baothusinh
New Member
Download miễn phí Đề tài Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp
Lời mở đầu
Nội dung của đề án
Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
I. Bản chất, nội dung của chi phí
1. Khái niệm chi phí
2. Phân loại chi phí
3. Phương pháp tập hợp chi phí
4. Xác định chi phí trung tâm
II. Bản chất, nội dung của giá thành sản phẩm
1. Khái niệm gía thành sản phẩm
2. Phân loại giá thành sản phẩm
3. Các chức năng cơ bản của giá thành sản phẩm
III Hạch toán chi phí sản xuất và các phương pháp xác định chi phí
1. Hạch toán chi phí sản xuất
2. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất
IV Đối tượng và các phương pháp tính gía thành sản phẩm
1. Đối tượng và kì tính giá thành sản phẩm
2. Các phương pháp tính gía thành sản phẩm
V. Thống kê chứng từ và sổ sách sử dụng để cung cấp thông tin cho nhà quản lý
VI. Một số kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới
1. Kế toán quản trị chi phí, giá thành Cộng hoà Pháp
2. Kế toán quản trị chi phí-giá thành Mỹ.
3. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở 1 số nước ở châu Á
PHẦN HAI: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
I. Khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam
II. Thực trạng kế toán quản trị chi phí giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:
III. Những biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp Việt Nam
1. Xác định trung tâm chi phí từ đó hoàn thiện việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2. Hoàn thiện việc phân loại CPSX cho kế toán quản trị doanh nghiệp.
3. Hoàn thiện việc phân loại giá thành theo mục đích của KTQT
4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán
5. Về hệ thống tài khoản để phục vụ cho công tác kế toán chi phí.
6. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí.
7. Hoàn thiện việc đánh gía sản phẩm dở dang cuối kì.
IV. Kinh nghiệm rút ra được từ nghiên cứu về hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của các quốc gia trong khu vực và thế giới
Kết luận
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_tai_co_so_ly_luan_ve_hach_toan_chi_phi_va_tinh_gia_thanh.oT3VZzxz2J.swf /tai-lieu/de-tai-co-so-ly-luan-ve-hach-toan-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-san-pham-voi-he-thong-chi-tieu-quan-tri-doanh-nghiep-83958/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Hệ thống kế toán cần phản ánh những hoạt động của doanh nghiệp theo từng đơn đặt hàng, đó là:
- Khách hàng đến doanh nghiệp đặt hàng trong đó nêu rõ yêu cầu về sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
- Doanh nghiệp cần đánh giá đơn đặt hàng để xác định giá bán cho sản phẩm trong đơn đặt hàng. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, người ta tính toán cho việc hạch toán từng đơn đặt hàng.
- Cộng dự toán vừa tính với số lãi mong muốn sẽ tạo ra giá bán cho sản phẩm trong đơn đặt hàng.
- Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, trong khi sản xuất theo đơn đặt hàng thì kế toán đã tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng.
Nói chung, đơn đặt hàng được gửi ngay cho khách hàng khi nó kết thúc, do vậy doanh nghiệp không cần sử dụng tài khoản “thành phẩm” trong hệ thống thông tin kế toán. Tuy nhiên để phản ánh sự vận hành kế toán, doanh nghiệp đã sử dụng tài khoản thành phẩm để phản ánh sự bàn giao một đơn đặt hàng đã sản xuất xong vào kho thành phẩm. Việc ghi chép này cho phép xác định đơn đặt hàng đã xong, có thể được gửi đi ngay cho khách hàng.
2.1.2. Hệ thống sổ sách sử dụng
Ngoài việc tập hợp chi phí sản xuất và chi phí công việc, chi phí này còn được bộ phận kế toán phản ánh vào các tài liệu liên quan
* Sử dụng các tài khoản sau để phản ánh chi phí theo công việc
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Thành phẩm
a, Căn cứ vào phiếu xuất kho (bảng phân bổ vật liệu) doanh nghiệp phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất và cuối kì kết chuyển chi phí này vào tài khoản tính giá thành
Nợ: Tài khoản “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Có: tài khoản “nguyên liệu, vật liệu”
Nợ: Tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có: Tài khoản “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
b, Chi phí nhân công trực tiếp gồm có tiền lương, các khoản có tính chất lương, chi phí bả hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Các chi phí này được phản ánh như sau:
Nợ: Tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp”
Có: Tài khoản “phải trả công nhân viên”
Có: Tài khoản “phải trả khác”
Nợ : Tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có: Tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp’
c, Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong phân xưởng và các chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh được phản ánh vào bên nợ tài khoản “chi phí sản xuất chung”
Bên có tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất chunng được phân bổ đầu kì, đây là số phân bổ ước tính. Phản ánh số phân bổ ước tính này như sau:
Nợ: Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có: Tài khoản “Chi phí sản xúât chung”
Cuối kì so sánh phát sinh Nợ và phát sinh Có tài khoản “chi phí sản xuất chung”
Nếu số bên nợ bằng số bên có nghĩa là số phát sinh thực tế đã phân bổ hết.
