giet_nguoi
New Member
Download miễn phí Đồ án Công trình: Trụ sở làm việc công ty nông nghiệp Hải Dương
Các bộ phận ván khuôn tấm lớn, cũng như các hộp ván khuôn cột xà dầm . được lắp bằng cần trục phải có cấu tạo cứng, các bộ phận của chúng phải liên kết với nhau chắc chắn. Việc lắp các tấm ván khuôn cột, dầm và xà gồ phải tiến hành từ trên sàn công tác, trên dàn giáo. Sàn phải có thành chắc để bảo vệ.
Tháo ván khuôn và dàn giáo chống giữ ván khuôn chỉ được phép theo sự đồng ý của cán bộ chỉ đạo thi công.Tháo dàn giáo ván khuôn của các kết cấu bê tông cốt thép phức tạp phải tiến hành theo cách thức và trình tự đã đề ra trong thiết kế thi công.
Các lỗ để chừa ở trên sàn bê tông cốt thép để đổ bê tông sau khi tháo ván khuôn phải che đậy chắc chắn. Các thùng để chuyển vữa bê tông bằng cần trục phải tốt.
Trước khi đổ bê tông, cán bộ thi công phải kiểm tra sự đúng đắn và chắc chắn của ván khuôn đã đặt, dàn giáo chống đỡ và sàn công tác. Khi đổ bê tông ở trên cao hơn 1,5 m sàn công tác phải có thành chắn bảo vệ.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-do_an_cong_trinh_tru_so_lam_viec_cong_ty_nong_nghiep_hai_duo_rQNhuonrog.png /tai-lieu/do-an-cong-trinh-tru-so-lam-viec-cong-ty-nong-nghiep-hai-duong-93059/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+Chiều dài cọc toàn bộ móng công trình: 18.160 = 2880 m.
Theo định mức tính cho 100 m cọc đối với đất cấp I, chiều dài đoạn cọc ³ 4 m cần 18 công và 3,6 ca máy.Vậy công tác ép cọc cần 518,4 công và 103.68 ca máy.
1.2. Lựa chọn phương án thi công cọc.
1.2.1. Phương án đóng cọc.
+Ưu điểm : thời gian thi công nhanh, đạt chiều sâu lớn, chi phí thấp, chủng loại máy đóng đa dạng, có thể hạ được cọc dài, tiết diện lớn, số mối nối cọc ít, độ tin cậy cọc cao.
+Nhược điểm : gây ồn ào chấn động mạnh có thể làm các công trình xung quanh bị nứt gãy, thậm chí sụp đổ do vậy việc đóng cọc tuy có những ưu điểm nổi bật như trên nhưng chỉ được áp dụng tại các công trình có mặt bằng rộng và xa các công trình hiện có. Đặc biệt việc đóng cọc hiện nay đã bị cấm thi công trong những thành phố lớn.
1.2.2. Phương án ép cọc.
+Ưu điểm : lực ép tĩnh lên đầu cọc không gây chấn động cho các công trình xung quanh, không gây phá hoại đầu cọc hay gẫy cọc. Dễ kiểm tra chất lượng cọc. Giá ép cọc đơn giản thuận tiện cho việc thi công.
+Nhược điểm : thời gian thi công chậm, không ép được đoạn cọc dài ( tối đa chỉ được 9m ). Hạn chế về tiết diện và chiều sâu hạ cọc. Hệ thống đối trọng lớn cồng kềnh dễ gây mất an toàn. Mất thời gian di chuyển máy ép và đối trọng từ đài này sang đài khác trong quá trình thi công. Không ép được những cọc ở biên nếu có các công trình khác bên cạnh.
Thường được áp dụng cho các công trình xây chen giữa các công trình khác có trước hay sửa chữa gia cố các công trình bị lún mạnh.
* ép trước: là biện pháp ép cọc trước khi xây dựng công trình. Sau khi ép cọc xong mới tiến hành thi công đài cọc và các kết cấu khác của công trình. Trong ép trước thường sử dụng các phương pháp sau:
- ép âm: là trường hợp ép cọc khi chưa tiến hành đào đất đến độ sâu đáy đài cọc. Muốn ép theo phương pháp này cần thêm 1 đoạn cọc dẫn có chiều dài bằng chiều dài đáy đài cọc.
Ưu điểm ép âm:
- Dễ dàng ép được các cọc ở góc công trình do không bị cản trở.
- Công tác vận chuyển máy móc tương đối thuận lợi.
- Có thể ép cọc ở những nơi có mực nước ngầm cao.
