bo_lilkendy
New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
PHẦN I.
MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, công cuộc đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới : thời kỳ của sự phát triển Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Cùng với kết quả của đổi mới nói chung, nền nông nghiệp nước ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể, đã góp phần ổn định và cải tạo đời sống nhân dân , tăng lượng hàng hoá xuất khẩu. Có được những thành tựu như vậy là do chúng ta đã và đang từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được thì sản xuất nông nghiệp vẫn cần phát huy hơn nữa để biến nông nghiệp trở thành nghành sản xuất tiên phong trong cuộc đổi mới kinh tế đất nước.
Nền kinh tế nước ta có thể được xem là nền kinh tế nông nghiệp do giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân, số lao động của ngành chiếm khá cao so với các ngành khác. Cơ cấu kinh tế trong ngành vẫn chưa hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ đói cùng kiệt còn cao. Mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, quá trình chuyển dịch này còn chậm và chưa đều. Bởi vậy việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá để từ đó có những định hướng và giải pháp thích hợp thúc đẩy quá trình chuyển dịch đạt kết quả cao được mọi người quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên tui đã nghiên cứu đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá”.
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Lí luận cơ bản .
2.1.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ý nghĩa.
2.1.1.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có thể hiểu là tỉ trọng của ngành.Trong nền kinh tế chung của một quốc gia, một vùng. Cơ cấu kinh tế biểu hiện cấu trúc bên trong của quá trình sản xuất thông qua các quan hệ kinh tế, hay cơ cấu kinh tế biểu hiện những mối quan hệ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Các quan hệ này có mối quan hệ tương quan chặt chẽ và được xác lập trong diều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định như quan hệ số lượng, quan hệ chất lượng. Do vậy có thể nêu khái niệm đầy đủ về cơ cấu kinh tế. Đó là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều bộ phận kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, được xác định về cả định tính và chất lượng trong khong gian và thời gian, trong những điều kiện kinh tế xã hội xác định phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi chủ thể kinh doanh sản xuất.
2.2.1.2.Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp là bộ phận của kinh tế nông thôn, là một trong những ngành kinh tế đặc trưng của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực chất là một tổng thể các mối quan hệ trong khu vực kinh tế nông thôn, có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt số lượng liên quan chặt chẽ với mặt chất lượng, chúng tác động qua lại với nhau trong những điều kiện về không gian và thời gian nhất định tạo thành một hệ kinh tế nông nghiệp, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân.
2.2.1.3.Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không phải là bất biến và sẽ vận động, phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới . Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian . Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã tích luỹ đến độ nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất.Đó là quá trình chuyển hoá dần cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn .
câú trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo một chủ định và định hướng nhất định nhằm đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng thái phát triển tối đa, hiệu quả. Để đạt được điều này sự tác động cần có định hướng, mục tiêu trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những qui luật khách quan: quy luật kinh tế, quy luật xã hội và môi trường.
2.2.1.4.ý nghĩa của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt nguồn từ thực trạng kém hiệu quả nhưng có rất nhiều tiềm năng của nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn mang nặng tính trồng trọt, chăn nuôi kém phát triển trong khi chúng ta có nguồn lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nhưng tất cả vẫn ở dạng tiềm ẩn chưa được khai thác một cách đầy đủ và hợp lý. Bởi vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là giải quyết vấn đề này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Hơn nữa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ káo theo nông nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển, từ đó tạo cho thị trường nhiều hàng hoá có chất lượng hơn, phong phú hơn do sự tác động ngược lại của công nghiệp vào nông nghiệp . Các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn ... sẽ được khai thác, sử dụng tối đa và sẽ cho hiệu quả cao.Mặt khác, cơ cấu kinh tế hợp lý thì năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, đời sống tinh thần vật chất dược nâng lên, đưa nông thôn trở thành một nông thôn giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, hiện đại.
2.1.2. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật, cùng sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hiện đại hoá . Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm:cơ cấu ngành, cơ cấu vùng,cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật.
2.1.2.1.Cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành nông nghiệp biểu hiện mối quan hệ giữa chồng trọt và chăn nuôi trong đó tính cả lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp.Xu hướng trong ngành nông nghiệp cho thấy: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính quy luật: Từ trồng trọt mở ra lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường. Qua đó cần phân biệt sự khác nhau trong ngành nông nghiệp và phải phân loại theo đặc trưng kỹ thuật và kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động phù hợp trong nội bộ các ngành của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2.1.2.2.Cơ cấu vùng lãnh thổ.
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ và dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo ra các vùng lãnh thổ có những lợi thế riêng.Cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành trong sản xuất nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng to lớn. Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, có hiệu quả cao với các vùng chuyên môn hoá khác gắn cơ cấu của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước.Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hoá dựa trên những lợi thế so sánh từng vùng. Đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đô thị.
2.1.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế .
Khi chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các thành phần kinh tế phát triển đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Trong quá trình dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế nổi lên các ưu thế: Đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó nổi lên là thành phần kinh tế độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm. hàng hoá cho xã hội. Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh . Thành phần kinh tế tập thể cũng chuyển đổi chức năng của mình sang các hợp tác xã kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nguyện vọng hộ nông dân yên tâm sản xuất. Muốn phát huy có hiệu quả các thành phần kinh tế cần xem xét cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên các góc độ cơ cấu thành phần kinh tế để thấy được vai trò, xu hướng vận động của từng thành phần từ đó định ra phương hướng, giải pháp cụ thể có hiệu quả nhất.
2.1.2.4.Cơ cấu kỹ thuật.
Cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp nước ta mang nặng tính chất cổ truyền, nông nghiệp truyền thống lạc hậu, phân tán, mang nặng tính bảo thủ, kỹ thuật mang tính cha truyền, con nối, tự đào tạo và truyền khẩu những kinh nghiệm trong phạm vi từng gia đình. vì vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, cơ cấu kỹ thuật chậm chuyển biến.
Với sự phát mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã tác động vào nông nghiệp, phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu, trì trệ làm cho tính truyền thống giảm mạnh, công nghiệp hoà nhập vào nông nghiệp(công nghiệp hoá nông nghiệp).
Kinh tế nông nghiệp có sự kết hợp củ truyền thống đan xen kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã tác động làm cho cơ cấu kỹ thuật nông nghiệp nước ta trong năm đã chuyển biến mạnh mẽ.
2.1.3. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1.3.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp hoá và tiến bộ khoa học -công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Qua khái niệm trên về thực chất công nghiệp hoá là quá trình cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn liền với việc đổi mới công nghệ một cách thường xuyên tạo nên nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện
đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp phát triển tối đa, hiệu quả. Hay đó là quá trình đưa máy móc, thiết bị vào quá trình sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao động, thực hiện sự phân công lao động xã hội trong khu vực nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình cải biến căn bản các nghành kinh tế nông nghiệp theo phong cách của nền kinh tế nông nghiệp theo phong cách của nền công nghiệp hiện đại tạo ra sự tăng trưởng bền vững, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng tập trung lại thì có 4 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:
2.1.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Những yếu tố này gồm : Vị trí địa lý của các vùng, lãnh thổ, điều kiện đất đai của vùng lãnh thổ : nguồn nước, rừng, biển ...Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành và vận động biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong các điều kiện nêu trên, các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ nét nhất tới phát triển của nông nghiệp.
Dành riêng cho anh em Ketnooi,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
PHẦN I.
MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, công cuộc đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, đã và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới : thời kỳ của sự phát triển Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Cùng với kết quả của đổi mới nói chung, nền nông nghiệp nước ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể, đã góp phần ổn định và cải tạo đời sống nhân dân , tăng lượng hàng hoá xuất khẩu. Có được những thành tựu như vậy là do chúng ta đã và đang từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được thì sản xuất nông nghiệp vẫn cần phát huy hơn nữa để biến nông nghiệp trở thành nghành sản xuất tiên phong trong cuộc đổi mới kinh tế đất nước.
Nền kinh tế nước ta có thể được xem là nền kinh tế nông nghiệp do giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân, số lao động của ngành chiếm khá cao so với các ngành khác. Cơ cấu kinh tế trong ngành vẫn chưa hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ đói cùng kiệt còn cao. Mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, quá trình chuyển dịch này còn chậm và chưa đều. Bởi vậy việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá để từ đó có những định hướng và giải pháp thích hợp thúc đẩy quá trình chuyển dịch đạt kết quả cao được mọi người quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên tui đã nghiên cứu đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá”.
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Lí luận cơ bản .
2.1.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ý nghĩa.
2.1.1.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có thể hiểu là tỉ trọng của ngành.Trong nền kinh tế chung của một quốc gia, một vùng. Cơ cấu kinh tế biểu hiện cấu trúc bên trong của quá trình sản xuất thông qua các quan hệ kinh tế, hay cơ cấu kinh tế biểu hiện những mối quan hệ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Các quan hệ này có mối quan hệ tương quan chặt chẽ và được xác lập trong diều kiện cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định như quan hệ số lượng, quan hệ chất lượng. Do vậy có thể nêu khái niệm đầy đủ về cơ cấu kinh tế. Đó là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều bộ phận kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, được xác định về cả định tính và chất lượng trong khong gian và thời gian, trong những điều kiện kinh tế xã hội xác định phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi chủ thể kinh doanh sản xuất.
2.2.1.2.Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp là bộ phận của kinh tế nông thôn, là một trong những ngành kinh tế đặc trưng của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực chất là một tổng thể các mối quan hệ trong khu vực kinh tế nông thôn, có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt số lượng liên quan chặt chẽ với mặt chất lượng, chúng tác động qua lại với nhau trong những điều kiện về không gian và thời gian nhất định tạo thành một hệ kinh tế nông nghiệp, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinh tế quốc dân.
2.2.1.3.Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không phải là bất biến và sẽ vận động, phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới . Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian . Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã tích luỹ đến độ nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất.Đó là quá trình chuyển hoá dần cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn .
câú trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo một chủ định và định hướng nhất định nhằm đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng thái phát triển tối đa, hiệu quả. Để đạt được điều này sự tác động cần có định hướng, mục tiêu trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những qui luật khách quan: quy luật kinh tế, quy luật xã hội và môi trường.
2.2.1.4.ý nghĩa của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt nguồn từ thực trạng kém hiệu quả nhưng có rất nhiều tiềm năng của nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn mang nặng tính trồng trọt, chăn nuôi kém phát triển trong khi chúng ta có nguồn lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi nhưng tất cả vẫn ở dạng tiềm ẩn chưa được khai thác một cách đầy đủ và hợp lý. Bởi vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là giải quyết vấn đề này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Hơn nữa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ káo theo nông nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển, từ đó tạo cho thị trường nhiều hàng hoá có chất lượng hơn, phong phú hơn do sự tác động ngược lại của công nghiệp vào nông nghiệp . Các tiềm năng về đất đai, lao động, vốn ... sẽ được khai thác, sử dụng tối đa và sẽ cho hiệu quả cao.Mặt khác, cơ cấu kinh tế hợp lý thì năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, đời sống tinh thần vật chất dược nâng lên, đưa nông thôn trở thành một nông thôn giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, hiện đại.
2.1.2. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật, cùng sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hiện đại hoá . Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm:cơ cấu ngành, cơ cấu vùng,cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu kỹ thuật.
2.1.2.1.Cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành nông nghiệp biểu hiện mối quan hệ giữa chồng trọt và chăn nuôi trong đó tính cả lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp.Xu hướng trong ngành nông nghiệp cho thấy: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính quy luật: Từ trồng trọt mở ra lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường. Qua đó cần phân biệt sự khác nhau trong ngành nông nghiệp và phải phân loại theo đặc trưng kỹ thuật và kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động phù hợp trong nội bộ các ngành của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2.1.2.2.Cơ cấu vùng lãnh thổ.
Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ và dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo ra các vùng lãnh thổ có những lợi thế riêng.Cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành trong sản xuất nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng to lớn. Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, có hiệu quả cao với các vùng chuyên môn hoá khác gắn cơ cấu của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước.Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hoá dựa trên những lợi thế so sánh từng vùng. Đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đô thị.
2.1.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế .
Khi chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các thành phần kinh tế phát triển đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Trong quá trình dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế nổi lên các ưu thế: Đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó nổi lên là thành phần kinh tế độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm. hàng hoá cho xã hội. Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh . Thành phần kinh tế tập thể cũng chuyển đổi chức năng của mình sang các hợp tác xã kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nguyện vọng hộ nông dân yên tâm sản xuất. Muốn phát huy có hiệu quả các thành phần kinh tế cần xem xét cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên các góc độ cơ cấu thành phần kinh tế để thấy được vai trò, xu hướng vận động của từng thành phần từ đó định ra phương hướng, giải pháp cụ thể có hiệu quả nhất.
2.1.2.4.Cơ cấu kỹ thuật.
Cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp nước ta mang nặng tính chất cổ truyền, nông nghiệp truyền thống lạc hậu, phân tán, mang nặng tính bảo thủ, kỹ thuật mang tính cha truyền, con nối, tự đào tạo và truyền khẩu những kinh nghiệm trong phạm vi từng gia đình. vì vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, cơ cấu kỹ thuật chậm chuyển biến.
Với sự phát mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã tác động vào nông nghiệp, phá vỡ tính cổ truyền, lạc hậu, trì trệ làm cho tính truyền thống giảm mạnh, công nghiệp hoà nhập vào nông nghiệp(công nghiệp hoá nông nghiệp).
Kinh tế nông nghiệp có sự kết hợp củ truyền thống đan xen kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã tác động làm cho cơ cấu kỹ thuật nông nghiệp nước ta trong năm đã chuyển biến mạnh mẽ.
2.1.3. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.1.3.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp hoá và tiến bộ khoa học -công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Qua khái niệm trên về thực chất công nghiệp hoá là quá trình cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để đạt được năng suất lao động xã hội cao. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn liền với việc đổi mới công nghệ một cách thường xuyên tạo nên nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện
đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp phát triển tối đa, hiệu quả. Hay đó là quá trình đưa máy móc, thiết bị vào quá trình sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao động, thực hiện sự phân công lao động xã hội trong khu vực nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình cải biến căn bản các nghành kinh tế nông nghiệp theo phong cách của nền kinh tế nông nghiệp theo phong cách của nền công nghiệp hiện đại tạo ra sự tăng trưởng bền vững, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng tập trung lại thì có 4 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:
2.1.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Những yếu tố này gồm : Vị trí địa lý của các vùng, lãnh thổ, điều kiện đất đai của vùng lãnh thổ : nguồn nước, rừng, biển ...Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành và vận động biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong các điều kiện nêu trên, các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ nét nhất tới phát triển của nông nghiệp.
Dành riêng cho anh em Ketnooi,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí