yuna_ichi

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 01
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2009
Chủ đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế ngành
Thời kỳ đổi mới
Miêu tả: 107 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CCKTN) theo các phân ngành ở Việt Nam và của Liên Hợp Quốc; giới thiệu những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTN. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch CCKTN ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng và làm rõ chuyển dịch CCKTN ở nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc trong quá trình đổi mới từ năm 1990 đến nay. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp bao gồm: các giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch CCKT (tạo môi trường chính trị, xã hội, pháp lí thuận lợi và ổn định; hoàn thiện công tác qui hoạch, kế hoạch; khai thác kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch CCKT; mở rộng thị trường…) và các giải pháp tập trung phát triển trong từng khu vực như: khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác; khu vực ngành công nghiệp chế biến; khu vực ngành dịch vụ và xây dựng…nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKTN ở Việt Nam trong thời gian sắp tới
Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1
1.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế ngành 1
1.1.1. Một số khái niệm 1
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành 4
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 9
1.3. Những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành
11
1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 11
1.3.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 17
Kết luận chƣơng 1 23
Chƣơng 2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
Việt Nam trong quá trình đổi mới 24
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
ở Việt Nam
24
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi
mới từ năm 1990 đến nay
30
2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ 41
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 41
2.3.1.1. Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê 41
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I theo phân ngành của 48
Liên Hợp Quốc
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng 51
2.3.2.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê 51
2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II theo phân ngành của
Liên Hợp Quốc
57
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ
2.3.3.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê
61
61
2.3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực III theo phân ngành của
Liên Hợp Quốc
66
2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế 70
2.4.1. Theo phân ngành Tổng cục Thống kê 70
2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo phân ngành của Liên Hợp Quốc 72
2.5. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
quá trình đổi mới
74
Kết luận chƣơng 2 78
Chƣơng 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới
81
3.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời
gian sắp tới
81
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô 81
3.1.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 83
3.2. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các khu vực 87
Kết luận chƣơng 3 99
Kết luận 101
Tài liệu tham khảo
103
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân của
mỗi quốc gia trên thế giới, là nền tảng của nền kinh tế; mặt khác, cơ cấu kinh
tế hợp lí sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Hiện nay, khi toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đã trở
thành xu thế tất yếu khách quan thì việc đánh giá lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng là vấn đề quan trọng.
Việt Nam, trong quá trình đổi mới nền kinh tế, vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong các văn kiện
của Đảng và Nhà nước, nhất là văn kiện của Đại hội Đảng và các hội nghị
chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quan điểm sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành đã được đề cập ở các mức độ khác nhau
Từ thực tiễn của đất nước sau những năm đổi mới nền kinh tế, Việt
Nam trong tiến trình hội nhập các tổ chức ASEAN, ASEM, APEC, WTO… đã
tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; trong đó cơ cấu kinh tế ngành
biến đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ,
đồng thời giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP, bước đầu cơ cấu
đầu tư về lao động theo ngành đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên,
trên cơ sở các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam cho thấy cơ cấu kinh tế ngành
còn lạc hậu, có nhiều hạn chế. Đặc biệt, từ trước đến nay chúng ta mới chỉ
nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Tổng cục Thống kê là: Nông
nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ và chưa theo chuẩn quốc tế; còn nếu phân tích
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc thì thực trạng
cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam sẽ như thế nào so với các nước trong khu
vực và trên thế giới? Đây là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
của nền kinh tế trong những năm đổi mới là những vấn đề mang ý nghĩa chiến
lược, tầm vóc lớn lao cả về phương tiện lý luận và thực tiễn trước những
thách thức lớn. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo một cách tiếp cận khác và góp phần luận giải vấn đề nóng bỏng
mang tính thời sự trên, tui chọn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt
Nam trong quá trình đổi mới ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta trong những năm đổi mới
nền kinh tế và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tuy không phải là vấn
đề mới nhưng được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Có nhiều công trình công bố như:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế
quốc dân của GS.TS Ngô Đình Giao 1994; công trình này đã đề cập cơ sở lí
luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phân tích thực trạng, quan điểm và biện
pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế với số liệu thống kê tính đến năm 1994 đến
nay đã cũ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của TS. Bùi Tất Thắng, 1997; tác giả đã
đề cập các nhân tố có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành những
năm 1990 đến nay còn phù hợp, mặt khác xu hướng mở của hội nhập nền
kinh tế hiện nay ở nước trong thời kì đổi mới một số nhân tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tính khả thi và hiệu quả thấp.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác thảo lộ trình” của
PGS. TS Trần Đình Thiên, 2002; Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của GS. TS Chu Văn
Cấp, 2003 và nhiều bài viết có liên quan đăng tải trên các báo, tạp chí.
