Cuộc sống hiện đại khiến con người luôn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, lo âu dẫn đến mất ngủ thường xuyên hay trằn trọc thâu đêm.

Khi bị mất ngủ, người ta thường hay dùng đến thuốc ngủ, nhưng việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Để chữa trị bệnh mất ngủ, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp dễ áp dụng nhưng hiệu quả cao.

Biện pháp chữa trị bệnh mất ngủ

Vào lúc chiều tối nên tập đi bộ 20 - 30 phút, thư giãn bằng cách nghe nhạc, tránh suy nghĩ nhiều, xem phim có cảm giác mạnh hay chơi game quá nhiều. Nên hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ, thu xếp thời gian làm việc để có khoảng thời gian nghỉ ngơi trước khi đi ngủ.

- Bữa chiều tránh những thức ăn khó tiêu hay thức ăn có nhiều thịt, chọn những thức ăn có lợi cho giấc ngủ như ngũ cốc hay các loại rau như rau muống, rau lang, mồng tơi... những thức ăn có lợi cho thần kinh như cua, cá, đậu sữa, lạc, gan lợn... Có thể uống 1 cốc sữa ấm hay bánh ngọt để cung cấp hydrat cacbon tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Sau bữa ăn tối không nên dùng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê..., hạn chế những món ăn cay và những món thuốc bổ có tính nóng.

- Trước khi đi ngủ nên tránh suy nghĩ căng thẳng, xem những bộ phim nhiều kịch tính hay những cuốn sách gây cảm xúc mạnh. Thức quá khuya sẽ làm cho giấc ngủ không tròn giấc.

- Phòng ngủ nên hạn chế ánh sáng, tiếng ồn. Không đặt quá nhiều vật dụng điện như: Ti vi, điều hoà, tủ lạnh... tránh từ trường phát ra gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Về mùa đông nên tắm nước ấm để tạo thư giãn trước khi đi ngủ. Trước khi lên giường, nên ngâm chân bằng nước nóng, lau sạch và xoa nóng gan bàn chân.

- Phương pháp hiệu quả nhất là ấn 3 huyệt dũng tuyền (huyệt chỗ lõm gan bàn chân), thái khê (ở phía sau mắt cá trong, bờ trên xương gót chân, điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong với mép trong gân gót ngang với đỉnh mắt cá trong), nội quan (mặt trong cánh tay, giữa lằn chỉ cổ tay lên hai tấc, trong khe giữa hai cơ gan tay lớn và gan tay bé).

Các món ăn trị bệnh mất ngủ

Rau nhút (rau rút) non, lá vông non, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hay thịt nạc. Rau nhút có vị ngọt nhạt, tính hàn, không độc trơn hoạt. Có tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ mát dạ dày, mạnh bổ gân xương. Lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, thông huyết, tiêu độc, sát trùng. Khoai sọ có tính cay, bình, không độc. Các vị của món ăn này phối hợp có tính bổ dưỡng an thần.

- Canh củ sen giúp dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ, cố tinh. Hạt sen có tác dụng bổ tỳ, cố tinh, an thần, dưỡng tâm, thường dùng để trị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Người ta thường nấu chè hạt sen hay cho vào các món ăn như nhồi vào bụng chim bồ câu non, món vịt tiềm.

- Táo có vị ngọt, tính ôn, tác dụng vào hai kinh tỳ vị, có tác dụng bổ tỳ vị sinh tân dịch, ích khí, an thần.

- Nhãn có vị ngọt chua, tính bình. Có tác dụng bổ dưỡng, bổ tâm tỳ nên dùng để trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, kém trí nhớ.

Ngoài ra, các món ăn như lòng đỏ trứng gà, tim lợn, táo đỏ, củ súng cũng có tác dụng chữa trị bệnh mất ngủ rất tốt.
 
