falling_start88
New Member
Download miễn phí Đề tài Con người- Nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức
KTTT làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế thế giới và cấu trúc quan hệ kinh tế quốc tế. Với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, cơ cấu kinh tế thế giới đang đứng trước một sự thay đổi sâu sắc. Trong những năm 60 cơ cấu sản phẩm thế giới có tỉ lệ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ là 10,4%-28,4%-50,4%, đến năm 90 cơ cấu này đã thay đổi mạnh mẽ : 4,4%-21%-62,4%. Như vậy các ngành dựa trên tri thức đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn và trong tương lai với sự phát triển của kinh tế tri thức, các ngành dựa trên tri thức sẽ chiếm vị trí áp đảo trong cơ cấu kinh tế thế giới. Cụ thể:
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_tai_con_nguoi_nguon_nhan_luc_trong_nen_kinh_te.JxVro3HcqS.swf /tai-lieu/de-tai-con-nguoi-nguon-nhan-luc-trong-nen-kinh-te-tri-thuc-75243/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trên 50%.
10% - 20%
Dưới 10%
Công nghiệp.
15% - 20%
Trên 30%.
Dưới 20%
Công nghệ cao.
10% - 15%.
Trên 40%.
10
Tỷ lệ tăng dân số
Cao.
Thấp.
Rất thấp.
11
Mức độ đô thị hoá.
25%
70%
Hạ thấp dưới 70%.
12
Vai trò của truyền thông.
Không lớn
Lớn.
Rất Lớn.
13
Trình độ tổ chức xã hội.
Đơn giản.
Phức tạp
Rất phức tạp.
14
Mức độ toàn cầu hoá kinh tế thế giới.
Thấp.
Khá cao.
Rất cao.
1.2. Các phạm trù trong kinh tế tri thức:
Thông tin và tri thức là nguồn lực chủ yếu của kinh tế tri thức. Chúng ta phải phân biệt 2 phạm trù này vì như John Naribett nói"Chìm ngập trong thông tin mà vẫn thiếu tri thức"
* Thông tin là dữ liệu được xếp thành trật tự có nghĩa, có thể thu nhận được, có thể dùng hay không.
* Tri thức là thông tin đã được thu thập, xử lí và nhận thức, là áp dụng và sử dụng một cách có ích các thông tin.
Theo nhiều tài liệu kinh điển thì tri thức được hiểu là kết quả của nhận thức, là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy con người, tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm của thực tế, đồng thời phù hợp với các nguyên lí của lí luận về nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
- Thông tin là nội dung của tri thức được truyền đạt, nhưng khi tri thức được hệ thống hóa lại trở thành thông tin. Thông tin là đầu vào của quá trình sản sinh ra tri thức.
* Sản phẩm tri thức
Tri thức là sản phẩm của lao động, là biểu hiện cụ thể về năng lực tư duy mà chỉ duy nhất loài người mới có. Sản phẩm tri thức có nhiều tính chất đặc biệt khác với các sản phẩm vật thể thông thường:
+ Vì tri thức thuộc phạm trù tinh thần nên tri thức luôn phải có vật mang nó. Vật mang ấy có thể là bộ nhớ trong não, băng từ, đĩa quang...
+ Đối với sản phẩm thông thường, người mua có quyền sở hữu về nó, nghĩa là có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.Đối với sản phẩm tri thức người mua chỉ có quyền sở hữu vật mang, còn về nội dung tri thức thì chỉ có quyền sử dụng. Đặc tính này có nguồn gốc sâu xa ở chỗ chỉ duy nhất con người mới có khả năng tư duy.
+ Quá trình tiêu dùng sản phẩm tri thức dù là tiêu dùng sản xuất hay tiêu dùng cho cá nhân, nói chung đều mang tính chất của một quá trình nghiên cứu, học tập và trực tiếp hoàn thiện sản phẩm tri thức đó. Đôi khi người tiêu dùng còn phát hiện ra chức năng mà chính tác giả của nó không ngờ tới.
+ Việc sản xuất các loại sản phẩm tri thức thường có giá trị gia tăng rất lớn. Chẳng hạn, E. Sanchez và D. Myric sản xuất bộ phim" Đồ án Blair Witch" bằng kỹ thuật số, phát hành trên Internet, chỉ riêng trong nước Mỹ đã thu được 140 triệu $, trong khi chi phí chỉ là 500 000$, nghĩa là tỉ suất lợi nhuận 280!
Nền kinh tế tri thức do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và năng động là tri thức nên phát triển nhanh và khả năng bền vững cao.
* Công nhân tri thức
Theo tính tất yếu của lịch sử thì kinh tế tri thức phát triển đầy đủ ở thế kỉ 21 sẽ là sự phát triển lên một đỉnh cao mới của kinh tế công nghiệp hiện đại của thế kỉ 20- là sự phủ định biện chứng, tức phủ định có kế thừa kinh tế công nghiệp hiện đại thế kỉ 20. Tương ứng với tiến trình đó công nhân tri thức ra đời. Công nhân tri thức có nhiều điểm tiến bộ so với công nhân trước đó. Biểu hiện:
- Công nhân tri thức có sở hữu trí tuệ. Sở hữu này cho phép họ có thu nhập cao hơn công nhân công nghiệp bình thường khiến họ có tư hữu chứ không còn là vô sản nữa
- Tri thức khoa học dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trên cơ sở đó, số lượng công nhân tri thức, công nhân có tay nghề cao ngày càng tăng.
- Công nhân tri thức làm chủ một nền kinh tế mà phần lớn các ngành kinh tế đều dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học.
- Giai cấp công nhân có sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng
- Kinh tế tri thức thích hợp với tính sáng tạo vốn là bản năng của công nhân. Nhằm mục tiêu tri thức hoá, công nhân chăm lo không ngừng học tập, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. Tri thức sẽ đóng vai trò động lực thúc đảy sự phát triển về chất lượng của công nhân.
1.3. Các ngành như thế nào được gọi là ngành kinh tế tri thức?
Theo giáo sư viện sĩ Đặng Hữu : Các ngành sản xuất và dịch vụ do công nghệ cao tạo ra như các dịch vụ khoa học và công nghệ,dịch vụ tin học, các ngành công nghiệp công nghệ cao...được gọi là ngành kinh tế tri thức. Các ngành truyền thống như công nghiệp, nông nghiệp nếu được cải tạo bằng công nghệ cao, mà giá trị do tri thức mới, công nghệ mới mang lại chiếm 2/3 tổng số giá trị thì những ngành đó là ngành kinh tế tri thức.
1.4. Các tiêu chí cơ bản của nền kinh tế tri thức
- Về cơ cấu GDP: hơn 70%do các ngành sản xuất và dịch vụ và ứng dụng công nghệ cao
- Cơ cấu giá trị gia tăng: hơn 70% do lao động trí óc đem lại
- Cơ cấu lao động: hơn 70%là công nhân tri thức
- Cơ cấu tư bản: hơn 70% là vốn con người.
Ngoài ra còn các tiêu chí khác, trong đó có tiêu chí về vai trò rất quan trọng của giáo dục và bình quân trình độ văn hóa là trung học chuyên nghiệp...
2. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó. Những đặc điểm này còn đang được định hình và tiếp tục được phát hiện chứ chưa phải là bộc lộ đâỳ đủ. Nhưng ta có thể thấy xương sống của nền kinh tế dựa trên tri thức chính là thông tin, nhưng không phải chỉ dựa vào công nghệ thông tin mà điều cốt yếu là khả năng thu nhập, phân tích, tổng hợp thông tin trong quá trình đưa ra quyết định dựa trên thông tin đã thu thập được. KTTT có các đặc trưng sau:
2.1. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nếu kinh tế nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế công nghiệp thì công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, thì trong kinh tế tri thức các ngành kinh tế tri thức thống trị. Hiện nay ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu kinh tế tri thứcchiếm khoảng 45%-50% GDP, trong các nước OEDC kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động.
2.2. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Do đó sự hình thành và phát triển các khu công nghệ là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh sự ra đời các công nghệ mới.
2.3. Cấu trúc mạng toàn cầu. Tức là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực, và thiết lập mạng thông tin phủ khắp các nước. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Thương mại điện tử, thị trường ảo, làm việc từ xa...được thiết lập làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh nhạy, linh hoạt, khoảng cách bị xoá dần...Chính vì vậy, nhiều người gọi kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng.
2.4. Xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Vốn con người là yếu tố then chốt nhất tạo ra giá trị cho doanh nghiệp tri ...