baby_uyen2003
New Member
Download miễn phí Cơ cấu tổ chức hệ thống Kiểm toán nội bộcủa Công ty Dệt Nam Định trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam
PHần I: Giới thiệu về Kiểm toán nội bộ 1
1- Cơ sở lý luận chung về Kiểm toán nội bộ. 1
2- Kiểm toán nội bộ là gì? 4
3. Mục đích, vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nội bộ. 5
3.1 – Mục đích của Kiểm toán nội bộ. 5
3.2 – Vai trò, vị trí của Kiểm toán nội bộ. 6
3.3- Nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ. 10
3.4 – Quyền hạn của Kiểm toán nội bộ. 11
3- Chức năng của Kiểm toán nội bộ. 12
Phần II: thực trạng hoạt động và công tác tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại công ty dệt nam định và tầm quan trọng của nó đối với tổng công ty dệt may việt nam 14
I/Tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định thành viên của tổng Công ty dệt may Việt Nam 14
II/Cơ cấu tổ chức hệ thống Kiểm toán nội bộcủa Công ty Dệt Nam Định trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam. 15
1- Mô hình tổ chức. 15
KTNB: Kiểm toán nội bộ 16
2/Chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ tại Công ty dệt Nam Định 16
3/Công tác phát triển nhân viên Kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty dệt may và thành quảthu được từ Công ty dệt Nam Định 17
III/ Kiến nghị của Kiểm toán viên nội bộ và công khai báo cáo tài chính trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam nói chung và Công ty dệt Nam Định nói riêng. 21
IV/Chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp của Kiểm toán nội bộ và việc từng bước đưa các chuẩn mực vào hoạt động kiểm toán của Tổng Công ty dệt may nói chung vàCông ty dệt Nam Định nói riêng. 22
V/Những kết quả thu được từ hoạt động kiểm toán nội bộ tại Công ty trong những năm qua 27
Phần III: phương hướng duy trì và phát triển kiểm toán nội bộ trong tổng công ty dệt may việt nam và công ty dệt nam định là một công ty đóng vai trò không nhỏ 31
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-10-co_cau_to_chuc_he_thong_kiem_toan_noi_bocua_cong_ty_det_nam.nYg5uqcjWX.swf /tai-lieu/co-cau-to-chuc-he-thong-kiem-toan-noi-bocua-cong-ty-det-nam-dinh-trong-tong-cong-ty-det-may-viet-nam-80276/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
(Thứ hai: Với Kiểm toán hoạt động thì các mục đích bao gồm đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động gồm cả việc kiểm soát phi tài chính ( Kiểm soát kinh doanh ) của một đơn vị kinh doanh.
(Thứ ba: Kiểm toán tuân thủ có mục đích là: Xem xét việc tuân thủ các đạo luật, quy định và những yêu cầu, các chính sáchvà hướng dẫn quản lý và những quy định nội bộ khác.
3.2 – Vai trò, vị trí của Kiểm toán nội bộ.
Với sự lớn mạnh của các loại hình doanh nghiệp trong một vài thập niên gần đây, tầm quan trọng của Kiểm toán nội bộ cũng lớn mạnh một cách tương ứng làm cho nó trở thành yếu tố chính trong việc thiết lập chất lưọng kiểm tra nội bộ của doanh nghiệp và sự lớn mạnh đó đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của ngành kiểm toán đương thời. Học viện Kiểm toán viên nội bộ (IIA) là cơ quan chuyên môn độc lập được thành lậph ở cả hai bờ ĐạI Tây Dương (Pháp và Mỹ) và được chia thành rất nhiều phân viện tại nhiều nước trên thế giới cũng phần nào nói lên nhu cầu bức xúccủa việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho các Kiểm toán viên nội bộ (CIA).
Sự công nhận Kiểm toán nội bộ cũng được khẳng định ở các Kiểm toán viên độc lập: Họ thừa nhận Kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý hiệu quả và là sự bổ xung cần thiết cho công việc ngoại kiểm nên luôn khuyến khích khách hàng của mình thiết lập hệ thống Kiểm toán nội bộ.
Trong hệ thống kiểm tra tài chính Nhà nước, hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế Nhà nướcgiữ vai trò hết sức quan trọng. Do loại hình chủ yếu là kiểm toán hoạt động và khác với kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nội bộ được đặt tai các đơn vị cơ sở nên giúp sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế,tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn và hạn chế lãng phí, tham nhũng; nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý; hoàn thiện và đổi mới phong cáchlàm việc tại các cơ quan đơn vị.
