hoangngoctruu

New Member
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( LÀ BÓNG HAY LÀ HÌNH)Ngữ văn 9





Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn.



Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tui muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.



Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.



Khi thì cách xử thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.



Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.



Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực.



TRƯƠNG THAM

Sinh năm: 1943

Nghề nghiệp: Dạy học

Ðịa chỉ: Trường PTTH Trương Vương,

Quy Nhơn, Bình Ðịnh.

Nguồn: Internet
 

lananh_VN

New Member
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I.Giới thiệu sơ lược về tác giả và Truyền kì mạn lục

1.Tác giả



- Nguyễn Dữ người huyện Trường Tân nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.



- Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.



- Ông học rộng tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.



2.Tác phẩm Truyền kì mạn lục

* Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền



* Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam



* Nhân vật chính trong tác phẩm:



- Người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất bất hạnh.



- Trí thức có tâm huyết bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp



II.Chuyện người con gái Nam Xương



1.Nguồn gốc: Đây là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Việt Nam có tên là Vợ chàng Trương

2.Nội dung chính của tác phẩm: Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời mình để bày tỏ tấm lòng trong sạch.



3.Nhân vật Vũ Nương

a.Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết



- Khi mới lấy chồng: Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn “ giữ gìn khuôn phép” trong khi chồng nàng có tính đa nghi phòng ngừa quá sức. Do sự cố gắng của Vũ Nương nên hạnh phúc gia đình vẫn được bảo vệ: vợ chồng không bao giờ phải xảy đến thất hoà và họ lại sắp có con. Ngay từ những ngày đầu của cuộc sống vợ chồng, đã hé lộ sự mâu thuẫn giữa tính cách hai người. Nhược điểm đa nghi, hay ghen của người chồng đã ủ sẵn mầm mống của những bi kịch có thể xảy đến khi cuộc sống có biến cố. Và điều đó đã đến: Trương Sinh ít học nên bị triều đình gọi đi lính ngay từ đợt đầu.



- Khi tiễn đưa chồng: Vũ Nương đằm thắm thiết tha rót chén rượu đầy mà dặn dò “ chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên”. Nàng thấy trước những khó khăn nơi chiến trận, nàng cũng bày tỏ sự khắc khoải nhớ nhung của mình.



- Trong khi đó Trương Sinh tỏ ra rất thụ động, không thể hiện được bản lĩnh nam nhi, chàng chỉ biết quì xuống vâng lời dạy, không biết lo nghĩ gì cho mẹ già và người vợ đang mang thai.



- Khi Trương Sinh đi chiến trận:

+ Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết: mỗi khi đông qua xuân tới nàng lại chạnh nỗi buồn góc bể chân trời. Bướm lượn, mây che vừa là cảnh sắc thiên nhiên vừa là biểu tượng cho sự trôi chảy của thời gian luôn luôn tác động đến tâm trạng mong nhớ, cô đơn của mình.



+ Vũ Nương là nàng dâu hiếu thảo: Trong lúc chồng đi vắng, Vũ Nương vừa làm lụng nuôi con, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng ốm. Tất cả sự vất vả đó không làm giảm đi chút nào tính thuỳ mị nết na ở nàng. Nàng tận tuỵ chăm sóc mẹ: hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn. Lời trăng trối cuối cùng của mẹ chồng “ Ngắn dài có số…cũng như con đã chẳng phụ mẹ” và lời nhận xét của tác giả “ Nàng hết lời …như đối với cha mẹ đẻ của mình” thể hiện sự đánh giá cao nhân cách của Vũ Nương.



b.Nỗi oan khuất của Vũ Nương



- Bắt đầu bằng sự ghen tuông ngờ vực: Giặc tan Trương Sinh trở về, không khí ngày về không được vui, mẹ đã qua đời, con vừa học nói, chàng hỏi mồ mẹ, bế con đi thăm, đứa trẻ không chịu, quấy khóc.



+ Nguyễn Dữ đưa ra một chi tiết: đứa con ngây thơ lấy làm lạ vì chàng tự nhận làm cha nó “ Thế ra ông cũng là cha tui ư ?” và nó cho chàng biết thêm hai điều : ông lại biết nói, không như cha nó chỉ nín thin thít. Trương Sinh tiếp tục gạn hỏi, đứa bé tiếp tục đưa ra những thông tin ngày càng gay cấn.



+ Câu chuyện bé Đản kể đã trở thành nhân tố tạo nên bi kịch. Chàng Trương vốn tính hay nghen, mà những lời kể của bé Đản lại quá thật, nên chàng không đủ bình tĩnh để phán đoán phân tích. Từ chỗ gạn hỏi chàng nhanh chóng chuyển sang khẳng định: đinh ninh là vợ hư và mối nghi ngờ ngày một dấn sâu không có gì gỡ ra được.



+ Về đến nhà chàng la um lên cho hả giận, bỏ ngoài tai mọi sự phân trần của vợ, nàng hỏi chuyện kia ai nói thì chàng giấu kín, không tính gì đến tình gối chăn, không tin lời bênh vực của hàng xóm…Kịch tính đẩy lên cao dần, cuối cùng chàng bộc lộ tính vũ phu: lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi đi.



- Dẫn tới cái chết oan uổng: Vũ Nương không có lỗi lầm, nàng thuỷ chung trong trắng, một người đàn bà đức hạnh hoàn toàn. Nàng không hiểu nỗi oan khuất đó từ đâu và không có cách nào để bày tỏ. Nàng thất vọng hoàn toàn, bao nhiêu công sức vun đắp cho hạnh phúc gia đình đã hoàn toàn vô nghĩa, không có lối thoát, đành tìm đến cái chết. Nàng đi đến cái chết một cách bình tĩnh: tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than…



- Nỗi oan được giải: Khi nhảy xuống sông, lời nguyền của Vũ Nương đã trở thành hiện thực, sau đó chồng nàng có hiểu ra nhưng dẫu sao đối với bản thân Vũ Nương thì tất cả đã muộn, nàng đã mất mát quá nhiều.



c.Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, chở che mà lại còn bị đối xử bất công, vô lí. Chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa con trẻ và sự hồ đồ vũ phu của của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu đời mình



4.Nguyên nhân nỗi oan khuất của Vũ Nương



- Cuộc hôn nhân của Trương sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng. Sự cách bức ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến.



- Tính cách của Trương Sinh: Chàng có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, thêm nữa tâm trạng của chàng khi trở về nhà cũng có phần nặng nề và không vui



- Tình huống bất ngờ: Đó là lời nói của đứa con trẻ thơ ngây, chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi nhận thấy mình có hai người cha, một người biết nói và một người chỉ nín thin thít. Khi bị gạn hỏi, nó mới nói thêm nhiều điều. Thông tin ấy ngày một gay cấn như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi của Trương Sinh đã đến độ cao trào, chàng đinh ninh là vợ hư.



- Cách xử sự độc đoán của Trương Sinh: Chàng không đủ bình tĩnh để phán đoán, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những lời bênh vực của hàng xóm, cũng nhất quyết không không nói ra duyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Trương Sinh trở thành một kẻ thô bạo, mắng nhiếc đánh đuổi nàng, dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.



5.Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và đối thoại trong truyện



a.Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện:

Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả đã sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hay tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và sinh động: chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương, lời trăn trối của bà mẹ chồng, những lời phân trần của Vũ Nương khi bị nghi oan, sự quyết liệt đến bình tình khi tìm đến cái chết. Lời nói của con trẻ cái cớ để Trương Sinh nổi máu ghen, được đưa ra dần dần, và thông tin ngày một gay cấn làm cho nút thắt ngày một chặt hơn, để rồi sự thật được làm sáng tỏ sau khi Vũ Nương không còn nữa. Truyện trở nên kịch tính và gợi cảm hơn…



b.Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật:



Lời thoại và lời tự bạch được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần không nhỏ vào việc khắc họa quá trình tâm lí và tính cách nhân vật ( lời nói của bà mẹ Trương Sinh là của một người nhân hậu từng trải; lời của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có tình, có lí, ngay cả trong lúc đáng tức giận, là lời của một người phụ nữ hiền thục, nết na, trong trắng; lời đứa trẻ hồn nhiên thật thà.





Nguồn: Sưu tầm

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top