã tiếp cận với đối tượng
điều tra trong hoàn cảnh thuận lợi nhất để hay gửi bảng hỏi theo cách thuận tiện để
lấy thông tin khảo sát. Lấy mẫu thuận tiên được sử dụng ở luận án do đối tượng điều
tra rộng và cỡ mẫu lớn, chi phí điều tra tốn kém.
Thời gian điều tra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015. Kết quả đã thu được là 34
phiếu trả lời của CG, 380 phiếu của người LĐ, 246 phiếu của DN, 56 phiếu của CBNN,
86 phiếu của HKD, 58 phiếu của TCDVVL, 28 phiếu của CSĐTN và 22 phiếu của
DNXLKĐ và doanh nghiệp hợp tác.
6. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu
6.1. Những đóng góp
- Thứ nhất, nghiên cứu được tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu
- Thứ hai, nghiên cứu xây dựng được khung lý thuyết về chính sách việc làm
cho người lao động ở cấp độ địa phương. Nghiên cứu và xây dựng được các tiêu chí
về mục tiêu chính sách và các tiêu chí đánh giá chích sách việc làm cấp địa phương
- Thứ ba, nghiên cứu phân tích chính sách việc làm cho người lao động ở Hà
Tĩnh trong thời gian qua trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng về chích sách việc
làm cấp địa phương
- Thứ tư, đánh giá chính sách việc làm đối với người lao động theo các tiêu chí
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
sánh giá chích sách việc làm cấp địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó rút ra những điểm
mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của nó.
- Thứ năm, đề xuất phương hướng và các giải pháp chính sách nhằm góp phần
giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh thời gian tới.
6.2. Những hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu chính sách việc làm ở cấp độ địa phương là một nội dung rộng
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Do đó, quá trình nghiên cứu chưa thể nghiên cứu
một cách sâu nhất cho từng chính sách bộ phận. Từ đó kết quả đánh giá có thể còn có
những hạn chế nhất định.
- Nghiên cứu cho một địa phương cụ thể là ở tỉnh Hà Tĩnh nên nghiên cứu chỉ
có ý nghĩa tương đối trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.
7. Kết cấu của nghiên cứu
Kết cấu luận án chia thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về chính sách việc làm cho người
lao động
Chương 3: Thực trạng chính sách việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp về chính sách việc làm cho người
lao động ở Hà Tĩnh8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu về việc làm
Thứ nhất, những nghiên cứu về khái niệm việc làm, cách tiếp cận về việc làm
Thứ hai, các nghiên cứu nguyên nhân của việc làm cũng như thất nghiệp
Thứ ba, các nghiên cứu phân tích diễn biến việc làm qua các giai đoạn phát
triển xã hội.
1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về lao động và việc làm
Trần Văn Tuấn (1995) về quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội,
Đoàn Phúc Thanh, Bùi Thị Mỹ Lệ (2015) về quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
cho thanh niên ở tỉnh Hậu Giang. Trần Văn Hằng (1996) về “Các giải pháp nhằm đổi
mới quản lý Nhà nước về xuất khẩu LĐ ở Việt Nam giai đoạn 1995-2010”, Phạm Thị
Hoàn (2011) về “Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu LĐ của Việt Nam giai đoạn
hiện nay”, Nguyễn Văn Hưng (2015) về “Quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ của
Việt Nam”...
1.3. Tình hình nghiên cứu về chính sách việc làm
1.3.1. Nghiên cứu chính sách công
William Jenkin (1978) nghiên cứu trong cuốn "Phân tích chính sách công:
triển vọng tổ chức và chính trị”. Thomas R Dye (2012), trong tác phẩm "Tìm hiểu
chính sách công". Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác về chính sách công như
B.Guy Peter (1990), trong tác phẩm “Chính sách công ở Mỹ”, William N. Dunn
(1992) về “Giới thiệu phân tích chính sách công”, Peter Aucoin (1971) về “Lý thuyết
và nghiên cứu về hoạch định chính sách”, Khandkrer S (1994) về “cẩm nang đánh
giá tác động-các phương pháp định lượng và thực hành”.