Các công trình trên đã đề cập đến cơ sở lý luân về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế ngành nói riêng trong các mô hình công
nghiệp hóa, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Với cách tiếp cận khác nhau hầu hết các công trình nghiên cứu sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới nền
kinh tế đã đáp ứng vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn ở nước ta hiện nay;
tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu theo phân ngành của Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Liên Hợp Quốc; trên cơ
sở đó tác giả có sự đánh giá, so sánh một cách khách quan khoa học theo
chuẩn mực quốc tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam so với
các nước khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam từ
năm 1990 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Hệ thống hóa lí luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo các phân
ngành ở Việt Nam và của Liên Hợp Quốc.
- Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và sự chuyển dịch trong
từng nội bộ ngành ở nước ta từ năm 1990 đến nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế
ngành ở Việt Nam hợp lí, hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
trong quá trình đổi mới nền kinh tế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành của toàn bộ nền
kinh tế
+ Thời gian: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ năm 1990 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lôgic kết hợp với lịch sử; phương pháp
thống kê và so sánh, phân tích và tổng hợp để tính toán, xử lí các nguồn số
liệu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Đồng thời, luận văn cũng tham khảo, kế thừa kết quả của những nghiên
cứu đã được công bố của thế giới và ở Việt Nam về cơ cấu ngành kinh tế để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài này.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phân ngành của Liên Hợp Quốc.
Đánh giá được thực trạng và làm rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc từ năm 1990 đến
nay.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành
Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
trong quá trình đổi mới nền kinh tế
Chương 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 APEC Asia- Pacific Economic
Cooperation Forum
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương
2 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
3 ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác á-âu
4 EU European Union Liên minh Châu Âu
5 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
7 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
8 IMF International Monetary
Fund
Quĩ Tiền tệ Quốc tế
9 ICOR Incremental Capital -
Output Ratio
Hệ số sản lượng vốn tăng thêm
10 NICs Newly Industrialized
Countries
Các nước công nghiệp mới
11 ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
12 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
13 WB World Bank Ngân hàng Thế giới
Ngoài ra, các điểm du lịch nên có những hàng lưu niệm mang tính độc đáo
riêng để du khách có cảm tình gây dấu ấn cho chuyến đi du lịch.
Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng để tạo nguồn thu
ngoại tệ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay,
các thành phần kinh tế phát triển đan xen được Nhà nước khuyến khích phát
triển. Đây là một động lực lớn để các thành phần kinh tế phát triển loại hình
dịch vụ nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng. Sự phát triển các dịch vụ ngân
hàng như thẻ ATM để thanh toán tiện ích, quỹ tiết kiệm, ngân hàng điện tử và
giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông. Thời gian thực hiện một giao dịch được
rút ngắn lại, các dịch vụ tài chính được sử dụng giao dịch qua mạng điện tử
nên thuận tiện, nhanh chóng. Ở các lĩnh vực như hải quan đưa khâu kiểm tra
hàng thông quan bằng hệ thống mạng điện tử tiết kiệm thời gian, rất tiện ích,
vừa kiểm kê, kiểm soát được hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ tài chính ngân hàng cần được
phát triển đáp ứng với tình hình thực tế của nền kinh tế. Các loại hình dịch vụ
cung cấp vốn, thanh toán luôn là vấn để rất nhạy cảm cần được coi trọng đúng
mức và vận dụng các bước đi cho phù hợp với bước phát triển của từng thời
kỳ. Thực tế sau khi Việt Nam vào WTO và qua Hội nghị APEC năm 2006 với
chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh
vượng” sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, dịch
vụ tài chính ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu. Đây cũng là cơ hội để ngành
tài chính, ngân hàng vươn lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong sự
nghiệp đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Điều cần chú ý là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đòi hỏi
nguồn vốn lớn, cho nên việc cung ứng vốn đòi hỏi dịch vụ ngân hàng tài
chính, nhất là thị trường vốn, thị trường chứng khoán phải vươn lên đáp ứng
cho nền kinh tế. Bởi trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 Luận văn Kinh tế 0
K giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Ngọc Quan – huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Quỳnh Hồng giai đoạn 2006 – 2010 Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Xuyên - Huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top