Nhược điểm ép âm:
- Phải ép thêm 1 đoạn cọc
- Công tác đào đất gập nhiều khó khăn, phải đào thủ công nhiều lần.
- Khó xác định được chính xác tim cọc.
- ép dương: theo phương pháp này cọc được ép sau khi đã đào đất đến đáy đài cọc.
Ưu điểm ép dương:
- Không phải ép âm
- Công tác đào đất đễ dàng
- Xác định tim cọc dễ dàng chính xác
Nhược điểm ép dương:
- Việc ép cọc ở góc công trình gập nhiều khó khăn
- Công tác di chuyển máy móc đối trọng khó khăn.
- Không thể tiến hành ép cọc ở nhưng nơi có mực nước ngầm cao
- Chỉ ép được những nơi mà công trình có hố móng phải đào thành ao lớn
* ép sau:
Theo phương pháp này công việc được tiến hành sau khi đã làm xong phần đài móng và một số tầng nhất định ở phần thân đài để dùng làm đối trọng. Để ép cọc ta phải chừa lỗ ở đài cọc rồi ép cọc qua lỗ, sau đó hàn thép chờ và đổ bê tông bịt kín lỗ.
Ưu điểm:
- Không phải dùng đối trọng bằng bê tông mà sử dụng luôn công trình làm đối trọng.
Nhược điểm:
- Chiều dài các đoạn cọc phụ thuộc bởi không gian ép cọc.
- Do cọc bị chia ngắn để ép nên khả năng chịu lực giảm
- Không sử dụng được cho các cọc có sức chịu tải lớn
- Mức độ cơ giới hoá thấp
* Kết luận và chọn phương pháp hạ cọc.
Căn cứ vào các ưu nhược điểm trên và dựa vào đặc điểm công trình như:
- Xây dựng công trình trong khu trung tâm đô thị.
- Sức chịu tải của cọc tương đối lớn.
- Cọc làm việc theo sơ đồ ma sát, chiều dài cọc là: 16m
- Chiều rộng móng không lớn.
Vậy ta chọn phương án hạ cọc là phương pháp ép trước, sử dụng phương pháp ép âm. Dùng đối trọng là các khối bê tông đúc sẵn chở từ nhà máy đến.
1.2.3.Lựa chọn phương án.
Căn cứ vào ưu nhược điểm của từng phương án và mặt bằng địa điểm xây dựng công trình ta quyết định chọn phương án ép trước, sử dụng phương pháp ép âm. Dùng đối trọng là các khối bê tông đúc sẵn chở từ nhà máy đến.
1.3. Công tác chuẩn bị ép cọc.
+Chuẩn bị mặt bằng thi công
+Định vị cọc
+Chọn loại máy ép
1.3.1.Chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc.
Việc bố trí mặt bằng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình.
+Trước khi thi công mặt bằng cần được dọn sạch, phát quang, phá vỡ các chướng ngại vật, san phẳng...
+Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công.
+Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn.
+Cọc phải được vạch sẵn các đường tâm để sử dụng máy ngắm kinh vĩ.
1.3.2 Yêu cầu đối với cọc.
Các đoạn cọc cần thỏa mãn các yêu cầu sau :
+Các đoạn cọc phải thẳng, chế tạo theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế
+Mặt đầu cọc phải phẳng, vuông góc với trục cọc
+Cốt thép dọc phải được hàn vào bích nối cọc theo cả 2 mặt và trên suốt chiều cao bích.
+Bích nối cọc phải có độ cong vênh không quá 1%
+Trục cọc phải thẳng và đi qua mũi cọc.
1.3.3 .Xác định vị trí cọc.
Việc định vị các cọc là việc làm rất quan trọng được tiến hành chính xác theo các bước sau :
+ Từ mặt cốt 0.00 có sẵn ta dẫn tới cao trình đáy hố móng
công cụ : Máy kinh vĩ; dây thép nhỏ để căng; thước dây và quả dọi; ống bọt nước dẫn cao độ
+ Từ hệ trục chính của nhà đã dược đánh dấu ta dẫn về tim của từng móng : Trước tiên ta xác định trục của 2 hàng móng theo 2 phương vuông góc bằng máy kinh vĩ và quả dọi sau đó căng dây thép tìm giao của 2 trục đã xác định thả quả dọi định vị xuống đất ta xác định được tim móng. Đánh dấu tim bằng cột mốc có sơn đỏ.
+ Từ tim móng xác định tim cọc bằng thước và quả dọi kiểm tra phương. Đánh dấu vị trí cọc bằng các cọc gỗ thẳng đứng.