1.3.2. Nghiên cứu chính sách việc làm
1.3.2.1. Nghiên cứu về chính sách việc làm quốc gia
Nghiên cứu về chính sách việc làm quốc gia gồm nghiên cứu của Bộ phát
triển LĐ và thành niên của Tanzania. Mô hình tạo việc làm ở Hàn Quốc của Lee
Sang Mu về “Phát triển nông thôn - Từ điểm nhìn Hàn Quốc: Phong trào Saemaul
Undon”; Công trình “The rural non-farm sector:issues and evidence from
developing countries”, của nhóm tác giả Jean O. Lanjouwb, Peter Lanjouwa; Bùi
Văn Quán (2001)’; Đào Quang Vinh (2005) nghiên cứu kết quả giải quyết việc làm
giai đoạn 2001-2004 và đề xuất chính sách định hướng giải quyết việc làm giai đoạn
2006-2010”…
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
1.3.2.2. Nghiên cứu chính sách việc làm trong ngành cụ thể
Nghiên cứu theo hướng này như Timothy J. Forsyth về "Tourism and
agricultural development in Thailand”; ILO (2012) trong “Sáng kiến quản lý về giới
và chính sách kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương: việc làm và thị trường LĐ”; Bên
cạnh đó, OECD (2014 a) nghiên cứu về “Employment and Skill Strategy in
Sweeden”.
1.3.2.3. Nghiên cứu chính sách việc làm của địa phương
Một số nghiên cứu tập trung vào chính sách định hướng về việc làm như
OECD (2014 a). Phan Thị Thanh (1993), Phùng Thị Hồng Hà (2001), Triệu Đức
Hạnh (2013), Nguyễn Văn Thắng (2014), Nguyễn Thị Huệ (2014), Nguyễn Đình
Tuấn (2013), Nguyễn Đăng Bằng và Nguyễn Thị Minh Phượng (2009), Nguyễn Văn
Đại (2012); Trọng tâm vào sự linh hoạt hay cứng nhắc của chính sách việc làm ở địa
phương do những rào cản thể chế, OECD (2014 b) trong nghiên cứu “Job Creation
and Local Economic Development”. Về chính sách việc làm của Hà Tĩnh có Thái
Ngọc Tịnh (2002), Đào Quang Thắng (2006) với luận văn Thạc sỹ năm 2006 về
"Chính sách việc làm cho người LĐ Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2010”.
Kết luận: Sau khi nghiên cứu tổng quan, tác giả rút ra những nhận định sau:
Thứ nhất: Mỗi tác giả đều có mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau
về hệ thống các chính sách việc làm. Tuy nhiên, cơ sở cho phân nhóm các chính sách
việc làm trong hệ thống chính sách chưa thật sự rõ ràng. Vì vậy có những nghiên cứu
đã tập trung vào nhiều chính sách thứ yếu mà thiếu đi các chính sách trọng yếu phù
hợp điều kiện địa phương.
Thư hai, Các chính sách việc làm nhanh chóng lạc hậu do môi trường kinh tế
xã hội thường xuyên thay đổi, khoa học chính sách việc làm có nhiều bước tiến mới
trong khi các nhà làm chính sách địa phương còn những thiếu hụt về năng lực
Thứ ba, phân tích và đánh giá chính sách việc làm cấp địa phương ở các nghiên
cứu trước đây còn đơn giản về hệ thống các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá
chính sách cũng như những cơ sở dữ liệu điều tra các bên liên quan cho việc đánh giá
đa chiều.
Như vậy các khoảng trống nghiên cứu mà NCS đã khảo sát và xác định là (1)
chưa có những nghiên cứu xác định được cơ sở cho sự phân nhóm chính sách việc
làm một cách khoa học; (2) hệ thống tiêu chí đánh giá chính sách việc làm ở địa
phương chưa được xây dựng đầy đủ; (3) phân tích chính sách việc làm của Hà Tĩnh
còn dừng lại ở những mô tả đơn lẻ, chưa hệ thống; (4) bối cảnh KTXH thay đổi đặt ra
những nghiên cứu mới cho chính sách việc làm.10
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1. Tổng quan về việc làm
2.1.1. Lực lượng lao động và thị trường lao động
2.1.1.1. Lực lượng lao động
a) Khái niệm lao động
Trong nghiên cứu này, LĐ được hiểu là người LĐ, là nhân tố tạo nên lực lượng
LĐ của xã hội.
b) Lực lượng lao động
“Lực lượng LĐ (dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người đủ từ
15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp nhưng đang chủ động tìm
kiếm việc làm”.
2.1.1.2. Thị trường lao động
“Thị trường LĐ là nơi diễn ra sự trao đổi sức LĐ giữa người sử dụng LĐ và
người LĐ qua đó xác định giá cả, điều kiện LĐ và quan hệ hợp đồng LĐ trên cơ sở
quy luật thị trường và các quy định của chính phủ”.
2.1.2. Việc làm và phân loại việc làm
2.1.2.1. Việc làm
a) Khái niệm việc làm: Việc làm là những hoạt động của người LĐ được trả
tiền công hay tiền lương, hay tự làm tự tạo ra giá trị bằng tiền hay hiện vật theo
đúng quy định pháp luật và góp phần tạo ra giá trị cho xã hội..
b) Thất nghiệp: Theo ILO, thất nghiệp là tình trạng của những người LĐ muốn
có việc làm nhưng không tìm được việc làm vì lý do ngoài ý muốn của họ, do đó
không có thu nhập [61]. Theo Tổ chức phát triển liên hợp quốc (UNDP), những
người tìm kiếm việc làm được xác định là người thất nghiệp, và là một phần của dân
số hoạt động kinh tế.
