bin_nhok

New Member
Bạn tham khảo TẮC RUỘT

ĐỊNH NGHĨA : là sự ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột ( hơi, dịch, phân )

PHÂN LOẠI

1. Tắc ruột cơ học : có tổn thương thực thể gây tắc ruột
Tắc ruột cơ năng ( liệt ruột ) : thành ruột không co bóp được. Nguyên nhân : thương tổn thần kinh, máu tụ sau phúc mạc, nhồi máu mạc treo ruột, viêm phúc mạc, liệt ruột sau mổ…

2.Tắc ruột cao : vị trí tắc gần góc tá hỗng tràng
Tắc ruột thấp : vị trí tắc nằm dưới van hồi manh tràng.

3.Tắc ruột do nghẽn : đơn thuần bế tắc sự lưu thông trong lòng ruột.
Tắc ruột do thắt ( nghẹt ruột ) : ngoài tắc ở lòng ruột còn có tắc mạch máu treo ruột và thành ruột  hoại tử ruột.
Tắc ruột do viêm : do viêm nhiễm khu trú hay toàn diện trong ổ bụng ( viêm phúc mạc), vừa tắc ruột cơ học vừa liệt ruột.

4.Tắc ruột sớm sau mổ : Tất cả các phẫu thuật vùng bụng đều đưa đến liệt ruột trong 48 giờ đầu hậu phẫu ( do tác dụng của gây mê, các va chạm ruột trong phẫu thuật, thời gian phẫu thuật kéo dài …) . Ngoài ra còn nguyên nhân khác là bục miệng nối tiêu hóa.

5.Tắc ruột giả ( hội chứng OGILVIE ) : bệnh cảnh tương tự tắc ruột nhưng không tìm thấy nguyên nhân thực thể gây bế tắc.


hoahaiduong
Oct 23 2005, 04:01 PM

NGUYÊN NHÂN
1.Tắc ruột do sang thương từ bên ngoài :
- Dây dính :
Nguồn gốc : dây dính bẩm sinh, dây dính hình thành sau viêm nhiễm xoang bụng, dây dính sau mổ.
Hậu quả : tắc ruột đơn thuần ( các quai ruột dính chặt và gập góc, dây chằng chẹn ngang quai ruột )
xoắn ruột hay thoát vị nội.
- Thoát vị : thoát vị thành bụng ; thoát vị nội  nguy cơ nghẹt ruột.
- Xoắn ruột
-Các khối chèn ép từ bên ngoài : khối u ( lành hay ác ), khối áp xe, khối máu tụ trong xoang bụng

2.Tắc ruột do sang thương ở thành ruột :
- Bẩm sinh : teo ruột, ruột đôi, màng ngăn…
-Tổn thương viêm : lao ruột, viêm trong bệnh Crohn…
-Sẹo xơ : do chấn thương, do kỹ thuật khâu nối ruột, tia xạ, hóa chất.
-Các khối u ( lành hay ác )

3.Tắc ruột do nguyên nhân trong lòng ruột : búi giun, bã thức ăn, sỏi phân, sỏi mật, phân su, thuốc cản quang Barium vón cục….

Ngoài ra có thể phân loại nguyên nhân theo vị trí :
1.Tắc ruột non :
- Tắc ruột non do thắt :
Xoắn ruột non
Thoát vị nghẹt
 Lồng ruột cấp : ở trẻ nhỏ thường không có nguyên nhân, ở người lớn luôn có nguyên nhân thực thể ( bướu, po-lip, hạch )
-Tắc ruột non do nghẽn ( hiếm gặp ) : do sỏi mật, bã thức ăn, bướu ruột non.
-Tắc ruột non sau viêm nhiễm : thường gặp sau mổ, do dây dính.
-Ung thư lan tràn ổ bụng : gây dính ruột và các cơ quan trong ổ bụng thành một khối.

2.Tắc đại tràng :
- Tắc đại tràng do thắt : xoắn đại tràng chậu hông ( thường gặp nhất ), xoắn manh tràng (ít gặp ), lồng ruột ( do bướu đại tràng ).
-Tắc đại tràng do nghẽn : thường do ung thư.
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN TẮC RUỘT

Trước một BN nghi ngờ tắc ruột, phải lần lượt xác định :
-Có tắc ruột không? Tắc hoàn toàn hay bán tắc ?
-Vị trí tắc ?
-Tắc thuộc loại nào ? do nghẽn, do thắt hay liệt ruột ?
-Nguyên nhân gây tắc ruột ?
- Tình trạng toàn thân hiện tại ?
-Phương pháp xử trí ?