Nếu phát sinh bên nợ mà lớn hơn phát sinh bên có chi phí sản xuất chung thực tế nhiều hơn chi phí sản xuất chung phân bổ.
Nếu phát sinh bên nợ nhỏ hơn bên có, số phân bổ đã nhiều hơn số chi phí thực tế phát sinh.
Các phương pháp giảI quyết số phân bổ thừa hay thiếu của chi phi sản xuất chung là:
Nếu mức chênh lệch nhỏ thì phân bổ cả mức chênh lệch đó vào tài khoản “giá vốn hàng bán của kì đó”
Nếu mức chênh lệch lớn, thì phân bổ chênh lệch vào tài khoản:
Tài khoản “chi phi sản xuất kinh doanh dở dang”
Tài khoản “thành phẩm”
Tài khoản “giá vốn hàng bán”
Theo tỉ lệ số dư của các tài khoản này
d, Khi đơn đặt hàng đã thực hiện, sản phẩm hoàn thành được chuyển kho thành phẩm.Nghiệp vụ này được phản ánh như sau:
Nợ: Tài khoản “thành phẩm”
Có: Tài khoản: “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
* Gía trị thành phẩm chuyển giao cho khác hàng được phản ánh trên tài khoản như sau:
Nợ: Tài khoản “giá vốn hàng bán”
Có: Tài khoản “thành phẩm”
2.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất:
2.2.1. Nội dung phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất:
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất được ứng dung trong các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm, sản phẩm lần lượt đi qua nhiều giai đoạn khác nhau, sản phẩm hoàn chỉnh của bước này sẽ là đối tượng chế biến của bước sau. Ví dụ, trong công nghệp hoá học,dệt, chế biến dầu, sản xuất xi măng,sản xuất ôtô…
Khác với sản phẩm được tập hợp chi phí theo công việc, sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất có đặc điểm:
Có cùng hình thái, kích cỡ
Có kích cỡ nhỏ
Không có giá trị cao như đường, sữa….
Được đặt mua sau khi sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này không phải từng lô hàng sản phẩm cụ thể, mà là các công đoạn hay từng bộ phận sản xuất khác nhau của doanh nghiệp, thường là các phân xưởng sản xuất. ở đây, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thường được xuất dùng ở ngay phân xưởng sản xuất đầu tiên, còn các phân xưởng tiếp theo phải chi các chi phí để gia công, chế biến sản phẩm hoàn thành của bước trước
2.2.2. Hệ thống sổ sách sử dụng:
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất sử dụng các tài khoản sau để phản ánh chi phí sản xuất:
Tài khoản “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Tài khoản “chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản “chi phí sản xuất chung”
Tài khoản “thành phẩm”
Tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Tài khoản “giá vốn hàng bán”
Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, mỗi công đoạn sản xuất, hay mỗi phân xưởng sản xuất mở một tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” riêng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của mỗi bước hay của mỗi phân xưởng. Thành phẩm hoàn thành của mỗi bước hay phân xưởng cuối cùng được chuyển giao vào kho thành phẩm.
IV. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kì tính gia thành
a/ Đối tượng tính giá thành cụ thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hay giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể dựa vào một hay một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp:
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;
+ Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Đối tượng tính giá thành thường có các dạng sau đây: Sản phẩm riêng lẻ, sản phẩm hàng loạt, chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm…
b/ Kỳ tính giá thành thụng thường là theo tháng, quý, hay theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.
2. Phương pháp tính giá thành:
Trước khi tính giá thành sản phẩm kế toán cần tính chi phí sả...