2.1.2.2. Phân loại việc làm
a) Việc làm chính thức và phi chính thức
b) Việc làm công ăn lương và việc làm tự tạo
c) Đủ việc làm, thiếu việc làm và bán thất nghiệp
2.2. Chính sách việc làm
2.2.1. Khái niệm chính sách việc làm
Trong luận án này “chính sách việc làm của địa phương là hệ thống quan
điểm, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để chính quyền địa phương giải quyết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
việc làm (tạo việc làm, hỗ trợ tìm việc làm và khuyến khích tự tạo việc làm) cả về
khía cạnh số lượng và chất lượng việc làm cho lực lượng LĐ địa phương”. Cách tiếp
cận này không nghiên cứu chính sách đảm bảo việc làm cho người LĐ như chính
sách bảo hiểm, chính sách trợ cấp thất nghiệp.
2.2.2. Vai trò của chính sách việc làm
- Đối với cá nhân người LĐ
- Đối với các đơn vị sử dụng LĐ:
- Đối với phát triển KTXH địa phương
2.2.3. Quan điểm chỉ đạo của chính sách việc làm
- Quan điểm nhân văn; Quan điểm toàn dụng LĐ;Quan điểm công bằng xã
hội; Quan điểm xã hội hóa; Quan điểm toàn diện; Quan điểm khoa học; Quan điểm
thống nhất; Các quan điểm định hướng
2.2.4. Mục tiêu và các chỉ số đo lường mục tiêu chính sách việc làm
2.2.4.1. Mục tiêu chính sách việc làm
Mục tiêu chính sách việc làm là những kết quả cần đạt được sau một giai đoạn
triển khai chính sách.
2.2.4.2. Các chỉ số đo lường mục tiêu chính sách việc làm
2.2.5. Các chính sách bộ phận
2.2.5.1. Chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
a) Vị trí của chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
Chính sách phát triển kinh tế là chính sách quan trọng nhất trong hệ thống
chính sách việc làm.
b) Mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
c) Các lựa chọn chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
Lựa chọn 1: Ưu tiên phát triển các cụm/ngành kinh tế theo định hướng tăng
trưởng số lượng việc làm.
Lựa chọn 2: Ưu tiên phát triển các cụm/ngành tạo ra chất lượng việc làm cao.
Kết hợp cả hai lựa chọn: theo đó ưu tiên phát triển các cụm/ngành có khả năng
tạo nhiều việc làm và vẫn đảm bảo cải thiện dần chất lượng việc làm.
2.2.5.2. Chính sách về dịch vụ việc làm cho người lao động
a) Dịch vụ việc làm
b) Mục tiêu của chính sách DVVL
c) Chính sách về tổ chức hệ thống cung cấp DVVL
d) Chính sách DVVL công cho người LĐ
e) Chính sách dịch vụ việc làm tư12
2.2.5.3. Chính sách đào tạo nghề gắn việc làm cho người LĐ
a) Đào tạo nghề
Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ tập trung vào đào tạo ban đầu và đào tạo
đảm bảo duy trì, phát triển năng lực của người LĐ.
b) Sự cần thiết của chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm
c) Mục tiêu chính sách đào tạo nghề gắn với việc làm
d) Chính sách phát triển các chương trình đào tạo nghề gắn với việc làm
e) Chính sách hỗ trợ người lao động
f) Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề
g) Chính sách hợp tác giữa chính quyền địa phương, DN, CSĐTN
2.2.5.4. Chính sách tín dụng tạo việc làm
a) Sự cần thiết của chính sách
b) Mục tiêu chính sách
c) Chính sách tín dụng đối với các DNNVV
d) Chính sách tín dụng đối với HTX
e) Chính sách tín dụng đối với HKD, HGĐ
2.2.5.5. Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
2.3. Đánh giá chính sách việc làm
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá chính sách việc làm
2.3.1.1. Đánh giá hiệu lực của chính sách việc làm
Hiệu lực của chính sách việc làm được thể hiện ở hai tiêu chí (1) mục tiêu
chính sách việc làm được xác định đúng; (2) chính sách việc làm đã đang triển khai
đạt được mục tiêu với kết quả cao nhất.