A.Chẩn đoán xác định :
1./ Triệu chứng cơ năng :

- Đau bụng : quặn từng cơn
- Nôn ói : vi trí tắc càng cao nôn càng sớm và càng nhiều.
- Bí trung đại tiện : bí trung tiện quan trọng hơn bí đại tiện

2./ Khám lâm sàng :
- Triệu chứng toàn thân : tình trạng mất nước và tình trạng nhiễm trùng.
- Bụng chướng : chướng đối xứng hay chướng lệch ( xoắn đại tràng chậu hông )
Dấu hiệu quai ruột nổi, dấu hiệu rắn bò.
Sẹo mổ cũ thành bụng
- Sờ nắn thành bụng : các dấu hiệu tùy thuộc giai đoạn BN nhập viện.
- Gõ vang
- Nhu động ruột tăng và âm sắc cao ( tắc ruột cơ học ) hay ruột mất nhu động ( liệt ruột )
- Thăm trực tràng : ống hậu môn rỗng hay phát hiện khối u bít lòng hậu môn

3./ Cận lâm sàng :
- X quang bụng đứng không sửa soạn : hình ảnh mức nước hơi
XQ của xoắn ruột :
 Một quai ruột trướng hơi mức độ vượt trội so với các quai còn lại, đồng thời mức nước hơi của quai này không chênh nhau.
H/ả “hạt cà phê”â nếu quai ruột bị xoắn chứa toàn hơi
H/ả “giả khối u” nếu quai ruột bị xoắn chứa toàn dịch

- Chụp đại tràng cản quang : khi nghi ngờ tắc đại tràng ( chẩn đoán xác định, xác định vị trí và nguyên nhân ). Chống chỉ định : nghi ngờ thủng ruột.

- Siêu âm :
 Tắc ruột : Quai ruột giãn ( đk ≥ 2.5 cm ) nằm cạnh quai ruột xẹp.
Dấu hiệu máy giặt ( washing machine)
Tắc ruột do thắt : Quai ruột giãn nằm im lìm
Quai ruột giãn tăng nhu động ở cạnh quai ruột giãn im lìm
Dịch ổ bụng thành lập nhanh, nhiều đốm echo khuếch tán
Thành ruột dày > 3mm
Tắc đại tràng : Quai ruột già dãn nằm cạnh quai ruột xẹp
Quai ruột già dãn ( đk > 30mm) im lìm, lòng có nhiều đốm echo
Ít có sóng nhu động.

-Sinh hóa máu : đánh giá tình trạng toàn thân ( cô đặc máu, nhiễm trùng, rối loạn điện giải, suy thận…) công tác hồi sức .

B.Chẩn đoán phân biệt :
- Viêm phúc mạc : thường là các dấu hiệu của liệt ruột
-Viêm tụy cấp : đau nhiều, nôn nhiều, bụng chướng  để phân biệt : Amylase máu, amylase nước tiểu, X quang bụng không sửa soạn.
-Một số bệnh lý trong xoang bụng gây đau bụng do co thắt và gây nôn.

C. Tắc hoàn toàn hay bán tắc ?
Hội chứng bán tắc ruột : đau bụng từng cơn, buồn nôn hay nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện. Sau khi trung tiện được thì bụng xẹp và hết đau.

D.Chẩn đoán vị trí tắc :
Tắc caoTắc thấp
Nôn
Bụng chướng

Tình trạng mất nước
XQ bụng đứng

( H/ả bóng hơi )Nôn sớm và nhiều
Chướng ở bụng trên

Mất nước nhanh và nhiều
Mức nước hơi ít, thấp đáy rộng
Niêm mạc dạng lò xo, bờ không có ngấnNôn trễ và ít hay không nôn
Bụng chướng nhiều, toàn thể (chướng lệch trong Xoắn ĐT chậu hông )
Mất nước chậm và ít
Nhiều mức nước hơi đáy hẹp, cao rải rác khắp bụng
Niêm mạc không dạng lò xo, bờ có ngấn, trong lòng chứa phân.

D.Tắc thuộc loại nào ?

Yếu tố phân biệtLiệt ruộtTắc ruột cơ học
Bệnh sử
Rối loạn nước điện giải
Nhu động ruột
XQ bụng Thường kéo dài hơn (trừ liệt ruột sau mổ)
Trầm trọng hơn
Không còn
Không còn mức nước hơi ( dầy dịch trong lòng ruột )
hay h/ả chuỗi hạtThường ngắn hơn

Tăng về số lượng, âm sắc
H/ả mức nước hơi
Tắc ruột do thắtTắc ruột do nghẹt
Đau bụng
Chướng
Tiến triển bệnh
Sốt
Ấn bụng


XQ bụngDữ dội, liên tục không thành cơn
Ít chướng hay chướng lệch
Nhanh chóng rơi vào tình trạng nhiễm độc
(+)
Đau khu trú hay phản ứng phúc mạc


( trình bày ở trên )Quặn từng cơn
Thường chướng nhiều và đều
Thường chậm
Có thể có hay không
Không có điểm đau khu trú
Chỉ có phản ứng phúc mạc khi đã tiến triển viêm PM


E. Chẩn đoán nguyên nhân :
- Dựa vào tiền căn ( có phẫu thuật vùng bụng )
- Dựa vào vị trí tắc
- Dựa vào loại tắc
F.Thái độ xử trí :

1/. Nguyên tắc :
- Ngoại khoa phối hợp nội khoa.
- Nội khoa : phục hồi các rối loạn toàn thân giúp BN chịu đựng cuộc mổ
- Ngoại khoa : tái lập lưu thông ruột.

2./ Hồi sức nội khoa : không quá 12 – 24 giờ để tránh nguy cơ hoại tử ruột
- Hút dạ dày liên tục : giải áp, làm xẹp đoạn ruột trên chỗ tắc và tránh trào ngược dịch tiêu hoá vào đường thở khi gây mê.
- Truyền dịch bù nước điện giải : NaCl 9%o và Glucose 5% - lượng dịch phụ thuộc vào thể trạng, huyết áp, CVP, lượng nước tiểu.
- Kháng sinh phổ rộng với vi khuẩn đường ruột ( Cephalosporin III + Metronidazole )

3./ Điều trị bằng nội soi :
- Xoắn ĐT chậu hông :
Nội soi ĐT để giải áp tháo xoắn ( nếu chưa có viêm Phần mềm )
1 tuần sau mổ chương trình cắt đoạn ĐT chậu hông quá dài để tránh tái phát.

- Tắc ruột do dây dính : mổ NS ổ bụng

- Lồng ruột ở trẻ con : thụt tháo bơm hơi qua nội soi ĐT hay bơm barýt tháo lồng.

4./ Điều trị phẫu thuật : Lấy đi chỗ tắc, lập lại lưu thông đường tiêu hóa.

a) Tắc ruột non :
- Tắc do dây dính :
Mở bụng cắt bỏ dây dính. Nếu ruột tắc do dây dính nhiều  phòng ngừa tái phát : đính ruột , đính mạc treo.
Nếu dây dính gây xoắn ruột :
oBN đến sớm : cắt bỏ dây dính, tháo xoắn  tiên lượng tốt, bệnh có thể tái phát.
oBN đến trễ : Cắt ruột non và nối lại tận – tận. Nếu có viêm Phần mềm thì sau khi cắt đoạn ruột hoại tử ( thì đầu ), đưa 2 đầu ruột còn lại ra ngoài, 3 – 6 tuần sau nối lại ( thì sau )  tiên lượng dè dặt.

- Tắc do thoát vị :
Giải phóng ruột, đóng kín lỗ hổng gây thoát vị
Ruột chưa hoại tử : phục hồi thành bụng cùng lúc.
Ruột đã hoại tử : cắt bỏ quai ruột chết, nối ruột lại, phục hồi thành bụng cùng lúc.
 Đoạn ruột nghi ngờ hoại tử quá dài ( cắt bỏ gây nguy cơ rối loạn dinh dưỡng) : cắt bỏ đoạn ruột đã chết rõ, nối lại. 24 giờ sau mở bụng thám sát lại, nếu cần sẽ cắt bỏ thêm.

