daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC


MỤC LỤC 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 5
1.Khái niệm: 5
2.Các mô hình của quản trị chuỗi cung ứng: 6
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. 6
1.Đôi nét về ngành dệt may Việt Nam 6
2.Chuỗi cung ứng của ngành dệt may 8
2.1.Quy trình sản xuất 8
2.2.Kéo sợi 8
2.3.Dệt & nhuộm 9
2.4.Cắt may 9
3.Mạng lưới phân phối của ngành dệt may Việt Nam. 9
Chương 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY 10
1.Giới thiệu về công ty việt tiến 10
2.Mô hình chuỗi cung ứng của công ty may Việt Tiến 12
2.1.Đầu vào: 12
2.2.Sản xuất 13
2.3: Phân phối 16
Chương 4: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VIỆT TIẾN. 17
Thành công trong chuỗi cung ứng của công ty Việt Tiến 17
Thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng của công ty VIỆT TIẾN 19
KẾT LUẬN 23
Chuỗi cung ứng của ngành dệt may đang còn nhiều bất cập như quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, cần tạo cân đối trong cấu trúc sản xuất, ngành dệt may cần từng bước nâng cấp từ sản xuất gia công sang sản xuất FOB, OBM(bán hàng trực tiếp ở siêu thị, trung tâm thương mại ở nước ngoài). Điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chuỗi cung ứng ngành dệt may. 23




Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.Khái niệm:
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ.

Chuỗi cung ứng điển hình
Có thể hình dung các doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa như doanh nghiệp trung tâm. Thực tế, doanh nghiệp trung tâm không chỉ là doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng, nó cũng có thể là bất cứdoanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi cung ứng, tùy thuộc vào phạm vi tham chiếu và mục tiêu của nhà quản trị khi xem xét mô hình. Các sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng theo một số hình thức của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng đơn giản sẽ chỉ có ít thực thể tham gia, trong khi với các chuỗi phức tạp số các thực thể tham gia sẽ rất lớn. Như thế, dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Cùng với các thực thể chính, có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung ứng, và họ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các công ty vận tải đường không và đường bộ, các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý và các nhà tư vấn.
2.Các mô hình của quản trị chuỗi cung ứng:
Mô hình đơn giản: là doanh nghiệp chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng.
Mô hình phức tạp: doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhà máy có điểm tương đồng với nhà sản xuất. Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, hệ thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hay mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hay thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs).
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.
1.Đôi nét về ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may cả nước hiện có khoảng 6.000 doanh nghiệp. Khối các nước thành viên Hiệp định Thương mại xuyên Thái bình dương (TPP) đang chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Riêng năm 2012 đã có gần 11 tỷ USD xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các nước TPP. Vì vậy, đây là thị trường quan trọng nhất của ngành dệt may Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Từ nhiều năm qua, Tập đoàn DM Việt Nam đã tập trung đầu tư phát triển và đẩy mạnh kinh doanh nội địa qua kênh phân phối Vinatexmart. Là trung tâm phân phối sản phẩm DM của hơn 300 DN trong hệ thống và nhiều DN khác
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top