2.3.1.2. Đánh giá tính công bằng của chính sách việc làmMột chính sách việc
làm được đánh giá là đảm bảo tính công bằng nếu các giải pháp chính sách đó là ưu
tiêu hơn cho những người LĐ có điều kiện bất lợi hơn hay yếu thế hơn. Việc đánh
giá tính công bằng của chính sách việc làm không đơn giản, khó đo lường bằng
những chỉ số định lượng. Vì vậy nghiên cứu sử dụng các chỉ số định tính để đánh giá
tính công bằng của chính sách.
2.3.1.3. Đánh giá tính bền vững của chính sách việc làm
Đánh giá tính bền vững của chính sách việc làm chủ yếu thông qua đánh giá
những tác động tích cực của chính sách và những tác động tiêu cực của chính sách.
2.3.1.4. Đánh giá tính phù hợp của chính sách việc làm
Chính sách việc làm được đánh giá là phù hợp khi chính sách giải quyết được
các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiếu việc làm, hạn chế về chất lượng việc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
làm trên địa bàn địa phương, đồng thời các giải pháp chính sách được thực hiện đáp
ứng nhu cầu của các bên liên quan.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm
2.3.2.1. Các yếu tố thuộc chính quyền địa phương
a) Sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh về giải quyết việc làm
b) Quy hoạch phát triển KTXH địa phương
c) Hoạch định và tổ chức thực thi chính sách việc làm của chính quyền địa phương
d) Năng lực tài chính của địa phương
2.3.2.2. Yếu tố thuộc môi trường của chính quyền địa phương
a) Đặc điểm của LĐ địa phương
b) Sự phát triển kinh tế của các địa phương lân cận
c) Chiến lược và chính sách việc làm quốc gia
d) Sự phi tập trung hóa trong ban hành chính sách việc làm
e) Sự hỗ trợ và phối hợp của các tổ chức có liên quan
f) Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương
g) Hội nhập quốc tế
k) Sự phát triển khoa học công nghệ
2.4. Kinh nghiệm về chính sách việc làm và bài học cho tỉnh Hà Tĩnh
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Tỉnh Nghệ An
Chính sách cơ bản mà Nghệ An theo đuổi được tuyên bố trong Chương trình
mục tiêu giải quyết việc làm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015:
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Tỉnh Quảng Ngãi
Chính quyền Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành các chính sách giải quyết việc làm
cho người LĐ, trong đó điển hình là Chương trình mục tiêu về việc làm của Tỉnh
Quãng Ngãi trong giai đoạn 2011 - 2015.
2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài
2.4.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
a) Về chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
b) Về chính sách hỗ trợ người LĐ và DN giải quyết việc làm, giảm tình trạng
thất nghiệp
c) Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu LĐ
2.4.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
a) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng lao động
b) Chính sách phát triển kỹ năng nghề cho người LĐ14
Chính sách hỗ trợ người sử dụng LĐ
Chính sách hỗ trợ người LĐ
2.4.3. Bài học đối với chính sách việc làm tại Tỉnh Hà Tĩnh
- Cũng như các địa phương khác, Hà Tĩnh cần có chính sách việc làm thống nhất
cho giai đoạn 5 năm; Mục tiêu chính sách việc làm cần được xây dựng một cách cụ thể ;
Chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm cần được coi là một nội dung cơ bản trong
chính sách việc làm của Tỉnh; Chính sách hỗ trợ người LĐ và người sử dụng LĐ trong
tạo việc làm cần chú ý hơn thời gian hỗ trợ theo tháng để theo dõi kết quả định kỳ; Đa
dạng hóa các hình thức thẻ đào tạo, vay vốn để được đào tạo, hay hoàn trả kinh phí sau
khi đào tạo; Phát triển các DVVL tư theo hướng đầu tư và hỗ trợ công bằng cho cả các
tổ chức DVVL tư và tổ chức dich vụ việc làm công; Phát triển hệ thống thông tin thị
trường LĐ để hỗ trợ các DN, CSĐTN, các trung tâm DVVL, người LĐ; Chính sách đưa
người LĐ đi làm việc ở nước ngoài cần nghiên cứu hỗ trợ vốn ưu đãi đối với các DN
nhận thầu, sử dụng thiết bị, công nghệ, sản phẩm và LĐ của Việt Nam.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ở HÀ TĨNH
3.1. Thực trạng việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015
3.1.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh
3.1.2.Thực trạng lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh
Theo thống kê của Cục thống kê Hà Tĩnh, đến năm 2015, DSTĐTLĐ trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh là 745.270 người. Tốc độ tăng DSTĐTLĐ đang có xu hướng tăng
dần từ 0,68% của năm 2012 so với 2011 tăng lên 2,4% của năm 2015 so với 2014.
3.1.3. Thực trạng số lượng việc làm và thất nghiệp
3.1.3.1. Thực trạng số lượng việc làm
a) Tổng quan về số lượng việc làm
Hiện nay, Hà Tĩnh có tổng số lượng là 728.100 việc làm cho LĐ. Tốc độ tăng
việc làm hàng năm tương đối nhỏ, với chỉ số tăng trưởng chưa đến 2%. So với tốc độ
tăng trưởng DSTĐTLĐ thì số việc làm từ năm 2012 đến nay tăng chậm hơn, là bài
toán đặt ra đối với chính sách việc làm của Tỉnh
b) Lao động có việc làm phân theo loại hình kinh tế
c) Lao động có việc làm phân theo khu vực thành thị - nông thôn
d) LĐ có việc làm phân theo ngành kinh tế
e) LĐ đang làm việc ở nước ngoài
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
3.1.3.2. Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm
a) Tỷ lệ thất nghiệp
b) Thực trạng thiếu việc làm
3.1.3.3. Thực trạng số lượng việc làm được tạo ra hàng năm
3.1.4. Thực trạng cơ cấu việc làm
3.1.4.1. Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế
3.1.4.2. Cơ cấu việc làm theo loại hình doanh nghiệp
3.1.4.3. Cơ cấu việc làm theo chuyên môn
Trong năm 2015, trong tổng số 593.464 LĐ tham gia hoạt động kinh tế (được
hiểu là tổng số việc làm) thì có 50,29% LĐ đang làm việc đã qua đào tạo, 49,71% LĐ
chưa qua đào tạo. Trong số LĐ đang làm việc đã được đào tạo, tỷ trọng LĐ công
nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất là hơn 15%. Ngành NN-LN-TS có tỷ trọng LĐ
đang làm việc được đào tạo là ít nhất (19,1%) và chủ yếu là đào tạo ngắn hạn
(10,24%). Ngành CN-XD cơ hơn 86% LĐ đã qua đào tạo, chủ yếu là công nhân kỹ
thuât chiếm hơn 47%.
3.1.5. Thực trạng chất lượng việc làm
3.3. Thực trạng chính sách việc làm cho LĐ ở Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015
3.3.1. Mục tiêu chính sách việc làm ở Hà Tĩnh
3.3.2. Chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
3.3.2.1. Về công nghiệp - xây dựng
Chính sách về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2020 đã khẳng định nhóm ngành chủ lực tạo đột phát phát triển kinh tế, tạo việc
làm cả về số lượng và chất lượng của Tỉnh là ngành công nghiệp luyện kim.
3.3.2.2. Về nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản
Các chính sách chung để tái cơ cấu ngành nông nghiệp tạo ra việc làm có giá
trị gia tăng bền vững bao gồm:
(1) Đất đai, mặt nước, giải phóng mặt bằng
(2) Khuyến khích đầu tư CSHT ngoài hàng rào
(3) Chính sách củng cố và phát triển các loại hình tổ chức sản xuất: hỗ trợ
thành lập mới các HTX và tổ hợp tác.
(4) Hỗ trợ xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, môi trường nông thôn:
kinh phí xây dựng mô hình mẫu phát triển kinh tế vườn hộ (vườn có diện tích tối
thiểu 2.000 m2
(5) Hỗ trợ lãi suất vay vốn
Các chính sách riêng cho từng chuyên ngành cũng thể hiện sự ưu tiên phát
triển các ngành tạo ra việc làm cả về số lượng và chất lượng:16
(1) Chính sách đối với ngành trồng trọt như hỗ trợ trồng trọt rau củ quả ứng
dụng công nghệ cao
(2) Chính sách với ngành chăn nuôi
(3) Chính sách với lâm nghiệp
(4) Chính sách với thủy sản
(5) Chính sách đối với ngành diêm nghiệp
3.3.2.3. Về thương mại - dịch vụ
Chính sách phát triển TM-DV trên địa bàn Tỉnh nổi bật là chính sách phát triển
thương mại nông thôn. Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh
về phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2020 xác định định hướng về phát triển thương mại nông thôn.
3.3.3. Chính sách về dịch vụ việc làm
3.3.3.1. Chính sách về tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm
Cho đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chính sách nào liên quan đến quy hoạch
mạng lưới hay tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm trên địa bàn Tỉnh để cụ thể
hóa các quy định của Chính phủ về mạng lưới các tổ chức làm dịch này.
3.3.3.2. Chính sách dịch vụ việc làm công
a) Phát triển các loại hình DVVL ở các tổ chức cung cấp dịch vụ việc làm công
b) Đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các trung tâm DVVL công
3.3.3.3. Chính sách đối với dịch vụ việc làm tư
Tỉnh cũng khuyến khích phát triển DN cung cấp DVVL trên địa bàn. Quyết
định Số 3178/QĐ-UBND quy định phát triển hệ thống các DN hoạt động giới thiệu
việc làm tại các huyện, thành phố, thị xã [85].
