chocolove215

New Member

Download miễn phí Đề tài Cơ cấu tổ chức "chức năng" - Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng





 

 

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

Chương I: Cơ cấu tổ chức quản lý 2

1. Khái niệm cơ cấu tổ chức 2

2. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý 2

3. Những nguyên tắc tổ chức 3

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức 4

Chương II: Cơ cấu tổ chức "chức năng" 5

1. Đặc điểm cơ cấu chức năng 5

2. Ưu điểm 6

3. Nhược điểm 7

Chương III: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý Trung tâm phát triển dự án và đầu tư 8

1. Phân tích bộ máy tổ chức 8

2. Ưu điểm 9

3. Nhược điểm 9

Kết luận 10

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Doanh nghiệp là một tổ chức sống có một chu trình sống: Nó sinh ra do ý chí của các nhà sáng lập, phát triển và tiến tới tốc độ trưởng thành, rồi khi hoạt động nó có thể bị sa sút dẫn đến tiêu vong hay bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào chất lượng của người tạo ra nó, duy trì và phát triển. Để có được điều này doanh nghiệp phải có được một cơ cấu tổ chức hợp lý mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực giúp cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định điều hoà phối hợp các hoạt động. Như vậy, cơ cấu tổ chức là một trong những điều kiện cơ bản của sự sống còn của doanh nghiệp.
Xã hội càng văn minh nền kinh tế và quản lý càng phát triển, càng tạo điều kiện và yêu cầu cần thiết tối ưu hoá cơ cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp ở tất cả các cấp, các khâu. Bài tiểu luận này em phân tích đề tài " Cơ cấu tổ chức "chức năng" - ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng". Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý là phương tiện để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Nội dung của bài tiểu luận được chia ra các chương sau:
Chương I: Cơ cấu tổ chức quản lý
Chương II: Cơ cấu tổ chức chức năng
Chương III: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý trung tâm phát triển dự án và tư vấn đầu tư xây dựng Hà Nội.
Trong tiểu luận này em không tránh khỏi thiếu sót, kiến thức của em còn hạn chế . Kính mong thầy cô góp ý, bổ sung để những bài viết của em được tốt hơn trong các lần sau.
Nội dung
chương I
cơ cấu tổ chức quản lý
1. Khái niệm cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện những hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối liên hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng lẻ, cũng như những công việc tập thể. Sự phân chia công việc thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai sẽ làm công việc gì và sự kết hợp nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ cũng phải cùng nhau làm việc như thế nào. Cơ cấu của tổ chức giúp cho nhân viên cùng làm việc với nhau một cách có hiệu quả bởi:
- Phân bổ nguồn nhân lực và các nguồn lực khác cho từng công việc cụ thể
- Xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thồng phân cấp quyền hạn trong tổ chức.
- Làm cho nhân viên hiểu những kỳ vọng của tổ chức đối với họ thông qua các quy tắc, quy trình làm việc và những tiêu chuẩn về thành tích mỗi công việc.
Xác định quy chế thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định và quyết các vấn đề của tổ chức.
2. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý
2.1 Tính tối ưu: Số lượng các cấp, các khâu được xác định vừa đủ phù hợp với chức năng quản lý và các công đoạn trong chu trình kinh doanh. Theo nguyên tắc: bảo đảm quán xuyến hết khối lượng công việc và có thể quản lý kiểm tra được, nhờ đó cơ cấu tổ chức quản lý sẽ mang chức năng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ mục đích đề ra của hệ thống.
2.2 Tính linh hoạt: cơ cấu tổ chức quản lý phải có tính uyển chuyển nhất định, có khả năng điều chỉnh thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài môi trường, trừ trường hợp bất khả kháng phải tổ chức lại hoàn toàn.
2.3 Tính ổn định tương đối: sự vững bền của cơ cấu tổ chức bảo đảm cho hiệu lực quản lý-điều hành trong tình huống bình thường. Nó được thể hiện trên việc lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp với chức năng chính của doanh nghiệp (khả năng thực hiện lâu dài), thận trọng khi quyết định điều chỉnh.
2.4 Tính tin cậy: Sự điều hành, phối hợp và kiểm tra mọi hoạt động trong doanh nghiệp đòi hỏi thông tin phải được cung cấp chính xác, kịp thời. Mỗi bộ phận đều hiểu rõ và làm đúng chức năng của mình, sử dụng đúng quyền hạn và có khả năng chịu trách nhiệm.
2.5 Tính kinh tế: Thể hiện ở sự tinh gọn của bộ máy (theo nguyên tắc “vừa đủ”) và hiệu suất làm việc của nó. Đồng thời tính hiệu quả của bộ máy, thể hiện qua sự tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu về.
3. Những nguyên tắc tổ chức
Nguyên tắc 1:
Từ mục tiêu hoạt động mà định ra chức năng của tổ chức; Từ chức năng mà thiết lập bộ máy phù hợp; Từ bộ máy mà bố chí con người đáp ứng yêu cầu.
Nguyên tắc 2
Nội dung chức năng của mỗi tổ chức cần được phân chia thành các phần việc rõ ràng và phân công hơpj lý, rành mạch cho mỗi bộ phận, mỗi cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện.
Nguyên tắc 3
Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn phải tương xứng.
Nguyên tắc 4
Cần xác lập và xử lý đúng các mối quan hệ chức năng, chế độ công tác và lề lối làm việc.
Nguyên tắc 5
Bảo đảm sự cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao.
Nguyên tắc 6
Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nghĩa vụ; Qua đó xử lý các vấn đề phát sinh, thúc đẩy tiến bộ và đúc kết kinh nghiệm.
Nguyên tắc 7
Tạo sự hợp tác gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức, giữa người điều hành với tập thể lao động, hướng vào mục tiêu chung.
Nguyên tắc 8
Tuyển trọn chặt chẽ và bố trí sử dụng đúng cán bộ, nhân viên; Tạo điều kiện cho mọi người phát huy cao khả năng và không ngừng phát triển về năng lực và phẩm chất.
4 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
Trình độ xã hội hoá sản xuất càng cao là nguyên nhân làm tăng thêm vai trò của quan hệ tổ chức. Có thể quy thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:
4.1 Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản lý
Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. (Quá trình thử thách, đào tạo con người và kinh nghiệm tích luỹ của hệ thống...)
Tính chất và đặc điểm của mục tiêu của hệ thống (Đem lại lợi ích cho ai và gây khó khăn trở ngại cho ai...)
4.2 Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý
Quan hệ lợi ích tồn tại giữa các cá nhân trong doanh nghiệp.
Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá các hoạt động quản trị.
Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá các hoạt động quản lý, trình độ kiến thức tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất lao động,uy tín của họ...
Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo, khả năng kiểm tra của người lãnh đạo đối với hoạt động của những người cấp dưới.
Chính sách sử dụng, đãi ngộ của doanh nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý
chương II
cơ cấu tổ chức chức năng
Đặc điểm cơ cấu chức năng
1.1 Nằm ở hàng ngang thuộc mỗi cấp quản lý (làm chức năng thăm mưu cho thủ trưởng mỗi cấp
Sự phát triển quy mô doanh nghiệp đòi hỏi có sự mở rộng cơ cấu theo chiều ngang, trong đó mỗi cấp quản lý phải thực hiện chức năng của khâu quản lý vói nhiều việc phức tạp đ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top