daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chọn một chương trình truyền thông một sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp kinh doanh. Phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình này với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thông và tình thế marketing của doanh nghiệp
Chọn một chương trình truyền thơng một sản phẩm hay thương
hiệu của doanh nghiệp kinh doanh. Phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng
của chương trình này với mục tiêu marketing, mục tiêu truyền thơng và
tình thế marketing của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đinh Thủy Bích

Năm học 2020 – 2021

1


MỤC LỤC

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Mục tiêu marketing
Mục tiêu Marketing là những mục tiêu được đặt ra bởi các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân trong trong suốt quá trình xây dựng, cung cấp và truyền tải những giá trị thiết
thực đến khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và thu về những giá trị lợi ích
cho doanh nghiệp.
II. Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu truyền thông là điều doanh nghiệp mong muốn đạt được qua một chương

trình truyền thông, xuất phát từ kế hoạch marketing, phạm vi hẹp hơn mục tiêu
marketing. Mục tiêu truyền thơng có thể là xây dựng một hình ảnh, giá trị cho một
thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ; thông
báo về một chương trình khuyến mại; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích
mà nó mang lại cho khách hàng; uốn nắn những nhận thức lệch lạc về một thương hiệu,
một công ty,... Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp doanh nghiệp có cơ sở để đo
lường hiệu quả của một chương trình truyền thơng.
III. Tình thế marketing
1. Thị trường
Thị trường là tập hợp những người mua thực hiện hay tiềm năng với một sản phẩm.
Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số các cá nhân, tổ chức có nhu cầu và có những sản
phẩm được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy sản
phẩm mà họ mong muốn. Một thị trường có thể xoay quanh một sản phẩm, một dịch vụ
hay bất kỳ cái gì có giá trị.
Để có thể làm truyền thông tốt, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường một cách
kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong 5 loại thị trường khách hàng:
- Thị trường người tiêu dùng: gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa, dịch vụ để
tiêu dùng cho chính họ.
2


- Thị trường sản xuất: bao gồm các tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho cơng việc sản
xuất của họ để kiếm lợi nhuận hay để hoàn thành các mục tiêu khác.
- Thị trường bán lại: gồm những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để bán nhằm thu phần
trăm chênh lệch về giá.
- Thị trường Chính Phủ, tổ chức phi lợi nhuận: gồm các cơ quan nhà nước và các tổ chức
phi lợi nhuận mua hàng hóa, dịch vụ để tạo các dịch vụ cơng ích hay để chuyển nhượng
những hàng hóa, dịch vụ này cho những người cần chúng.
- Thị trường quốc tế: là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùng, người sản
xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ngồi.

2. Sản phẩm
Sản phẩm là bất kỳ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận,
được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của con người. Khái
niệm sản phẩm và dịch vụ còn bao gồm các hoạt động, vị trí, nơi chốn, các tổ chức và ý
tưởng….Vì vậy đôi khi người ta dùng thuật ngữ khác chỉ sản phẩm, như là vật để làm
thỏa mãn (satisfier), nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer).
Sẽ sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm mà ít
quan tâm đến lợi ích của sản phẩm đó đem lại. Nếu như thế, họ chỉ quan tâm tới việc tiêu
thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp để giải quyết một nhu cầu.
3. Cạnh tranh
Phân tích Cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của hoạch
định chiến lược. Khi phân tích Cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định:
Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu? phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách
hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn, đặc
tính của sản phẩm và nhiều điều khác nữa trong sự giới hạn về khả năng mua sắm của họ.
Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh về ước muốn (như phương
tiện đi lại, du lịch, nhà ở,...), đối thủ về chủng loại (ơ tơ, xe máy,..), đối thủ về hình thức
(xe máy đua, xe máy thông dụng,..), đối thủ về nhãn hiệu (Honda, Yamaha,..)
Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì? Sản phẩm, hệ thống phân phối, quảng
cáo,...
Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền,...). Để
cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp phải giữ 4 mức độ cơ bản trong tư duy, được gọi là
4C trong định vị thị trường. Phải xem xét đặc tính của người tiêu dùng.
4.

Nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (môi trường marketing)
3


Phân tích doanh nghiệp với tư cách là một tác nhân thuộc môi trường vi mô, nhà

quản trị marketing sẽ xem xét vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp, mối
quan hệ và tác động hỗ trợ của các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự đối với bộ phận
marketing. Bộ phận marketing có trách nhiệm hoạch định và triển khai hoạt động chiến
lược các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thơng qua các hoạt động quản
trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán,... Các nhà quản
trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác để đảm bảo
ngân sách cân cần thiết cho việc thực thi các chính sách marketing, phân bổ ngân sách
cho sản phẩm, nhãn hiệu,.. Ngồi ra cịn đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh
và điểm yếu của hoạt động marketing trong doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù
hợp.
Ngồi các nhân tố thuộc mơi trường vi mơ, doanh nghiệp cần phân tích những
tác động xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để đảm bảo các kế hoạch và
chiến lược marketing thích ứng với các tác động và sự biến đổi của mơi trường:
Mơi trường dân số học: vì dân số tạo nên thị trường. Người làm marketing cần chú ý
khi nghiên cứu phân bố dân cư theo khu vực địa lý và mật độ dân cư, xu hướng di dân,
phân bổ dân số theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc,
cấu trúc, tơn giáo. Có những xu hướng biến đổi trong mơi trường dân số học có tác động
đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm
thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi dân cư, sự thay đổi về
đặc điểm gia đình,...
Mơi trường kinh tế: bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và
cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Tổng sức mua tùy
thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng. Những người làm
marketing cần lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái
thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như
thu nhập, tỷ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm có một tác
động rất lớn trên thị trường. Các doanh nghiệp có các sản phẩm giá trị lớn hay mức sinh
lợi cao cần nghiên cứu kỹ lưỡng những xu hướng biến động của môi trường kinh tế để
chủ động có những điều chỉnh thích ứng. Trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng,

các nhà quản trị marketing cần tiến hành các bước cần thiết để thay thế sản phẩm, giảm
chi phí và vượt qua những trở ngại.