3.3.4. Chính sách đào tạo nghề gắn việc làm cho người lao động
Hà Tĩnh đã có chính sách tích cực trong đào tạo nghề bao gồm chính sách phát
triển chương trình đào tạo nghề; hỗ trợ LĐ học nghề; hỗ trợ các DN đào tạo nghề,
phát triển các CSĐTN. Các chính sách được triển khai trong giai đoạn vừa qua đã
góp phần đạt được những kết quả nhất định trong đào tạo nghề.
3.3.4.1. Chính sách phát triển các chương trình đào tạo gắn với việc làm
Chính sách phát triển các chương trình đào tạo nghề của tỉnh Hà Tĩnh được ban
hành trong Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2020 theo
Quyết định số 878/QĐ-UBND năm 2012 [80].
3.3.4.2. Chính sách hỗ trợ người lao động học nghề
Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách về việc thành lập “Quỹ hỗ trợ đào tạo,
dạy nghề, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất để
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh”. Chính sách này được văn bản hóa
trong Quyết định số 20/2011/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 [79].
3.3.4.3. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề
Chính sách này được ban hành trong Quyết định số 20/2011/QĐ-UBND ngày
19/7/2011 về Quỹ hỗ trợ dạy nghề và việc làm, và được cụ thể hóa trong Quyết định
18/2013/QĐ-UBND về quy định một số nội dung cụ thể của Chính sách.
3.3.4.4. Chính sách đối với các cơ sở đào tạo nghề
a) Chính sách phát triển mạng lưới và đầu tư CSĐTN
Chính sách phát triển mạng lưới CSĐTN được ban hành theo Đề án phát triển
hệ thống trường trung cấp và đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015.
b) Chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo tại các CSĐTN
Chính sách hỗ trợ đào tạo tại các CSĐTN cũng được Tỉnh quan tâm và ban
hành trong một số quyết định như Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND [96].
Luận án khai thác 4 tiêu chí đánh giá về chính sách hỗ trợ các CSĐTN. Kết quả
điều tra (bảng 3.46, phụ lục 2)
c) Chính sách hỗ trợ giảng viên tại các CSĐTN
Luận án khảo sát 3 nhóm tiêu chí đánh giá về chính sách hỗ trợ giảng viên tại
các CSĐTN (bảng 3.48, phụ lục 2).
d) Chính sách cung cấp thông tin cho các CSĐTN
Kết quả điều tra về Chính sách của tỉnh Hà Tĩnh về cung cấp thông tin cho các
CSĐTN cho thấy các giải pháp cung cấp thông cho các CSĐTN hiện này đạt điểm về
tính đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả ở mức điểm thấp (2.40), và hầu như chưa đáp
ứng được nhu cầu thông tin của CSĐTN (điểm 2.07).
3.3.5. Chính sách tín dụng tạo việc làm
3.3.5.1. Chính sách tín dụng đối với các DNNVV và HTX
3.3.5.2. Chính sách tín dụng đối với hộ kinh doanh, hộ gia đình, người lao động
3.3.6. Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
3.3.6.1. Hỗ trợ, khuyến khích đối với người LĐ đi làm việc ở nước ngoài
Kết quả điều tra cho thấy chính sách hỗ trợ LĐ đi làm việc ở nước ngoài đã
được đánh giá khá tốt ở các tiêu chí về sự đa dạng phù hợp về hình thức hỗ trợ, lãi
suất áp dụng khá hợp lý với các điểm đánh giá trên 3.8. Tuy nhiên, một số tiêu chí
chưa được đánh giá tích cực như mức độ bao phủ về đối tượng chính sách, chi phí hỗ
trợ, mức hỗ trợ vay vốn, thời hạn hỗ trợ vay vốn, điểm số thấp hơn 3 điểm.
3.3.6.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp đưa người đi làm việc ở nước ngoài
Chính sách hỗ trợ các DN đưa người đi làm việc ở nước ngoài được ban hành
trong Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND và Quyết định Số 3178/2013/QĐ-UBND.
4.1.2. Định hướng chính sách việc làm cho người người lao động ở Hà Tĩnh
- Cần thể hiện những định hướng phát triển kinh tế trong tạo việc làm
- Chính sách việc làm của Tỉnh chỉ ra những định hướng đối với phát triển các
DVVL của Tỉnh
- Chính sách việc làm phải thể hiện được phương hướng đào tạo nghề gắn với
việc làm trên địa bàn Tỉnh
- Những định hướng về cho vay vốn tạo việc cần được khẳng định trong chính
sách việc làm của Tỉnh
- Chính sách cần khẳng định định hướng việc làm qua chính sách đưa người
LĐ đi làm việc ở nước ngoài.
