Về các thủ tục chuyển đổi từ Cty TNHH sang CTCP, bạn tham khảo các bài viết trên Saga và Luật Doanh nghiệp 2005 (và các văn bản hướng dẫn). Ở đây, tui chỉ xin nêu mấy ý liên quan đến các câu hỏi của bạn:
1. Thứ nhất, cần xác định mục đích chuyển đổi là gì. Điều này ảnh hưởng đến các vấn đề trọng yếu khác của việc chuyển đổi (vốn, thay đổi thành viên / mời thêm thành viên hay cổ đông mới, thay đổi ngành nghề kinh doanh, định hướng của Công ty…) Cái này bạn chưa nói rõ lý do của việc chuyển đổi là gì. Bản thân việc chuyển đổi (thuần túy về hình thức pháp lý của công ty) không giải quyết được vấn đề lỗ hay bài toán kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
2. Thứ hai, đi vào từng vấn đề cụ thể, tui có một số góp ý sau đây (từ góc độ pháp lý & kinh nghiệm cá nhân):
a. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, CTCP hình thành từ việc chuyển đổi sẽ thừa kế toàn bộ quyền & nghĩa vụ của Cty TNHH (trước khi chuyển đổi). Nếu như không có thay đổi về cơ cấu vốn, thành viên / cổ đông, thì các phần vốn góp của các thành viên hiện tại sẽ được chuyền thành các cổ phần (đã phát hành & thanh toán, nếu các TV cũ đã góp vốn đầy đủ) của họ trong CTCP, và các TV này sẽ đương nhiên trở thành các cổ đông sáng lập của CTCP.
b. Về tài sản, như trên tui đã nêu, CTCP thừa kế toàn bộ quyền nghĩa vụ của Cty TNHH nên tài sản của Cty TNHH sẽ được chuyển sang CTCP mới (một cách tự động, luật pháp bảo đảm vấn đề này). Tuy nhiên, đối với một số tài sản (như đất đai, xe cộ, tàu thuyền), sẽ phải tiến hành thủ tục thay đổi tên chủ sở hữu (từ Cty TNHH sang CTCP). Xin lưu ý để bạn yên tâm, trong Đăng ký Kinh doanh mới cấp cho CTCP, sẽ ghi rõ là được chuyển đổi từ Cty TNHH.
c. Nếu việc chuyển đổi xuất phát từ nhu cầu bổ sung thêm vốn đề kinh doanh, hay cần cơ cấu lại vốn điều lệ hay thành viên (có thể một TV muốn rút khỏi Công ty, hay mời thêm nhà đầu tư mới để bổ sung thêm vốn hay nhà đầu tư mới có khả năng cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty), thì bạn cần xem xét các vấn đề liên quan để cơ cấu lại vốn và cổ đông (của CTCP hình thành từ việc chuyển đổi). Việc thay đổi này có thể được thực hiện theo 2 cách: (1) thay đổi thành viên và vốn góp trước (ví dụ thêm hay thay đổiTV) và sau đó mới chuyển đổi sang CTCP (CTCP có mức vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông sáng lập như Công ty mong muốn); hay (2) cữ giữ nguyên vốn điều lệ và các thành viên và tiền hành chuyển đổi sang CTCP ngay (các TV hiện tại sẽ là cổ đông sáng lập của CTCP mới nắm giữ số cổ phần tương ứng với phần vốn đã góp tromng Cty TNHH trước khi chuyển đổi) – sau khi chuyển đổi xong, sẽ tiến hành việc thay đổi cổ đông hay tăng thêm vốn… (qua việc chuyển nhượng cổ phần hay phát hành thêm cổ phần mới cho cổ đông / nhà đầu tư mới).
d. Việc thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ tùy thuộc vào định hướng của Công ty. nếu Công ty muốn triển khai các hoạt động kinh doanh mới (khác với hoạt động hiện tại, đang lỗ), Công ty có thể bổ sung thêm nghành nghề kinh doanh. Việc này có thể làm đồng thời với việc chuyển đổi.
Nếu bạn sa_lem403 còn có thắc mắc nào trong quá trình chuyển đổi, tui sẵn sàng trao đổi tiếp với bạn. Hy vọng, các ý kiến giúp bạn phần nào trong việc giải quyết các vấn đề liên quan từ việc chuyển đổi.