mbf_toji

New Member

Download miễn phí Đề tài Công nghệ thông tin với công tác trắc địa bản đồ





LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.

1. Định nghĩa và vai trò của Bản đồ địa chính.

2- Hệ quy chiếu của bản đồ địa chính

3. Chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính

4 - Nội dung của bản đồ địa chính

5 - Độ chính xác của Bản đồ địa chính.

6 - Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính.

7. Bản đồ số địa chính

CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ

1. Khái quát chung về hệ thống thông tin địa lý (GIS)

1. Khái quát chung

a. Lịch sử ra đời của GIS

2. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin địa lý.

3. Bản chất của hệ thống thông tin địa lý.

4. Cấu trúc dữ liệu.

5. Khuôn dạng dữ liệu

2. Giới thiệu phần mền MicroStation trong công tác số hoá bản đồ địa chính

1. Giới thiệu chung

I. Ý nghĩa, mục đích của công tác số hoá bản đồ:

II. Giới thiệu phần mềm MicroStation và một số phần mền ứng dụng chạy trên đó.

1. MicroStation:

2. IRasB:

3. GEOVEC:

4. MSFC (MicroStation Feature Collection):

5. MRFCLEAN:

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kết hợp giữa viễn thám và bản đồ tăng lên. Có thể thực hiện được công việc này bằng một công cụ làm bản đồ được đặt tên là hệ thống thông tin địa lý (Geographical information System) viết tắt là GIS.
b. Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý.
Việc thu thập số liệu một cách tự động, phân tích số liệu và tính số liệu trong một số lĩnh vực như lập bản đồ địa hình, địa chính, bản đồ chuyên đề, đo vẽ ảnh, viễn thám. Các lĩnh vực này riêng biệt nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau đã liên kết quá trình xử lý số liệu không gian thành những hệ thống thông tin phục vụ đúng cho mục đích chung về địa lý. Đó là phát triển công cụ để thu thập, lưu trữ, tìm kiếm theo ý muốn. Biến đổi và biểu thị các số liệu không gian từ thế giới thực tại phục vụ cho một tập hợp các mục đích đó tạo thành một hệ thống thông tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống có sự giúp đỡ của máy tính bao gồm các nhóm phần mềm với các chức năng lưu trữ, thể hiện trao đổi và xử lý các dữ liệu không gian (tính địa lý) và những dữ liệu thuộc tính (không mang tính địa lý). Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành đều quan tâm tới GIS mà khai thác chúng theo những mục đích riêng biệt. Trắc địa và địa chính cũng là một lĩnh vực đang chú trọng vào việc khai thác và phát triển GIS. Trong công tác trắc địa bản đồ GIS được ứng dụng để giải quyết những vấn đề sau:
+ GIS có khả năng chuyển hoá ngân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các hệ thống xử lý khác nhau do đó phát triển khả năng khai thác dữ liệu.
+ GIS là một hệ thống tự động quản lý, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu trắc địa bản đồ với sự phát triển của máy vi tính. Đặc biệt là chúng có khả năng biến đổi dữ liệu và không thể thực hiện được bằng phương pháp thô sơ.
+ GIS có khả năng biến đổi dữ liệu để đáp ứng được những bài toán cụ thể cần được giải quyết.
+ GIS có thể cung cấp những thông tin mới nhất và chính xác nhất. Những thông tin này là những thông tin đã được thu thập tất cả các dạng thông tin mới nhất để cung cấp cho người sử dụng cùng với khả năng biến đổi theo thời gian. GIS cũng cung cấp những thông tin ban đầu cho công tác trắc địa trên thực địa.
+ GIS cho sự biến dạng của thông tin là ít nhất.
2. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin địa lý.
a .Hệ thống thông tin địa lý gồm 3 thành phần quan trọng:
- Phần cứng máy tính
- Các bộ Modul phần mềm ứng dụng.
- Cơ sở dữ liệu
Phần cứng của hệ thống thông tin địa lý
CPU
ổ đĩa
Tủ băng
Bàn số hoá
Máy vẽ
VDU
+ Máy tính hay bộ phận xử lý trung tâm CPU với một thiết bị chứa ổ đĩa đảm bảo lưu trữ và chứa các chương trình.
+ Bàn số hoá hay thiết bị khác dùng để chuyển hoá các dữ liệu từ bản đồ và các tư liệu thành dạng số và lưu trữ chúng vào trong máy tính.
+ Máy vẽ (Ploter) hay kiểu thiết bị hiển thị khác được sử dụng để hiển thị các kết quả xử lý số liệu.
+ Một ổ băng để lưu trữ các số liệu và chương trình lên băng từ hay để liên thống thông tin với các hệ thống khác.
+ Người điều khiển máy tính và các thiết bị ngoại vi thông qua một thiết bị hiện hình (VDU) để cho phép các hình ảnh hay bản đồ được hiện hình nhanh chóng.
b. Các chức năng cơ bản phần mềm của hệ thống thông tin địa lý.
Chức năng cơ bản phần mềm (hệ thống thông tin địa lý) là: Quản lý, lữu trữ, tìm kiếm, thể hiện, trao đổi và xử lý các dữ liệu không gian cũng như các dữ liệu thuộc tính. Quá trình thực hiện chung như sau:
- Nhập số liệu và kiểm tra dữ liệu.
- Lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu
- Xuất và trình bày cơ sở dữ liệu
- Biến đổi dữ liệu.
- Đối tác với người sử dụng.
Cơ sở dữ liệu của GIS bao gồm hai dạng dữ liệu là raster và vector. Đối với dữ liệu dạng Véctor các đối tượng điểm, đường và mặt được thể hiện dưới dạng toạ độ điểm là (X, ý thức hay là (X, Y, Z). Đối với dữ liệu dạng Raster các đối tượng được thể hiện dưới dạng phân tử picel. Các đối tượng được gắn các đặc trưng của thực địa với các mức độ tuỳ chọn. Hiện nay trên thực tế vẫn còn tồn tại những hệ GIS xử lý riêng biệt dạng Raster hay Vector, các hệ GIS hiện đại đều có thể xử lý riêng biệt dạng Raster hay Vector và có thể xử lý cả hai dạng Vector và Raster.
* Nhập dữ liệu và kiểm tra dữ liệu.
Nhập dữ liệu tức là biến đổi các dữ liệu thu nhập được dưới dạng hình thức bản đồ, các quan trắc đo đạc ngoại nghiệp và các máy cảm nhận (bao gồm các máy chụp ảnh hàng không, vệ tinh và các thiết bị ghi), thành một dạng số. Hiện nay đã có một loạt các công cụ máy tính dùng cho mục đích này, bao gồm đầu tương tác hay thiết bị hiện hình (VDU), bàn số hoá (DIGITIZER), danh mục các số liệu trong tệp văn bản, các máy quét (SCANNER) và các thiết bị cần thiết cho việc ghi các số liệu đã viết trên phương tiện băng hay đĩa từ. Việc nhập dữ liệu và kiểm tra dữ liệu là rất cần thiết cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.
*Lữu trữ dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu.
Việc lưu trữ dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu để đề cập đến việc tổ chức các dữ liệu về vị trí, các mối liên kết topo, các tính chất của các yếu tố địa lý như: điểm, đường, diện tích biểu thị các đối tượng trên mặt đất (polygon). Chúng được tổ chức và quản lý theo những cấu trúc, khuôn dạng riêng tuỳ từng trường hợp vào chức năng phần mềm nào đó của hệ thống thông tin địa lý.
*Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu.
Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu đề cập đến những cách thể hiện kết quả, các dữ liệu cho người sử dụng. Các dữ liệu có thể biểu thị dưới dạng bản đồ, các bảng biểu hình vẽ. Việc trình bày và xuất dữ liệu có thể thông qua các loại đầu ra như thiết bị hiện hình (VDU), máy in, máy vẽ hay các thông tin được ghi lại trên phương tiện từ dưới dạng số hoá.
*Biến đổi dữ liệu
Biến đổi dữ liệu bão gồm hai nhiệm vụ chính:
* Khử các sai số của dữ liệu và so sánh với tập hợp dữ liệu khác.
* Thực hiện việc phân tích dữ liệu phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi được đưa ra đối với hệ thống thông tin địa lý. Phép biến đổi này có thể được thực hiện đối với các dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian.