4.2. Mục tiêu của Chính sách việc làm cho người lao động ở Hà Tĩnh đến
2020 và định hướng 2025
4.2.1. Đề xuất các thành phần của mục tiêu chính sách việc làm cho tỉnh
Hà Tĩnh
Chính sách việc làm của Hà Tĩnh phải thể hiện đầy đủ yếu tố cấu thành: hệ
thống mục tiêu về việc làm, từ các mục tiêu chung đến các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể..
4.2.2. Mục tiêu chính sách việc làm của Tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- Mục tiêu tổng quát: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 -
2020 đạt 21,1%/năm; đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt trên 120 triệu
đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng (khu vực nông thôn đạt 65
triệu đồng); tỷ trọng các khu vực: CN-XD trên 56%; TM-DV trên 34%; NN-LN-TS
dưới 10%; giảm tỷ lệ hộ cùng kiệt bình quân từ 3 - 4%/năm.
- Mục tiêu chung: bình quân mỗi năm tạo việc làm cho trên 3,2 vạn lượt LĐ,
nâng cao chất lượng việc làm cho người LĐ trên địa bàn Tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ; đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 13,1%,
công nghiệp chiếm 54,7% và dịch vụ chiếm 32,2%; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ LĐ
qua đào tạo đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70%; phát triển mạng lưới đào tạo nghề;
nâng cao năng lực các CSĐTN [64], [94].
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho người lao động ở
tỉnh Hà Tĩnh nhằm thực hiện mục tiêu đến 2020 và định hướng 2025
4.3.1. Giải pháp chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm
4.3.1.1. Giải pháp phát triển cụm/ngành công nghiệp
a) Chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp trọng điểm và cụm ngành
công nghiệp hỗ trợ và chế biến22
b) Chính sách phát triển cụm, điểm công nghiệp tại các xã, thị trấn, vùng sâu xã
có sử dụng nhiều LĐ
4.3.1.2.Giải pháp phát triển cụm/ ngành thương mại dịch vụ
4.3.1.3.Giải pháp phát triển cụm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
4.3.2. Giải pháp chính sách DVVL cho người lao động
4.3.2.1.Giải pháp chính sách tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm
4.3.2.2.Giải pháp chính sách đối với dịch vụ việc làm công
4.3.2.3.Giải pháp chính sách phát triển dịch vụ việc làm tư
4.3.3. Giải pháp chính sách đào tạo nghề gắn việc làm cho người lao động
4.3.3.1.Giải pháp chính sách phát triển các chương trình đào tạo nghề gắn với
việc làm
4.3.3.2.Giải pháp chính sách hỗ trợ người LĐ học nghề
4.3.3.3.Giải pháp chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề
4.3.3.4.Giải pháp chính sách đối với các CSĐTN
4.3.3.5.Giải pháp chính sách hợp tác giữa chính quyền Tỉnh, doanh nghiệp và
các cơ sở đào tạo nghề
4.3.4. Giải pháp chính sách tín dụng tạo việc làm
4.3.4.1. Giải pháp chính sách tín dụng đối với DNNVV và HTX
a) Giải pháp đối với DNNVV
b) Giải pháp đối với HTX
4.3.4.2. Giải pháp chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh, hộ gia
đình và người lao động
4.3.5. Giải pháp chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
4.3.5.1. Giải pháp đào tạo và hỗ trợ, khuyến khích người LĐ đi làm việc ở
nước ngoài
4.3.5.2. Giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đưa người LĐ đi làm việc ở
nước ngoài
Mức hỗ trợ và khuyến khích DN của Tỉnh Hà Tĩnh không nên theo nguyên tắc
bình quân theo đầu LĐ như hiện nay mà cần thay đổi theo hướng tạo động lực cho
DN tìm kiếm và duy trì công việc có thu nhập cao và bền vững cho người LĐ.
4.3.5.3. Giải pháp hỗ trợ các tổ chức cung ứng lao động
Tỉnh nghiên cứu ban hành giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức cung ứng LĐ
nhằm phát huy tốt nhất vai trò của họ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận án đã khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xác
định khung nghiên cứu về nội dung chính sách việc làm theo các chính sách đảm bảo
đầu vào cho LĐ tìm kiếm việc làm; các chính sách tạo đầu ra về việc làm cho người
LĐ và các chính sách kết nối cung cầu LĐ - chính sách về DVVL. Để đánh giá chính
sách việc làm, các chỉ số đánh giá liên quan đến tính hiệu lực, tính công bằng, phù
hợp và bền vững cũng được xây dựng.