- Tắc do lồng ruột cấp :
 Trẻ nhỏ : có thể tháo lồng bằng hơi hay thụt tháo.
Người lớn : xác định nguyên nhân thực thể trong lúc mổ  cắt bỏ đoạn ruột có bướu, nối lại, hóa chất trị liệu ( tùy nguyên nhân )

- Tắc do sỏi, bã thức ăn : mở ruột lấy vật gây tắc, nối lại.

- Tắc sau viêm nhiễm : cắt hết dây dính – giải phóng ruột – khâu đính ruột hay khâu đính mạc treo ( ngừa tái phát )

- Ung thư lan tràn ổ bụng : đưa phần trên chỗ nghẹt ra ngoài da hay nối tắt đoạn ruột phình vào đoạn ruột xẹp.

cool.gif Tắc đại tràng :
- Các kỹ thuật :
Đưa đại tràng ra ngoài làm HMNT (xem thêm bài HMNT – BS. Lê Hùng)
oĐại tràng chậu hông ( thông thường nhất ), manh tràng, đại tràng ngang.
oHMNT tạm thời ( cắt bỏ đại tràng cấp cứu, nối lại 3-6 tuần sau ) và vĩnh viễn ( ung thư trực tràng )
Cắt bỏ đại tràng :
oCắt đoạn đại tràng, nối ruột lại cùng thì
oCắt đoạn đại tràng, đưa 2 đầu ra ngoài, nối lại thì sau.
oCắt gần toàn bộ đại tràng, nối hồi tràng – trực tràng
G.Chăm sóc hậu phẫu :
- Theo dõi sự lưu thông ống tiêu hóa sau mổ : thời điểm có lại trung tiện, tình trạng bụng.
- Kháng sinh chống nhiễm trùng vết mổ, kháng sinh điều trị ( BN có tình trạng nhiễm độc, đã viêm phúc mạc )
- Chế độ dinh dưỡng cho BN : nuôi ăn đường tĩnh mạch – sữa – cháo thịt – cơm.
- Chăm sóc hậu môn nhân tạo ( nếu có )
Hướng dẫn BN cách làm vệ sinh.
 Aên uống đúng giờ để phân ra đúng giờ.
Tránh các thức ăn gây khó tiêu, sinh nhiều hơi ( tinh bột ), tiêu chảy ( sữa )

H.Biến chứng sau mổ :
- Bục miệng nối ống tiêu hoá
- Nhiễm trùng vết mổ
- Tắc ruột tái phát sau mổ
- Hậu môn nhân tạo ( xem thêm bài HMNT – BS. Lê Hùng )
Hoại tử HMNT :
o Nguyên nhân : thắt mạch máu nuôi trước khi đưa đoạn dại tràng ra ngoài.
o Xử trí : nội soi HMNT, theo dõi nếu phần hoại tử nằm trên lớp cân, mổ làm lại HMNT nếu phần hoại tử qua khỏi lớp cân.

Viêm phúc mạc :
o Ngnhân : vô ý làm thủng HMNT, HMNT bị tụt vào xoang bụng do hoại tử hay nhiễm trùng.
oXử trí : mổ làm lại HMNT – rửa xoang bụng – dẫn lưu – KS điều trị.

Tắc ruột ( HMNT không ra phân )
oNgnhân : Vết rạch cân quá hẹp
HMNT bị xoắn ( kiểu quai )
Còn tổn thương ở đoạn trên
Phân cứng chèn chặt
oXử trí : Mổ lại nếu HMNT bị xoắn hay còn tổn thương đoạn trên
Phân cứng : ròng nước làm mềm phân
Theo dõi chống phù nề nếu vết rạch cân bị hẹp tương đối

 Sa HMNT :
oKiểu quai dễ sa, kiểu 1 đầu tận ít sa
oSa niêm : cắt niêm
oSa thật sự ( dễ bị loét, sang chấn, nhiễm trùng )
Đóng HNMT sớm nếu là HMNT tạm thời.
Chuyển HMNT kiểu quai thành kiểu 1 đầu tận.

Thoát vị cạnh HMNT : do không đính cân và thành cơ vào thành đại tràng, do vết rạch quá rộng.
 
Top