aprina28

New Member
Trong y học cổ truyền, long nhãn (cùi nhãn phơi, sấy khô) có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần dùng để bồi bổ cơ thể khi suy nhược. Dưới đây là những cách dùng long nhãn theo lương y Hoài Vũ cho từng chứng bệnh khác nhau:



1. Tăng lực



+ Nguyên liệu: long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, tây dương sâm 3g. Cho tất cả vào trong cái tô, lấy miếng vải xô đậy kín lại, rồi cho vào nồi chưng cách thủy, hay hấp trong nồi cơm. Dùng làm thực đơn bồi bổ tăng lực (đại bổ nguyên khí).



2. Ăn uống kém, lâu tiêu



+ Nguyên liệu: long nhãn 100g, mật ong 100ml, đại táo 25 quả (bỏ hột), một ít nước gừng. Đầu tiên, lấy nửa lít nước nấu long nhãn và đại táo, khi đã chín nhừ cho nước gừng, mật ong vào khuấy đều cho sôi trên bếp là được. Dùng cho các trường hợp ăn uống kém, ăn vào lâu tiêu, da xanh tái, hay hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ (tâm tỳ lưỡng hư).



3. Khí huyết không tốt, đau đầu, hoa mắt



+ Nguyên liệu: long nhãn 30g, cao da lừa 10g, một lượng đường vừa đủ, nửa lít nước. Nấu cách thủy tới khi cao tan hết, chia làm hai phần, dùng cả cái và nước. Món này dùng trong trường hợp khí huyết không tốt, thần kinh mệt mỏi, nhức đầu hoa mắt.



4. Suy nhược, thiếu máu



+ Nguyên liệu: long nhãn 30g, hạt sen 30g, gạo tẻ 100g. Đem tất cả nấu cháo để dùng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, thiếu máu.



Ngoài cùi nhãn (long nhãn), thì lá nhãn, vỏ nhãn, hoa nhãn, hạt nhãn cũng có những công dụng chữa bệnh. Chẳng hạn: lá nhãn có tác dụng tiêu thúng giải độc, sát trùng. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, đinh nhọt, trĩ, bệnh sốt rét cơn; vỏ quả nhãn có tác dụng khu phong, chữa bỏng. Dùng cho các trường hợp đau đầu, chóng mặt, bôi ngoài chữa bỏng nước sôi, bỏng lửa; hoa nhãn có tác dụng thanh nhiệt, được dùng trong các trường hợp tiểu rắt, tiểu đục do viêm đường tiết niệu.



(Theo TNO)
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top