Download miễn phí Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và làm gì để đẩy mạnh cơ phần ở Việt Nam hiện nay
Chương I : Những vấn đề lý luận về cổ phần hoá
I.Tính tất yếu khách quan của việc xuất hiện hình thức công ty cổ phần và xí nghiệp cổ phần
II. Lịch sử ra đời của các CTCP trong CNTB
III. Sự cần thiêt hình thành các xí nghiệp, công ty cổ phần ở Việt Nam
1. Vai trò của công ty cổ phần
.2.Cổ phần hoá-xu hướng tất yếu của kinh tế thị trường phát triển
Chương II Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam
I. Quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần
II. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá (từ 5/1990 đến 4/1996).
2. Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá (từ 5/1996 đến 6/1998).
3. Giai đoạn thúc đẩy cổ phần hoá (từ 7 - 1998 đến nay).
III Những thành tựu đạt được trong cổ phần hoá
1. Tiến độ cổ phần hoá bước đầu được cải thiện
2. Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá
3. Đối với Nhà nước
4. Đối với người lao động:
5. Thu hút thêm lực lượng lao động xã hội.
6. Góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường chứng khoán.
7. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
IV. Những khó khăn và vướng mắc trở ngại cần tháo gỡ.
1. Những hạn chế trong tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.
2. Những nguyên nhân của hạn chế.
Chương III Những giải pháp đẩy nhanh quá trình
cổ phần hoá
I. Mục tiêu và kế hoạch cổ phần hoá trong thời gian tới.
1. Định hướng cổ phần hoá DNNN từ nay đến năm 2010.
1.1 Tính bức xúc phải đẩy mạnh hơn nữa CPH DNNN
1.2 Quan điểm
2. Định hướng và mục tiêu thúc đẩy CPH DNNN đến 2010.
2.1 Định hướng CPH DNNN đến 2010
2.2. Mục tiêu thúc đẩy CPH DNNN đến năm 2010.
II. Các giải pháp thúc đẩy CPH DNNN.
1. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cốt tạo ra vật chất cho sự tăng cường xã hội hoá sản xuất.
2. Phát triển, hoàn thiện các yếu tố của kinh tế thị trường.
3. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho CPH DNNN.
4. Đổi mới các biện pháp mang tính kỹ thuật và kinh tế
5. Các giải pháp về tư tưởng và tổ chức cổ phần hoá.
5.1. Tăng cường công tác tư tưởng phục vụ cổ phần hoá.
5.2. Tăng cường công tác chỉ đạo của Đảng và nhà nước đối với công tác cổ phần hoá DNNN
5.3. Làm tốt công tác tổ chức bộ máy chuyên trách CPH DNNN.
6. Xây dựng chương trình tổng thể quốc gia về CPH
7. Quan tâm hỗ trợ các DN cả trong và sau CPH.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-10-co_phan_hoa_doanh_nghiep_nha_nuoc_va_lam_gi_de_day_manh_co_p.dOBAK5bKqh.swf /tai-lieu/co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-va-lam-gi-de-day-manh-co-phan-o-viet-nam-hien-nay-80604/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Suy cho cùng, cổ phần hoá là xu hướng tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển. Việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần là do tính xã hội hóa của sản xuất, do quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường quyết định và thúc đẩy, đó là qúa trình khách quan, không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ thể chế chính trị hay cá nhân nào.
Chương II Thực trạng cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam
I. Quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần
Phân loại doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá:
_ Loại doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá.
_ Loại doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá nhưng nhà nước cần nắm cổ phiếu chi phối, cổ phần đặc biệt.
_ Loại doanh nghiệp hiện có không thuộc hai loại trên đều có thể thực hiện cổ phần hoá mà nhà nước không cần giữ cổ phiếu chi phối.
Các hình thức cổ phần hoá
_ Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
_ Bán một phần thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
_ Tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá.
_ Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
II. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Từ khi có chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Chính phủ đến nay, quá trình cổ phần hoá có thể phân chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể:
1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá (từ 5/1990 đến 4/1996).
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 80, Đảng và Nhà nước đã chú trọng cải tiến quản lý doanh nghiệp Nhà nước, coi đây là nhiệm vụ có tính quyết định để thúc đẩy kinh tế Nhà nước phát triển. Đặc biệt, sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), thực hiện sự nghiệp đổi mới, Chính phủ đã ban hành một loạt pháp lệnh, Nghị định nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Đến đầu năm 1990, trên cơ sở đánh giá kết quả sau 5 năm đổi mới, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/ 1990 về chủ trương thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện mô hình khoán, cho thuê xí nghiệp quốc doanh.
Đến năm 1992, cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước có phần chững lại, lúng túng. Nếu không có “ông chủ” thực sự của doanh nghiệp Nhà nước thì không thể giải quyết triệt để những vấn đề hiện tại. Tuy vậy, sau 5 năm kể từ khi chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được khởi xướng (năm 1987 đến năm 1992) vẫn không triển khai được đơn vị nào.
Nhằm tiếp tục cải cách doanh nghiệp Nhà nước và giải quyết các vấn đề nêu trên, ngày 8/6/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 202/ CT, chỉ đạo tiếp tục triển khai việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước bằng việc thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Như vậy, thời gian này có thể được coi là cái mốc để nước ta bước vào giai đoạn thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Đến ngày 31 - 12 - 1993, cả nước đã có hơn 30 doanh nghiệp Nhà nước đăng ký thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Bộ tài chính đã quy định danh sách 19 doanh nghiệp là thay mặt cho các loại hình sản xuất kinh doanh trong số này để thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Cuối cùng Chính phủ chỉ chọn 7 doanh nghiệp làm thí điểm .
Đây là giai đoạn đầy khó khăn nhiều cơ chế vận hành của cổ phần hoá và cổ phần hoá là vấn đề rất mới ở Việt Nam.
2. Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá (từ 5/1996 đến 6/1998).
Qua 4 năm thực hiện thí điểm cổ phần hoá, tuy kết quả còn ít, nhưng đã có những kinh nghiệm bước đầu cho việc mở rộng cổ phần hoá trong thời gian tiếp theo. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hoá, ngày 7 - 5 - 1996 Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP với những quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế quy định 202/CP.
Nghị quyết số 28/CP ra đời đã giải toả được một số vướng mắc gặp phải trong giai đoạn cổ phần hoá thí điểm, lần đầu tiên các vấn đề như mục đích, yêu cầu, đối tượng, cách tiến hành cổ phần hoá, thủ tục chuyển đổi thành công ty cổ phần, chế độ đối với doanh nghiệp cổ phần hoá và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá được thể hiện một cách có hệ thống, cụ thể. Vì vậy, cổ phần hoá đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn trong việc triển khai.
3. Giai đoạn thúc đẩy cổ phần hoá (từ 7 - 1998 đến nay).
Từ kinh nghiệm cổ phần hoá trong các giai đoạn trước, để hoàn thiện một bước về cơ chế, chính sách và đẩy mạnh hơn nữa cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/6/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CPvề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thay thế cho các Nghị định và Quyết định trước đó.
Cùng với Chỉ thị 20/1998/CT - TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định này đã khắc phục một số điểm còn hạn chế trong Nghị định trước, thay đổi một cách căn bản cơ chế, chính sách. Cổ phần hoá hiện nay theo hướng mở rộng ưu đãi, đơn giản hoá thủ tục, bảo đảm thoả đáng chính sách xã hội đối với người lao động... nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với việc ban hành Nghị định này của Chính phủ các cơ quan hữu trách đã ban hành kịp thời các Văn bản và Thông tư hướng dẫn quy trình cổ phần hoá một cách rõ ràng, đầy đủ hơn.
Nhằm huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lí doanh nghiệp của nước ngoài ngày 28/6/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 145/1999/QĐ-TTg về quy chế bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài với tổng trị giá người nước ngoài mua không vượt quá 30% vốn điều lệ; trường hợp nhiều nhà đầu tư đăng ký mua vượt quá 30% thì thực hiện bán đầu giá. Kèm theo quyết định trên, Chính phủ ban hành phụ lục các doanh nghiệp Nhà nước được bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: dệt may, sản xuất giày, dép; chế biến dự án; sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất hàng tiêu dùng khác; sản xuất vật liệu xây dựng; vận tải đường bộ, đường thủy nội địa bằng container; sản xuất đồ chơi trẻ em; thương mại, dịch vụ , khách sạn; sản xuất vũ khí. Cùng với những đổi mới nêu trên, công tác tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện cổ phần hoá cũng được tăng cường. Chính phủ có biện pháp chỉ đạo sát sao như giao chỉ tiêu cổ phần hoá cho các Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc...