katy_ttky

New Member
Cơn đau quặn thận là hội chứng đau cấp ở vùng thắt lưng - bụng. Cơ chế do tăng đột ngột áp lực trong bể thận bởi một cản trở cơ giới ở đường tiết niệu làm giãn căng nở vỏ xơ, nơi có nhiều thần kinh phân bố, gây nên cảm giác đau. Nguyên nhân chủ yếu do sỏi niệu quản hay bể thận, có thể do cục máu, cục mủ, niệu quản bị gập do thận sa, do dị dạng động mạch thận... Đặc điểm cơn đau xảy đến đột ngột, dữ dội, một bên ở vùng thắt lưng hay thắt lưng - bụng chạy dọc xuống dưới và ra trước, đến hố chậu và cơ quan sinh dục ngoài. Trong cơn đau thường có dấu hiệu bán tắc ruột như buồn nôn, nôn. Người bệnh đái khó, đái rắt, mót đái dữ dội nhưng không đái được. Nhiều khi người bệnh vật vã, giãy giụa, toát mồ hôi vì đau nhưng thường không có sốt. Tuy nhiên ở người suy thận mạn, cơn đau sẽ dữ dội hơn, có sốt, đái ít hay bí đái. Cần phân biệt cơn đau quặn thận với các bệnh khác tại thận như: viêm thận - bể thận cấp, u thận và đường tiết niệu, nhồi máu thận. Đặc biệt cảnh giác với những chứng bệnh sau đây có triệu chứng giống cơn đau quặn thận: phình mạch chủ nứt, viêm túi thừa Mackel, hoại tử manh tràng do thiếu máu cục bộ, u nang buồng trứng xoắn, viêm ruột thừa, loét dạ dày.
Để phòng ngừa cơn đau quặn thận trước hết cần phòng sỏi tiết niệu bằng cách uống đủ nước hằng ngày (1,5 - 2lít). Trường hợp đã có sỏi phải điều trị triệt để.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top