daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined. 6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................. 5
NỘI DUNG ............................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VÀ CÁC KIỂU CON NGƯỜI GIAO THỜI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986......................................................................................................6 1.1.Vấn đề con người trong văn học ............................................................................ 6 1.2. Vấn đề con người trong văn học Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986............... 8 1.3. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986. ........................................................................................................... 11 1.3.1. Vấn đề con người giao thời trong văn học:...................................................... 11
1.3.2. Các kiểu con người giao thời được đề cập trong văn học giai đoạn
từ năm 1975 đến năm 1986........................................................................................ 13 CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU CON NGƯỜI GIAO THỜI TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG....................................28 2.1. Ma Văn Kháng và Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. ..................................... 28
2.1.1. Bức tranh xã hội Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986. ................................. 28 2.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng. .................................................................................. 29 2.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng................................. 32 2. 2. Các kiểu con người giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng. ............................................................................................................... 33 2.2.1. Kiểu con người truyền thống.......................................................................... 33 2.2.2. Kiểu con người đa diện .................................................................................... 38 2.2.3. Kiểu con người nạn nhân ............................................................................... 53 2.2.4. Kiểu con người tự nhận thức ............................ Error! Bookmark not defined.

2.2.5.Kiểu con người tha hóa chạy trốn thực tại .......... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Đi qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cuộc sống lại dần trở lại với những quy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt cuộc sống thường nhật, phải đối mặt với nhiều vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay của xã hội, giờ đây con người là tâm điểm soi chiếu lịch sử, con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự đời tư được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người với xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, với những người sum quanh và với chính mình.
Với văn học, con người cũng được khám phá soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng bậc giữa ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Văn học càng ngày càng đi tới một quan niệm toàn diện, sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản.
Với tư cách là một nhà văn có trách nhiệm với nghề nghiệp, Ma Văn Kháng - người được mệnh danh là khuấy động văn đàn Việt Nam đã đóng góp một phần nhỏ của mình trên tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Vượt qua quan niệm phiến diện và một chiều của văn học sử thi, nhà văn xem xét con người trên nhiều cung bậc, phương diện đó là con người thế sự đời tư, hướng của Ma Văn Kháng đi tận cùng đáy con người khám phá thế giới bên trong, đầy bí ẩn của con người, lật xới những tầng đáy sâu của tâm lí, tư tưởng, cả tiềm thức và tâm linh của con người.
Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã có quan niệm về vấn đề con người trong một giai đoạn hết sức đặc biệt: Giai đoạn đất nước sau chiến tranh và trước đổi mới. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 1980, với nhiều thay đổi tốt có, xấu có, để từ đó phản ánh một cách sinh động biến động của xã hội và ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình.
Với cái nhìn mới của nhà văn, con người hiện ra không đơn thuần mà là trong tính lưỡng diện, đa diện và biến động không ngừng. Dù vậy nhà văn vẫn luôn đặt niềm tin vào con người, muốn dùng ngòi bút trợ lực con người, thức tỉnh con người ý thức tự vấn
1

để hướng tới toàn diện. Như vậy, tìm hiểu về con người trong thời điểm cái cũ đan xen cái mới, sẽ giúp chúng ta khám phá tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu những nỗi niềm của một con người đau đáu với sự đời.
Nhìn vào giai đoạn văn học sau năm 1975 tới năm 1986 nói chung và giai đoạn văn học năm 1980 nói riêng, văn học bắt đầu có sự đổi mới, cũng như nhà văn Ma Văn Kháng, một số nhà văn với sự táo bạo trên con đường nghệ thuật, họ đã nỗ lực đi tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới, những chủ đề mới về cuộc sống, đặc biệt là vấn đề con người qua hình tượng nhân vật.
Như vậy, việc nghiên cứu con người buổi giao thời trong tác phẩm, sẽ giúp chúng ta tìm được những nét riêng biệt, nổi bật mang phong cách mà nhà văn đã sáng tạo trong tác phẩm của mình, mặt khác, sẽ cho chúng ta thấy được cái đa dạng, phong phú trong tính cách của một bản thể con người, để từ đó tìm ra được phong cách nhà văn cũng như những tư tưởng của nhà văn về nhân sinh quan, về con người và xã hội mà tác giả đang phản ánh. Lẽ dĩ nhiên, việc nghiên cứu nhân vật là con người luôn là đề tài nóng và quan trọng trong bất kì văn học và trường phái văn học nào.
Mỗi thời đại, con người có những nếp sống, cách sống riêng, đặc biệt là trong buổi giao thời, với sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, những lối sống mang hơi thở của cuộc sống thị trường, đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm. Với tất cả những lí do trên, chúng tui mạnh dạn chọn đề tài Con người buổi giao thời trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ma Văn Kháng là một nhà văn mà sự nghiệp văn chương đã một phần nào đó phản ánh quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại.
Theo năm tháng, cùng với sự trưởng thành trong kinh nghiệm sáng tác, sự tinh tế của ngòi bút cũng như sự đổi mới trong sáng tác, số lượng tác phẩm của ông không những nhiều lên, mà nội dung càng ngày càng phong phú và sâu sắc, bởi thế sẽ là hiện tượng được rất nhiều giới phê bình, nhà nghiên cứu trong nước quan tâm, có thể đó là sự đánh giá từng tác phẩm cụ thể về hình thức nghệ thuật, thậm chí khen chê một tác phẩm trên một phương diện, một khía cạnh nào đó. Sau đây là những nghiên cứu đánh giá của các nhà phê bình văn học, các nhà văn về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
2

