ngoctram_ken

New Member

Download miễn phí Đề tài Cơ sở lí luận về cổ phần hóa, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam





 

I. Lời mở đầu

II. Cở sở lí luận về cổ phần hoá, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

1. Cổ phần hoá

2. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

III. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

1. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

2. Đánh giá chung quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

a. Những thành tựa đạt được của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

b. Những hạn chế của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

3. Mục tiêu của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

4. Quy trình thực hiện cổ phần hoá gồm các bước

IV . Các giải pháp để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

V. Tài liệu tham khảo.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


I. Lời nói đầu
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. Chương trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thí điểm từ năm 1992. Từ đó đến nay cả nước đã có trên 1000 doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữa, trong đó cổ phần hoá gần 900 doanh nghiệp, còn lại là chuyển dao, bán và khoán kinh doanh. Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữa, trong đó chủ sở hữa chính là người lao động, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cho doanh nghiệp huy động vốn trên toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Qúa trình cổ phần hoá doanh nghiệp thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng kể từ khi Chính Phủ ban hành Nghị định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ những chính sách ưa đãi cho doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bẩy đưa quá trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đối doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần không chỉ giúp nhà nước bảo tồn đồng vốn mà còn tăng tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn. Các doanh nghiệp năng động và tự chủ hơn trong kinh doanh. Quá trình cổ phần hóa đã thu hút rộng rãi hơn nguồn vốn cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu.
Sau 15 năm thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhiều vấn đề lý luận và tư duy kinh tế được đặt ra để nâng cao hiệu quả của cổ phần hoá. Bên cạnh những thành quả đạt được còn nhiều vấn đề phải đặt ra đối với những nhà hoạch định chính sách và với bản thân doanh nghiệp.
II. Cơ sở lí luận về cổ phần hóa, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
1. Cổ phần hoá
Khái niệm cổ phần hoá: cổ phần hoá là một trong những giải pháp cơ bản, là khâu đột phá để tiếp tục cải cách khu vực kinh tế quốc doanh. Cổ phần hoá khác với tư nhân hoá: cổ phần hoá là đa dạng hoá chủ sỡ hữa cho doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hoá là hình thức đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thành một công ty tư nhân với chủ sỡ hữa là tư nhân.
Các hình thức cổ phần hoá:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút them vốn áp dụng đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ từng trường hợp vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án cổ phần hoá.
- Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút.
- Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Hầu như mọi doanh nghiệp đều đặt mục tiêu cho mình là phải đạt hiệu quả trong kinh doanh. Mục tiêu đó phát triển trên cơ sở có lợi nhuận cao, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, mang lại lợi ích chủ chủ doanh nghiệp và người lao động, đồng thời phải đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và cho toàn xã hôi. Nếu doanh nghiệp không đạt được những mục tiêu trên thì phải có sự xem xét đánh giá và có những thay đổi nhất định. Trong nhiều trường hợp đấy sẽ là một cuộc cải cách triệt để, thay đổi hoàn toàn bộ bộ máy doanh nghiệp đẻ đạt được mục tiêu đã định.Một số trường hợp do không nhận ra sự cần thiết phài thay đổi, không cải cách kịp thời đã làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoàn toàn. Không loại trừ một doanh nghiệp thuộc loại hình sỡ hữa nào. Như vậy cần cải cách doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã định. ở Việt Nam cải cách doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu khách quan. Do áp lực cạnh tranh, vì sự tồn tại và phát triển, vì sự cần thiết phải thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp Nhà nước mà phải tiến hành đổi mới doanh nghiệp. Cổ phần hoá là một trong những chương trình đó.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là chương trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, được triển khai thí điểm năm 1992. Mục đích của chương trình này là đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữa, trong đó người lao động là chủ sỡ hữa chính, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thế huy động vốn trong toàn xã hội đầu tư đổi mới doanh nghiệp,để nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Vào tháng 6/1998 Chính Phủ ban hành Nghị định về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, kể từ đó tiến trình cổ phần hoá thực sự có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó nêu rõ cả chính sách ưa đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp đã cổ phần. Nó đã thúc đẩy quả trình cổ phần hoá diễn ra nhanh hơn. Từ năm 1998-2000 cả nước đã có hơn 800 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là: công nghiệp, thương mại và dịch vụ, được phân bổ trên khắp các vùng miền cả nước.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm khác với tính quy luật về cổ phần hoá ở các nước.
Đối với các nước phát triển thì các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá dựa trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm cỡ của sở hữa tư nhân, phải mở rộng quan hệ sỡ hữa. Còn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cổ phần hoá trong quá trình thực hiện công hữa hoá, tập thể hoá trước đây.
Các doanh nghiệp ở nước ta thực hiện cổ phần hoá vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp và ké hoạch hoá của nhà nước, mới làm quen với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá ở các nước tồn tại trong cơ chế thị trường và cạnh trạnh.
Các doanh nghiệp ở nước ta thực hiện cổ phần hoá là do yêu cầu của Nhà nước, thực hiện kế hoạch của nhà nước. Các doanh nghiệp ở các nước thực hiện cổ phần hoá là vì muốn thu lợi nhuận cho bản thân và tuân theo quy luật thị trường.
Lý do chính để thực hiện cổ phần hoá ở nước ta là do các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Khác với lý do thực hiện cổ phần hoá ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bán sang tấp trung vốn xã hội để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh.
III. Thực trạng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Vi

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0
D Ebook bài tập cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học - Vũ Đăng Độ Khoa học Tự nhiên 0
D Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Ở Các Trường Tiểu Học Và Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hạ Long Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Trung học cơ sở, Tỉnh Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 2
N Phân tích và thiêt kế cơ sở dữ liệu bằng Microsoft Access trong việc quản lí thu chi tài chính Công nghệ thông tin 0
T Cơ sở lí luận sách giáo khoa chuyên ngoại ngữ ( tiếng Nga) ngoài môi trường bản ngữ Luận văn Sư phạm 0
O Nghiên cứu chế tạo xúc tác quang hoá trên cơ sở bán dẫn TIO2 để xử lí các chất ô nhiễm hữu cơ Luận văn Sư phạm 0
B Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lí về tài nguyên nước Luận văn Sư phạm 0
T Bình luận hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong ASEAN dưới các góc độ sau cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, thực tiễn triển khai Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top