1.4. Chọn máy ép cọc.
1.4.1.Chọn máy ép cọc.
Để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế thì máy ép cần có lực:
Pépmin Êpép ÊP épmax
Trong đó:
pép: Lực ép lớn nhất cần thiết để đưa cọc đến độ sâu thiết kế.
Pép min: Lực ép tối thiểu Pép min = ( 1,52 ) Pđất nền (tải trọng thiết kế )
Pép mác: Lực ép tối đa Pép mác = ( 0,80,9 ) Pvật liêu
+ Theo kết quả tính toán nền móng có:
Pepmin = 1,5. Pc = 1,5. 47,448 =71,232 T
Pepmax = 0,8. Pd = 1,8. 124,97 =103,97 T
+Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc:
- Lực nén (danh định) lớn nhất thiết bị ³1,4 lực nén lớn nhất Pép yêu cầu theo quy định của thiết kế.
- Lực nén của kích thuỷ lực phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép (ép ôm) không gây lực ngang khi ép.
- Chuyển động của pít tông phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc
- Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với lực
- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện thao tác vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động.
ịChọn loại máy ép ETC_03_94 do phòng nghiên cứu thực nghiệm kết cấu công trình trường ĐHXD thiết kế.
Các thông số của máy.
Máy ép trước cọc bê tông cốt thép bằng đối trọng ngoài, máy ép được các loại cọc có tiết diện 15x15 cm2 đến 30x30 cm2
Chiều dài tối đa của cọc: Lmax = 9m - đoạn mũi
Lmax = 8m -đoạn nối
Lực nén dọc trục theo phương thẳng đứng đặt ở đầu cọc do 2 xi lanh có đường kính D = 200 mm thực hiện.
+ Diện tích hiệu dụng F = 628,3cm2
+ Hành trình h = 130cm
+ Trạm bơm áp lực hai cấp :
Cấp áp lực 1: Pmax = 160Kg/cm2; V = 105l/phút
Cấp áp lực 2: Pmax = 250Kg/cm2; V = 40l/phút
+ Việc chuyển cấp áp lực được thực hiện tự động bằng áp lực trong.
+ Đồng hồ đo áp lực được sử dụng 1 trong ba thang đo:100, 160, 250 Kg/cm2
Như vậy :
+ Với cấp áp lực 1 giá trị lực ép lớn nhất mà máy đạt được là:
Pmax = F.0,5.P’max = 628,3.0,5.160 = 50,26 T
+ Với cấp áp lực 2 giá trị lực ép lớn nhất mà máy đạt được là:
Pmax = F. 0,5. P’max = 628,3. 0,5. 250 = 78,5 T
1.4.2.Chọn và bố trí đối trọng :
+Tổng trọng lượng đối trọng xác định theo yêu cầu :
+Tổng trọng lượng đối trọng + trọng lượng giá ép ³ 1,1 Pép max
+Kích trước đối trọng 2´1´1m (5 tấn)
+Tổng trọng lượng đối trọng ³1,1.78,5 = 86,35T.
+Số đối trọng = 17,27.Chọn 18 khối, như vậy mỗi bên giá máy xếp 9 khối đối trọng loại 1x1x2m.
1.1.4.3.Chọn cẩu lắp cọc:
Ta sử dụng cần trục ô tô tự hành có các thông số kỹ thhuật sau:
- Loại cần trục: K140
- Độ vươn: 13m
- Sức nâng có chống phụ: 10000kg
- Chiều cao nâng Hmax: 16,4m
- Chiều cao nâng Hmin: 10m
- Cẩu lấy hàng: 3,5 á12,5 m/phút
- Di chuyển móc: 5,50 đến 8,5 m/phút
- Quay cần: 0,5 á1,5 vòng/phút
- Di chuyển cần trục: 35km/h
- Động cơ A3 -206 công suất 165(KW)
1.5. Công tác ép cọc.
Kiểm tra sự cân bằng ổn định của thiết bị ép cọc theo các tiêu chuẩn sau:
+ Mặt phẳng công tác của sàn máy ép phải phải song song hay tiếp xúc với mặt bằng thi công.
+ Phương nén của thiết bị ép phải vuông góc với mặt bằng thi công. Độ nghiêng nếu có thì không quá 0,5%.
+ Chạy thử máy để kiểm tra độ ổn định và an toàn máy(chạy có tải và không tải )
Tiến hành ép đoạn cọc đầu tiên C1 :
+ Đoạn cọc đàu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, cần căn chỉnh để trục cọc trùng với phương nén của thiế...