Năm 1985, Câu lạc bộ báo người Hà Nội phối hợp với nhà xuất bản Hà Nội cùng tổ chức hội thảo về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, tiểu thuyết đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, tác phẩm đã được đánh giá cao về mặt tư tưởng. Trong hội thảo, tác giả Hoàng Kim Qúy cho rằng“Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình với mỗi người, suy nghĩ về vấn đề cấp thi ế t đang đặt ra cho mỗi người”. Trong cuộc bàn luận ấy độc giả còn hướng sự chú ý tới đánh giá của tác giả Trần Đăng Xuyền, ông nhận định: “Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn chủ yế u mô tả sự biế n đổi của gia đình trong thời kì quá độ hiện nay”. Đánh giá cao lòng nhân ái thái độ bao dung của tác giả: “Mùa lá rụng trong vườn đã rọi vào luồng ánh sáng nhân đạo đánh giá con người trong thời kì khó khăn phức tạp, nhà văn thông cảm với lo toan vất vả của người phụ nữ, đồng thời phân tích cái sai, hạn ch ế của họ”.
Để công và dồn khá nhiều tâm huyết vào nghiên cứu về tác phẩm của Ma Văn Kháng phải kể đến tên tuổi của tác giả Trần Cương, ông đánh giá tác phẩm của Ma Văn Kháng trên bình diện nghệ thuật, ông phát biểu:“Càng ngày, sự k ế t hợp giữa miêu tả và biểu hiện của Ma Văn Kháng càng nhuận nhị, cùng với văn chương duyên dáng và trong sáng, thêm vào đó là thủ pháp nghệ thuật vận dụng một cách thuần thục như so sánh liên tưởng lập thể, thủ pháp song hành, sử dụng đối thoại, tất cả những cái đó không bề bộn, rối rắm, mà được điều hành nhịp nhàng, cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần mẫn, sắc sảo”.
Báo cáo tặng thưởng văn xuôi xuất sắc năm 1985, Bùi Hiển đánh giá một cách đầy đủ, trọn vẹn những ưu và hạn chế của tác phẩm, tác giả chỉ rõ: “Với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng thắn đề cập một số vấn đề xã hội đang đặt ra cho gia đình, ngòi bút của tác giả phanh phui một cách tỉnh táo, vừa da di ế t quá trình sa đọa, tư tưởng, lối sống của vài trường hợp điển hình, đồng thời bày tỏ niềm tin cho những con người trung trực thẳng thắn, giữ được lí tưởng cao đẹp xã hội, truyền thống dân tộc, trung hậu, bền vững”.
Với bài viết Những vấn đề đời sống gia đình hôm nay, Báo người Phụ nữ Việt Nam số 17 – 1986, Trần Bảo Anh đã nhận xét về bút pháp của Ma Văn Kháng “Thông qua tác phẩm này, ông đã bộc lộ thêm một số sở trường mới, kỉ năng phân tích một cách khúc chiế t thông minh, kỉ năng biện giải, triế t lí hay nghệ thuật viế t tiểu thuyế t của Ma
3

Văn Kháng đã có bề dày, kế t quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ ở tác giả đã có một định hình rõ nét trong phong cách nghệ thuật của mình”.
Cùng với sự phát triễn của cuộc sống, văn học phải luôn theo sát với từng nhiệm vụ của xã hội, với sự tìm tòi, sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng đã gửi vào đời nhiều thông điệp mới đáng trân trọng đó là sự thấu hiểu sâu sắc tinh tế về con người và cuộc đời. Tuy nhiên, xét về mặt khách quan, thực tế, dẫu tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” được khẳng định là tác phẩm có nhiều thành công, gây được tiếng vang trong lòng độc giả, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về vấn đề con người buổi giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
Thừa kế từ những bài nghiên cứu đi trước cùng với lòng đam mê, hâm mộ của bản thân dành cho tác giả Ma Văn Kháng, cũng như sự hấp dẫn của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, như là chất men giúp chúng tui mạnh dạn chọn đề tài Con người buổi giao thời trong tiểu thuy ế t Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Hi vọng sự thành công của đề tài sẽ là một trong những cơ sở và động lực để thúc đẩy tất cả chúng ta đến với công việc nghiên cứu tác giả Ma Văn Kháng nói chung và về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nói riêng. Từ đó có cái nhìn đúng đắn khách quan đối với những thành tựu mà văn chương hiện đại Việt Nam đã thu được trong thời gian qua.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống nhân vật giao thời trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, để từ đó giúp người đọc thấy được những kiểu con người nổi bật như kiểu con người truyền thống, con người nạn nhân, con người đa diện, con người tự nhận thức, con người của lương tri và tri thức và kiểu con người tha hóa chạy trốn thực tại.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các kiểu con người giao thời trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tui sử dụng một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy thiệp, Ma Văn Kháng, Kim Lân để so sánh đối chiếu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp sau đây:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top