Học ngành nào cũng có thể làm sếp được bạn ạ, lĩnh vực nào cũng có người đứng đầu mà miễn là bạn học giỏi. Nếu bạn có vốn mở công ty thì cũng có thể làm sếp được, còn sếp ở các doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải nỗ lực, đi từ vị trí nhỏ đến lớn, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, năng lực thì bạn có thể thi tuyển vào vị trí giám đốc các doanh nghiệp lớn. Học ngành Điện tử - Viễn thông ra làm ở đâu? Những câu hỏi đặt ra như:
- Học xong ra trường sẽ làm gì? Làm ở đâu?
- Cơ hội kiếm việc làm có nhiều không? Kiếm được lương trung bình bao nhiêu một tháng?
- Công việc tương lai sẽ đòi hỏi phải trang bị những gì khi còn trong ghế nhà trường?...
các bạn sinh viên ngành Điện tử Viễn thông (ĐTVT) cũng có những băn khoăn như hầu hết các ngành khác. Có thể khẳng định rằng cơ hội kiếm được việc làm của các bạn học Khoa ĐTVT là rất lớn. Cơ hội sẽ liên tục đến với các bạn, quan trọng là các bạn có chọn được nơi lý tưởng để làm việc và cống hiến.
Mức lương
Về mức lương của ngành thì các bạn có thể yên tâm. Mức lương của các kỹ sư ĐTVT là mức lương được các kỹ sư các ngành khác mơ ước và phấn đấu.
Nếu mới ra trường thì mức lương khởi điểm trên 2 triệu là mức lương các bạn dễ dàng kiếm được. Nếu vào các Công ty lớn hơn thì mức lương trên 5 triệu là chuyện bình thường. Hiện nay mức lương của kỹ sư ngành ĐTVT đang ở mức cao trong xã hội. Thậm chí có nhiều bạn sinh viên đã kiếm được mức lương trên 10 triệu đồng dù chưa tốt nghiệp ra trường. Rất đáng để ngưỡng mộ đúng không? các bạn có thể yên tâm về chuyện lương bổng sau khi tốt nghiệp ra trường.
Làm việc ở đâu?
Theo thống kê khảo sát chung về nhân lực – việc làm ngành ĐTVT, chiếm tỉ lệ cao nhất là làm việc tại các công ty, tập đoàn quốc tế (Intel, Renesas, LSI, SDS, Shinko…), sau đó là làm việc tại các công ty nhà nước (VNPT, Viettel, Mobiphone, Vinaphone,…). Đây là hai khu vực chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiếp đó lần lượt là làm việc tại các công ty tư nhân, TNHH (FPT, VTB…); xuất khẩu lao động sang các công ty, tập đoàn nước ngoài; tiếp tục theo học lên cao hơn (hay văn bằng hai); ở lại trường, khoa làm giảng viên, hỗ trợ SV, công tác giáo vụ và cuối cùng là thành lập công ty riêng. Ngoài ra, các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành ĐTVT cũng có thể làm giảng viên cho các trường ĐH-CĐ, Trung cấp nghề, PTTH…
Vấn đề ra trường làm việc ở đâu đúng là vấn đề quan tâm của SV nhưng việc bằng cấp hay tên gọi không phải là một yếu tố quan trọng quyết định lúc xin việc. Điều quan trọng khi xin việc đó là kỹ năng viết Đơn xin việc và Sơ yếu lí lịch (tiếng Anh hay tiếng Việt). các bạn phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của mình thể hiện trong CV (Curriculum Vitae – Sơ yếu lí lịch). Đó chỉ là quá trình để được gọi đi phỏng vấn (PV), đi PV thì phải dựa vào khả năng của bản thân để làm bài Test, nội dung bài Test thường bao gồm Tiếng Anh, kiểm tra IQ, GMAT và chuyên môn (1 số nơi không có GMAT). Nếu qua được vòng Test sẽ đến PV trực tiếp. các bạn nên tham khảo lại cách ra đề thi, cách phỏng vấn của các công ty hàng năm. Dù biết rằng đó cũng là một cách học có phần đối phó nhưng việc tham khảo cũng rất cần thiết cho các bạn.
 
Top