Vận dụng khung nghiên cứu đã xây dựng, Luận án mô tả bức tranh về thực
trạng số lượng, cơ cấu và chất lượng việc làm của LĐ trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn
2011-2015. Kết quả cho thấy những vấn đề có tính dai dẳng về cả ba khía cạnh số
lượng, chất lượng và đặc biệt là cơ cấu việc làm tại Địa phương. Lý giải nguyên nhân
thông qua phân tích chính sách việc làm tỉnh Hà Tĩnh, Luận án khai thác dữ liệu thứ
cấp lấy từ các văn bản chính sách có liên quan đến việc làm của Tỉnh. Các phát hiện
là Hà Tĩnh chưa có được một chính sách việc làm có tính hệ thống, đầy đủ, phù hợp
từ quan điểm, mục tiêu chính sách đến các chính sách cấu thành: chính sách phát
triển kinh tế tạo việc làm, chính sách DVVL, chính sách đào tạo nghề gắn với việc
làm, chính sách tín dụng tạo việc làm và chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước
ngoài. Các phát hiện trên cũng được minh chứng qua điều tra 8 đối tượng hiểu biết và
có liên quan đến chính sách việc làm: chuyên gia, cán bộ nhà nước, người LĐ, DN,
CSĐTN, HGĐ, HKD, DNXKLĐ.
Từ các phát hiện, Luận án đưa ra 4 quan điểm cần bổ sung trong hệ thống
chính sách việc làm của Tỉnh và 5 định hướng cho hoàn thiện và đổi mới các chính
sách cấu thành. Phần đề xuất chính của Luận án là chính sách phát triển kinh tế tạo
việc làm cần kết hợp theo đuổi định hướng về số lượng và chất lượng việc làm
trong phát triển các ngành CN-XD, TM-DV và NN-LN-TS; chính sách DVVL cần
phát triển các DVVL công và tư theo hướng mở rộng DVVL tư, đa dạng hóa
DVVL; chính sách đào tạo nghề cần hướng tới phát triển các chương trình đào tạo
gắn với định hướng phát triển kinh tế, hỗ trợ phát triển các CSĐTN, đổi mới cách
thức hỗ trợ LĐ và các DN tham gia đào tạo nghề; chính sách tín dụng ưu tiên cho
các DNNVV theo ưu đãi lãi suất, bảo lãnh; phát triển các hình thức tín dụng đặc
biệt cho các HTX, HGĐ, HKD; chính sách đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài
cần phát triển các chương trình cho các nhóm LĐ mục tiêu, ưu tiên hơn trong hỗ
trợ các DNXKLĐ.24
2. Một số kiến nghị
2.1. Kiến nghị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Tăng cường sự quyết tâm của lãnh đạo Tỉnh về giải quyết việc làm
2.1.2. Đổi mới xây dựng chính sách việc làm
Đổi mới cách tiếp cận và quá trình xây dựng chính sách việc làm; Đánh giá
nhu cầu về việc làm của người LĐ trước khi xây dựng các chính sách; Đánh giá đầy
đủ các đặc điểm của địa phương khi xây dựng các chính sách phát triển kinh tế
nhằm tạo việc làm; Nâng cao năng lực cho người dân và các tổ chức liên quan trong
việc tham gia vào xây dựng chính sách việc làm của chính quyền Tỉnh; Tăng cường
năng lực của các cơ quan tư vấn và hoạch định chính sách của chính quyền Tỉnh;
Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường LĐ cung cấp cho hoạch định chính sách
việc làm.
2.1.3. Hoàn thiện triển khai chính sách việc làm
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách việc làm trực thuộc UBND tỉnh Hà
Tĩnh; Đổi mới truyền thông chính sách việc làm; Phi tập trung hóa trong triển khai
chính sách; Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, DN, các tổ chức
DVVL, CSĐTN vào triển khai chính sách.
2.1.4. Đảm bảo tài chính cho xây dựng và triển khai chính sách việc làm
2.2. Kiến nghị với Chính phủ
2.2.1. Xây dựng và triển khai chính sách kinh tế vĩ mô ưu tiên giải quyết
việc làm
2.2.2. Phi tập trung hóa cho chính quyền cấp tỉnh trong ban hành chính sách
việc làm
2.2.3. Xây dựng chiến lược việc làm Quốc gia
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
C vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
D Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các chính sách vĩ mô về lao động - Việc làm ở Việt nam Công nghệ thông tin 2
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động Văn hóa, Xã hội 0
L Lựa chọn thị trường mục tiêu và việc thực thi các chính sách Marketing-Mix ở công ty TNHH Hà Yến Luận văn Kinh tế 2
F Chính sách marketing hỗn hợp và việc ứng dụng vào thị trường khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Luận văn Kinh tế 2
T Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở chính sách trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top