4


Môi trường tự nhiên: Các nhà quản trị marketing cần xem xét các cơ hội và đe dọa
có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của mơi trường tự nhiên. Đó là sự
khan hiếm của ngun liệu, ơ nhiễm mơi trường, sự can thiệp của chính phủ về tài
nguyên thiên nhiên..
Môi trường công nghệ: Tác động đến quản trị marketing rất đa dạng, tùy thuộc vào
khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội
hay gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống của sản
phẩm, chi phí sản xuất,...Khi phân tích mơi trường cơng nghệ cần lưu ý 1 số xu hướng: sự
thay đổi nhịp gia tốc cơng nghệ, cơ hội phát minh, chi phí cho nghiên cứu-phát triển...có
thể tác động đến chu kỳ sống sản phẩm, sản phẩm thay thế...
IV. Các quyết định truyền thông ( quyết định Quan hệ công chúng-PR)
Xác định mục tiêu marketing quan hệ công chúng (MPR)

1.

Tạo ra sự biết đến: PR có thể đăng tải các tư liệu liên quan trên phương tiện truyền thông
(PTTT) để thu hút sự chú ý đến sản phẩm, dịch vụ, con người, tổ chức hay ý tưởng
Tạo dựng tín nhiệm: PR có thể nâng cao tín nhiệm bằng cách truyền thơng điệp qua các
bài báo, phóng sự
Kích thích lực lượng bán và các đại lý: tư liệu viết về sản phẩm mới trước khi tung ra thị
trường sẽ giúp lực lượng bán tiêu thụ sản phẩm đó cho các nhà bán lại
Giảm bớt chi phí xúc tiến bán: chi phí của PR ít hơn thư gửi trực tiếp và quảng cáo trên
các PTTT, ngân sách xúc tiến bán của công ty càng nhỏ nên sử dụng PR để tranh thủ
phần tâm trí của cơng chúng.

2.

Lựa chọn thông điệp và phương tiện MPR

2.1. Lựa chọn thông điệp
Thông điệp là việc xác định hay xây dựng những câu chuyện, ý tưởng lý thú nhằm
truyền tải đến khách hàng về chương trình PR của cơng ty. Sáng tạo ra tin tức chứ khơng
phải đi tìm tin tức. Những ý tưởng PR có thể là những cuộc hội thảo khoa học quan trọng
có mời các chuyên gia hay những diễn giả nổi tiếng, và tổ chức những hội nghị báo chí.
Mỗi sự kiện là cơ hội để phát triển thành nhiều câu chuyện nhắm vào những nhóm cơng
chúng khác nhau.
5


Một thông điệp PR tốt sẽ lôi cuốn sự tham gia của cơng chúng dưới nhiều góc độ và
sẽ khiến hình ảnh của thương hiệu trở nên tốt đẹp hay gây ấn tượng trong tâm trí khách
hàng.
2.2 Các phương tiện MPR
a.

Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thơng tin
đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng cách sử dụng phương tiện truyền
thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra. Đây là kênh truyền thông hiệu quả
và kinh tế: khả năng tiếp cận được nhiều người tại nhiều địa điểm khác nhau do đặc tính
truyền thơng khán thính giả rộng lớn là phân tán. Cơng cụ phục vụ mục đích quan hệ
cơng chúng: nâng cao danh tiếng, tác động, thông tin cho đối tượng công chúng mục tiêu.
Các phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả như:
- Truyền thông qua in ấn: Báo in (nhật báo, tuần báo, thời báo), tạp chí (giải trí, chuyên
ngành, nghiên cứu), sách (định kỳ, chuyên đề,...)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Lựa chọn một hệ thống thương mại điện tử (TMĐT) đang hoạt động. Tìm và lập danh sách các hệ thống tương tự (hệ thống vừa lựa chọn) Thương Mại Điện Tử 0
G Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại công ty Lắp máy điện nước Luận văn Kinh tế 0
R Tìm, lựa chọn và mô tả chi tiết một website (về loại hàng hoá, dịch vụ, đối tác, qui trình giao dịch Thương Mại Điện Tử 0
R Lựa chọn một doanh nghiệp bán lẻ điện tử (trong nước hoặc quốc tế) và phân tích các phối thức bán lẻ điện tử (4ps, 7cs ) của doanh nghiệp đó và cho nhận xét, Luận văn Kinh tế 0
V Xử lý và chọn mẫu màu cho công đoạn in thử một mẫu in hoa tại nhà máy dệt Tân Tiến Luận văn Kinh tế 0
T Lựa chọn linh kiện thiết kế và một số lý thuyết về chuyển đổi A/D Luận văn Kinh tế 2
S Lựa chọn và kiểm chứng một chế độ điện phân đã được dùng trong công nghiệp, khảo sát tính chất điện hoá của sản phẩm bằng phương pháp điện hóa sử dụng máy đo điện hoá Luận văn Kinh tế 0
C Tự chọn một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để thiết kế và tạo lập cơ sở dưc liệu nhằm quản lý việc bán hàng cho một cửa hàng bán lẻ Công nghệ thông tin 0
D NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN TRANG BỊ KỸ THUẬT CHO MỘT TRUNG TÂM BẢO TRÌ CHẨN ĐOÁN MÁY XÂY DỰNG Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top