trunghieu_2810

New Member
Tẩy tóc trước khi nhuộm sẽ giúp tóc "ăn" thuốc và mái tóc mềm hơn. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm về lâu dài cho mái tóc của bạn.
Tẩy tóc là quá trình làm sáng màu tóc, thường áp dụng khi nhuộm để tẩy đi màu tự nhiên của tóc, giúp màu nhuộm sáng và chuẩn hơn.
Thuốc tẩy tóc có chứa hydrogen peroxide (H2O2)), một loại hoá chất có tính ô-xy hóa cao và tẩy mạnh. Chúng có màu xanh nhạt và nhớt hơn sơ với nước. Loại hợp chất này thường được kết hợp với amoniac và chất tạo màu nhằm phá vỡ tế bào biểu bì hay còn gọi là lớp cutin của tóc. 
Khi nào mới tẩy tóc?
Theo nhà tạo mẫu tóc Đức Trí, giải nhì toàn quốc cuộc thi Nhà tạo mẫu tóc LAVOS 2009, phần lớn tóc của người châu Á sậm màu từ đen đến nâu đậm nên tẩy tóc là rất cần thiết trước khi nhuộm. Tuy nhiên, tùy màu nhuộm mà các thợ làm tóc có thể chọn loại thuốc tẩy có nồng độ peroxide khác nhau như 3%, 6%, 8%.
 
Mô tả ảnh.
Mỗi chỉ số sẽ cho hiệu quả khác nhau khi ứng dụng trên tóc. Thuốc tẩy có chứa nồng độ peroxide thấp sẽ tốt hơn cho tóc nhưng qúa trình tẩy lại yếu. Trong khi loại có nồng độ cao sẽ giúp việc tẩy tóc nhanh nhưng lại có nhiều rủi ro. Qúa trình tẩy tóc có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu thuốc tẩy đọng lại trên tóc trong thời gian dài có thể mang lại hậu quả khó lường.
Khi đi vào lớp biểu bì tóc, hợp chất peroxide sẽ phóng ô-xy, làm mất màu tóc.
Qúa trình tẩy tóc không tạo ra một màu cụ thể như trắng hoàn toàn hay vàng hoàn toàn. Bạn sẽ thấy có nhiều vùng tóc sáng màu và sẽ có nơi sậm màu sau khi tẩy. Kết quả tóc phụ thuộc vào thành phần eumelanin và phenomelanin trong tóc.
Eumelanin là loại sắc tố giúp tóc có màu đen hay nâu. Còn sắc tố pheomelanin sẽ làm tóc có màu vàng hay nâu đỏ.
Những nguy hiểm từ tẩy tóc:
Mất độ ẩm: Khi thuốc tẩy tiếp xúc với tóc, chúng sẽ làm sợi tóc nở ra, lớp biểu bì bọc sợi tóc bị vỡ. Quá trình này khiến cấu trúc tóc xốp hơn trước rất nhiều, vì thế, tóc bạn mau khô và dễ hư tổn.
Gãy tóc: Người ta còn gọi quá trình này là "gãy tóc hóa học". Sự đứt gãy này là do lớp biểu bì bị vỡ, các thành phần bên trong tóc tiếp xúc với chất tẩy khiến tóc giòn và dễ gãy hơn.
Bỏng: Nếu không cẩn thận để thuốc tẩy tiếp xúc trực tiếp với da đầu, bạn có thể sẽ cảm giác ngứa ran. Tình trạng này xảy ra do da đầu mẫn cảm với thành phần của thuốc. Sau đó, bạn sẽ có cảm giác da đầu bị bỏng, nổi mẩn đỏ, kèm theo các cơn đau rát.
Biến màu: Khi tiếp xúc với da đầu, thuốc tẩy tóc cũng có khả năng làm biến đổi màu da. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm, thời gian sẽ giúp da lấy lại màu tự nhiên của chúng. Tẩy tóc thực sự không nguy hại nếu quá trình tẩy được thực hiện chuyên nghiệp. Những hư tổn cho tóc chỉ bắt đầu xảy ra khi việc tẩy tóc cứ tiếp diễn thường xuyên.
Cách giảm nguy hiểm
Tẩy tóc trong mức nồng độ cho phép sẽ phát huy tác dụng mà không làm hại tóc. Hư tổn nặng chỉ xảy ra khi chúng ta liên tục tẩy và nhuộm tóc.
Vì vậy, theo lời khuyên của Đức Trí, bạn chỉ nên thay đổi màu tóc nhuộm từ 5-6 tháng/lần để tóc có thời gian phục hồi hư tổn.
Sau khi nhuộm tóc, hãy để từ hai đến ba ngày sau mới gội vì lúc đó tóc mới thấm thuốc. Nếu gội đầu qúa sớm, dầu gội, có chứa chất hóa học mang tính kiềm, sẽ làm phai màu tóc.
Có phương pháp khác?
Hiện nay, nhiều salon đã sử dụng kem nâng nền thay thế vì mức độ nguy hại ít hơn. Hơn nữa, trong quá trình tẩy, các nhà tạo mẫu còn sử dụng những sản phẩm hỗ trợ như dầu hấp đặc trị để giảm tác hại đến mức thấp nhất. Ngoài ra, sau khi nhuộm, chúng ta cần sử dụng các sản phẩm như dầu gội, kem ủ thích hợp để bảo vệ tóc.
Theo Phong Cách
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top