Những phép biến đổi trên có thể là thay đổi tỷ lệ, kích thước đưa chúng vào hệ quy chiếu mới, tính toán diện tích, chu vi, mật độ. Phương pháp biến đổi được ứng dụng rộng rãi nhất là việc phân tích mô hình không gian hay mô hình hoá địa lý. Những biến đổi để khử sai số. Những sai số này xảy ra khi sử dụng một hệ thông tin địa lý và chúng được tồn tại trong những giai đoạn sau:
- Trong khi thu thập dữ liệu.
- Cung cấp dữ liệu.
- Kho dữ liệu.
- Thao tác dữ liệu.
- Hiệu suất dữ liệu.
- Sử dụng các kết quả.
*Đối tác với người sử dụng.
Hệ thống GIS luôn cho phép người sử dụng muốn hỏi một số lượng lớn các câu hỏi, các dạng câu hỏi chủ yếu trong GIS là:
- Vị trí đối tượng?
- Toạ độ X, Y, X của một vị trí?
- Diện tích, chu vi, số lượng các đối tượng trong khu vực?
- Tìm con đường ngắn nhất, có chi phí nhỏ nhất từ vị trí này đến vị trí khác?
- Mô tả đối tượng, vị trí?
- Sử dụng cơ sở dữ liệu như là mô hình của thế giới thực hãy mô tả lại tác động của một quá trình nào đó trong một thời gian?
Trong số những câu hỏi chung này nếu sử dụng những phương pháp truyền thống để trả lời thì rất khó khăn và phức tạp. Nếu muốn thêm bớt thông tin cho một tờ bản đồ thì phải làm lại từ đầu các quy trình sản xuất bản đồ. Chính vì vậy hệ thống thông tin địa lý là một công cụ rất hữu ích để trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng, nhanh chóng, chính xác. Việc tương tác giữa GIS và LIS với người sử dụng là rất cần thiết đối với bất kỳ hệ thống thông tin địa lý nào.
Như chúng ta đã biết để thoả mãn mục đích riêng biệt cho từng ngành khác nhau thì các phần mềm ứng dụng cũng được ra đời. Mỗi một phần mềm (thông tin địa lý) hoạt động với cấu hình riêng biệt cũng như khuôn dạng đặc thù của mình đã giúp cho mục đích chuyên ngành như lâm nghiệp, quản lý ruộng đất, dự án công trình, đo đạc bản đồ... Hiện nay đã có rất nhiều hệ phần mền của hệ thống thông tin địa lý như ILWIS, IDRISI, PMAP, ARC/INFO... Để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả thì hệ thống thông tin địa lý phải được tổ chức chặt chẽ.
3. Bản chất của hệ thống thông tin địa lý.
Các dữ liệu mô tả không gian các đối tượng của thế giới thực theo những yếu tố sau:
1) Vị trí của chúng đối với một hệ thống toạ độ đã biết.
2) các mối quan hệ qua lại trong không gian với nhau (các quan hệ topo). Các quan hệ này mô tả chúng liên kết với nhau như thế nào hay làm thế nào để chúng liên kết với nhau.
3) Các thuộc tính của chúng không liên quan đến vị trí.
Các hệ thống thông tin địa lý được coi như là các phương tiện để mã hoá, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi dữ liệu về khía cạnh bề mặt quả đất. Các dữ liệu trong một hệ thống thông tin địa lý dù được mã hoá trên bề mặt của một băng từ thì chúng ta c ần phải tưởng tượng rằng chúng như là biểu hiện của một mô hình không gian thực. Bởi vì chúng ta thấy rằng các dữ liệu đó có thể tiếp cận được, biến đổi được và chúng được xử lý hay phân tích trong một hệ thống thông tin địa lý. Chúng có thể được dùng để nghiên cứu các quá trình môi trường, phân tích kết quả của các xu hướng, dự kiến kết quả xảy của một trường hợp nào đó.
Sơ đồ khái quát chung về thành phần, phần mềm...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH BẰNG CÔNG NGHỆ IOT Công nghệ thông tin 0
D Chính sách cổ tức tại các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân Hàng Công nghệ thông tin 0
A Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học trực tuyến Luận văn Sư phạm 3
D Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top