Khi bạn làm việc căng thẳng hay mất ngủ kèm đau đầu hãy ăn canh bí đỏ. Bí đỏ là nguồn cung cấp provitaminA (bêta caroten) thiên nhiên phong phú, nó làm sáng mắt, lại “sáng lòng” bởi vitaminA là chất chống ô–xy hóa. Ngoài tỉ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitaminC, acdi folic, masgnesium, kali và chất đạm. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acdi glutamic, được gọi là bổ thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh  và não. Vì thế, bí đỏ được coi là  món ăn bổ não trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.- Món canh cua đồng với rau muống, rau nhút, củ sen cũng rất hữu dụng. Tuy nhiên, rau nhút tính hàn nên những người “xấu bụng”  không nên ăn.- Đến mùa sen ta có món canh hạt sen, chỉ cần 40 hạt sen tươi nấu lên cho nhừ, buổi tối ăn cả nước lẫn cái đảm bảo hệ thần kinh sẽ mềm, dịu từ từ như bạn đi vào giấc. Nếu bạn bị cao huyết áp, đừng nêm muối hay đường vào món canh này. Trong hạt sen, lá và tim sen có chứa nuciferin là một alcaloid có tác dụng an thần, đặc biệt tốt đối với những trường hợp mất ngủ kèm theo cảm giác bứt rứt, bồn chồn không yên, miệng khô họng khát, nóng trong ngực. Ngoài ra hạt sen còn giúp lợi tiểu, vừa ngủ ngon vừa giảm áp suất máu. - Nếu không bị phì, bạn hãy ăn chè hạt sen nhãn nhục (long nhãn). Nhãn nhục có tác dụng bổ tâm, an thần, dưỡng huyết, ích tỳ, dùng rất tốt cho những trường hợp mất ngủ do thiếu máu. Món này cũng tốt cho những người có biểu hiện trầm cảm, khi ngủ yên thì các biểu hiện khác sẽ giảm đi.- Bạn nào bị tiểu đường lại khó ngủ có thể dùng 1 tim heo, rửa sạch bên ngoài, huyết bên trong giữ nguyên, rạch tim cho 50g đương qui vào, may kín lại, hầm cách thủy. Tim chín thì bỏ đương quy đi, nêm vừa ăn và ăn hết, dùng thay cho bữa tối. Tim heo có công dụng dưỡng tâm, an thần, chống co giật và cầm mồ hôi, chữa mất ngủ do tâm khí suy nhược với các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, hay hồi hộp, đánh trống ngực, đầu choáng, mắt hoa, dễ vã mồ hôi, dễ kinh sợ.
 
- Đối với những người suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay quên, giấc ngủ nhiều mộng mị: Tim lợn 1 quả (bỏ phần mỡ, thái mỏng), hạt sen 30 g (bỏ tâm), long nhãn 15 g, bách hợp 30 g. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm kỹ trong 1 giờ. Khi chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày. Nếu dùng hạt sen và bách hợp tươi thì càng tốt nhưng lượng phải nhiều hơn một chút. Bài thuốc này có công dụng bổ tâm, dưỡng tỳ, an thần, giúp bổ phế, giảm ho cho những người có các bệnh đường hô hấp. Không dùng cho người đang bị cảm mạo, sốt- Đối với những người mất ngủ có kèm theo các triệu chứng bồn chồn, bứt rứt không yên, tinh thần suy sụp: Khiếm thực 30 g, ý dĩ 30 g, mạch môn 30 g, hạt sen 30 g, đường phèn lượng vừa đủ. Hạt sen bỏ tâm, mạch môn không bỏ lõi, khiếm thực và ý dĩ rửa sạch, tất cả đem ngâm với nước sạch khoảng 20 phút. Sau đó, cho khiếm thực và ý dĩ vào nồi, đổ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm nhừ chừng 30 phút. Tiếp theo, cho hạt sen và mạch môn vào, đun tiếp khoảng 20 phút nữa là được, chế thêm đường phèn, ăn trong ngày.- Những món ăn khác gồm:* Tim dê (một quả), nấu với táo đỏ, thêm gia vị vừa đủ, ăn hằng ngày (ít nhất khoảng một tuần).* Giò heo (2 khoanh), đương quy (30 gr), viễn chí (10 gr), táo đỏ (5 quả), hầm nhừ ăn vào buổi chiều (mỗi tuần khoảng 3 lần).* Dạ giao đằng (hà thủ ô) 60 gr, táo đỏ (5 quả), gạo tẻ (50 gr), đường cát trắng (30 gr), nấu nhừ ăn khi còn nóng (ăn cách một giờ trước khi ngủ).* Hải sâm (250 gr), hạt sen (200 gr), đường cát trắng (250 gr), nấu dùng trong ngày.* Gạo nếp (50 gr), hạt sen (60 gr), nấm linh chi (50 gr), đường cát trắng (30 gr), nấu nhừ, ăn cách một giờ trước khi đi ngủ.

Chúc bạn có giấc ngủ ngon!

                                                                                                   (www.VnEtips.com tổng hợp) 
 
Top