Về mặt lý thuyết, Kiểm toán nội bộ là lực lượng độc lâp trong đơn vị được lập ra để kiểm tra và đánh giá những hoạt động của đơn vị và các thành viên khác trong đơn vị đó đã làm. Trong những đơn vị nhỏ, chức năng Kiểm toán nội bộ thuộc về một phần của vai trò quản lý và được người chủ sở hữu hay người quản lý trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên các hoạt động cụ thể tại các đơn vị rất đa dạng và phức tạp hệ thống kiểm tra đã được thiết lập từ trước khó đem lại cho ông chủ và các nhà quản lý cấp cao cái nhìn quán xuyến đối với mọi hoạt động đã và đang diễn ra. Những quy tắc đã định ra có đực tuân thủ không? Tài sản có được bảo vệ nguyên vẹn không? Công nhân viên làm việc có hiệu năng không? Những quy tắc hiện hành có còn hiệu lực khi điêù kiện thay đổi không? Những câu trả lời này phải giao cho một người hay một số ngưòi chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá các hoạt động, sau đó báo cáo lại cho chủ sở hữu hay người quản lý.
Kiểm toán nội bộ cũng như mọi hoạt động khác bắt đầu hình thành từ những nhu cầu nảy sinh xuất phát từ quản lý. Trong những yếu tố cụ thể quyết định sự ra đời tất yếu của hoạt động Kiểm toán nội bộ có thể kể đến:
Sự lớn mạnh về quy mô và độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh
Sự chuyển đổi từ các hoạt động tập trung sang phân quyền hay phân cấp quản lý.
Yêu cầu của các ngân hàng và các định chế tài chính
Những nhược điểm của con người và các yếu tố không thuận lợi khác đặt ra yêu cầu khách quan thì cần có hệ thống kiểm tra nội bộ.
Nếu xét kỹ hơn, có thể nhận thấy Kiểm toán nội bộ được phát triển theo ba khía cạnh:
Sự phát triển của Kiểm toán nội bộ như một tổ chức: nó được đánh dấu bởi ba giai đoạn:
( ở giai đoạn đầu những chức năng Kiểm toán nội bộ đã được công nhận ở một vài nơi tuy còn rải rác và việc kiểm tra do bản thân chủ sở hữu hay người quản lý thực hiện.
( Sang giai đoạn tiếp theo các hoạt động kiểm toán và đánh giá đã được công nhận chính thức trong các tổ chức. Tuy vậy khái niệm hay tên gọi kiểm toán nội bộ chưa được sử dụng rộng rãi.
( Giai đoạn thứ ba nâng kiểm toán nội bộ lên thành một đơn vị độc lập dưới sự giám sát trực tiếp của người lãnh đạo tối cao để bảo đảm sự vững mạnh và tính độc lập.
( Sự phát triển của Kiểm toán nội bộ như một chức năng:
Trước đây Kiểm toán nội bộ hướng nhiều vào kế toán, nó chịu trách nhiệm về việc kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo năng lực cho kế toán. Ngày nay Kiểm toán nội bộ không chỉ giới hạn ở việc kiểm tra các hoạt động kế toán, tài chính và ngăn chặn, khám phá những hành vi gian lận mà còn kiểm tra đánh giá các hoạt động điều hành, các hoạt động phi tài chính khác.
( Sự phát triển của Kiểm toán nội bộ như một nghề:
Thật vậy, hoạt động Kiểm toán nội bộ đã đạt được địa vị của một nghề nghiệp vì thoả mãn được các điều kiện cần thiết:
( Một là, Hoật động Kiểm toán nội bộ đã được công nhận và chấp nhận ở nhiều tổ chức trong xã hội: Bộ máy Kiểm toán nội bộ được thiết lập do yêu cầu tự thân của các tổ chức và đơn vị do sự tác động ( tư vấn) của các kiểm toán viên độc lập.
( Hai là, hoạt động Kiểm toán nội bộ được điều hành bởi các nguyên tắc nghề nghiệp do viện Kiểm toán viên nội bộ – cơ quan chuyên môn có thẩm quyền soạn thảo và công bố.
( Ba là, hoạt động Kiểm toán nội bộ được chuẩn hoá về mặt chuyên môn qua các đợt thi tuyểnvà cấp chứng chỉ cho Kiểm toán viên nội bộ hàng năm tại các phân viện của nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó một luật đạo đức đã được thông qua và sử dụng như chuẩn mực cư xử của Kiểm toán viên nội bộ trong phạm vi toàn cầu.
3.3- Nhiệm vụ của Kiểm toán nội bộ.
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính nhà nước.
Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các báo cáo quyết toán do kế toán và các bộ phận khác trong doanh nghiệp lập ra.
Kiểm tra xác nhận giá trị của vốn góp của doanh nghiệp và các đối tác tham gia liên doanh với doanh nghiệp. Kiểm tra xác nhận tính trung thực hợp lý, đầy đủ của số liệu kế toánvà báo cáo quyết toán của đơn vị liên doanh.
Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của các quy chế kiểm soát nội bộ trong đó có hệ thống kế toán. Giám sát hoạt động và tham gia hoàn thiện chúng.
Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của các quy chế Kiểm soát nội bộ đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này.
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán và cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản ...