nghoang74

New Member

Download miễn phí Đề tài Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước





MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG 4

I- Những Vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 4

1. Khái niệm cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước: 4

2. Công ty cổ phần: 5

II- Tại sao phải cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước 7

1. Đặc điểm của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay: 7

2. Sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước: 7

3. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: 8

III- quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam - những thành tựu và hạn chế 10

1. Quá trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước: 10

2. Những kết quả đạt được: 11

3. Những hạn chế: 12

3. 1. Từ phía Nhà ước và địa phương: 13

3. 2. Từ phía người lao động: 13

3.3. Từ phía doanh nghiệp: 14

3.4. Những nguyên nhân khác: 14

IV- Quy trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. 15

V. Một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chi phí Doanh nghiệp Nhà nước. 17

VI- Tiến trình cổ phần hóa trong thời gian qua chậm lại - nguyên nhân và giải pháp 18

1. Nguyên nhân: 18

2. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: 20

VII. Thực tiễn tại một doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá công ty cổ phần Giấy Hải Phòng (Hapaco) 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệp là quá trình chuyển đổi hình thức doanh nghiệp sang hình thức công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó :
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình (trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết);
- Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hay nói cách khác, công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân do một số người, một số tổ chức kinh tế xã hội tự nguyện góp vốn dưới hình thức mua cổ phiếu của công ty gọi là cổ đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Điều này cho phép công ty có tư cách pháp lý đầy đủ để huy động những lượng vốn lớn nằm rải rác trong các tầng lớp dân cư.
Khi công ty mới thành lập yêu cầu cần có một lượng vốn nhất định. Trên cơ sở số vốn ban đầu công ty xác định số cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Ngoài ra, công ty cổ phần được phát hành trái khoán để huy động thêm vốn.
Các cổ phiếu và trái phiếu của công ty được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, nhờ cơ chế này nó đã tạo nên sự di chuyển linh hoạt các luồng vốn xã hội theo các nhu cầu và cơ hội đầu tư đa dạng của các công ty và công chúng.
II- Tại sao phải cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay:
Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta ra đời và hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung với một thời gian dài. Mặt khác, do hình thành từ những nguồn gốc khác nhau và được sản xuất trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam có những đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đó là:
- Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu (từ 2-3 thế hệ, cá biệt tới 5-6 thế hệ), trừ một số rất ít chỉ có18% số doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư mới (sau khi có chính sách đổi mới), phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế của doanh nghiệp Nhà nước rất yếu, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, khả năng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Do những đặc điểm trên nên khi chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước không còn được bao cấp mọi mặt như trước đây, mặt khác lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp Nhà nước không trụ nổi, dẫn đến phá sản, giải thể.
2. Sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước:
Trước khi thực hiện cổ phần hoá, nước ta có hơn 6. 000 doanh nghiệp Nhà nước, nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp Nhà nước là có lãi, trong đó thực sự làm ăn hiệu quả và có triển vọng lâu dài chỉ chiếm dưới 30%. Trên thực tế doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách chiếm 80-85% tổng số thu nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp được trên 30% ngân sách Nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí, tài sản cố định và đất theo giá thị trường thì các doanh nghiệp Nhà nước hầu như không tạo ra được tích luỹ. Điều đó có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước không tương xứng với phần đầu tư của Nhà nước cho nó cũng như không tương xứng với tiềm lực của chính doanh nghiệp Nhà nước.
Trình độ công nghệ còn lạc hậu, tình hình này có phần do hậu quả nặng nề của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây và ảnh hưởng nghiêm trọng của chiến tranh. Máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu, lỗi thời và hiện có đến 54, 3% doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và 74% doanh nghiệp Nhà nước đại phương còn sản xuất ở trình độ thủ công. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra chủ trương, chính sách cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ngay từ đầu những năm 1990, từng bước thực hiện và đổi mới cho phù hợp với từng giai đoạn của tiến trình cổ phần hóa.
3. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:
Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đã nêu rõ: Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần nhằm các mục tiêu:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
- Tạo điều kiện để người kinh doanh trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi cách quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Như vậy một trong những mục đích quan trọng của cổ phần hóa là để doanh nghiệp thu hút vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp. Một mặt nó sẽ góp phần tháo gỡ sức áp lực cho ngân sách Nhà nước, mặt khác doanh nghiệp cổ phần có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, gắn trách nhiệm với lợi ích của chính người lao động nên sẽ thúc đẩy tăng hiệu quả kinh doanh.
Cổ phần hoá tạo điều kiện cho người lao động được thật sự làm chủ doanh nghiệp. Lợi ích của người lao động gắn chặt với hiệu quả hoạt động của chính công ty, do đó người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, làm việc cho chính bản thân mình, bên cạnh đó đòi hỏi Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc cũng phải thật sự năng động, sáng tạo trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Thực hiện cổ phần hóa sẽ khắc phục được tình trạng buông lỏng trong quản lý, tình trạng "vô chủ" của doanh nghiệp, đảm bảo sử dụng các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. Mặt khác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo tiền đề cho thị trường chứng khoán ở Việt Nam phát triển, đồng thời góp phần đắc lực và...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Hệ thống phân phối hàng hóa trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung Luận văn Kinh tế 0
D Tiêu chuẩn và phương pháp Đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần hóa dầu PETROLIMEX Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần Gas Petrolime Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0
G Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ văn hóa thông tin Phương Đông Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top