Orahamm

New Member
Công ty đang nợ nần tăng lên theo từng tháng, tui hết sức chán nản vì không tìm kiếm được khách hàng.

Sự thật là tui đang rất hoang mang về việc kinh doanh của mình trong thời gian gần đây. Hiện tui là chủ 1 doanh nghiệp nhỏ tại TP HCM, Công ty của tui hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ( CNTT). Công việc chính là mua bán, sửa chữa máy vi tính, các thiết bị văn phòng.

Năm 2004, khi đó tui 24 tuổi, tui cùng 1 người bạn quyết định ra riêng lập nghiệp, thời gian đầu chúng tui làm ăn khá tốt và đoàn kết. Sau này vì có vài mâu thuẫn và bạn tui lập gia đình nên chúng tui quyết định tách riêng mỗi người 1 ngả.

Cuối năm 2007 tui chính thức là Giám đốc 1 Công ty hoạt động trong lĩnh vực tin học. Bắt đầu với công việc chỉ có 1 mình tui ý thức rằng mình phải cố gắng nhiều hơn nữa. Sau hơn 2 năm cố gắng làm tới thời điểm này Công ty tui nhìn bề ngoài trông cũng khá hơn trước, nhưng thực tế bên trong lại tệ hại hơn rất nhiều. Hiện công việc kinh doanh của Công ty rất kém, khách hàng mất dần, khách hàng mới thì kiếm không có, nợ nần tăng lên theo từng tháng.

tui đã tự hỏi tại sao bây giờ Công ty lại như vậy, phải chăng do tui quản lý kém, hay do tui đã chưa cố gắng hết sức. tui đang hết sức chán nản vì không tìm kiếm được khách hàng, Công ty tui đang lâm vào tình cảnh ngồi chơi nhiều hơn làm việc, tui cũng chả biết làm thế nào để có thêm công việc cho mọi người làm nữa.

tui mong sẽ có hồi âm từ bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
 

huahaonam2008

New Member
tui đọc hết những gì anh tâm sự rồi nhưng không rõ hiện trạng công ty anh như thế nào? Và tui cũng lấy làm lạ nếu như qua lời tâm sự đó mà nhiều người đưa ra góp ý chân thành.

Thú thật cái mà Cty anh thiếu là người đưa ra ý tưởng kinh doanh hay thuật ngữ chuyên ngành gọi là Maketing. Có 2 dạng để đem lại lợi nhuận chính: một là tìm đến khách hàng , hai là buộc khách hàng đến với mình. Không có khách hàng thì chẳng có lợi nhuận , nếu như anh tìm đến khách hàng không được thì sao không thử hướng khác là buộc khách hàng đến với mình. Sao anh không thử đổi hướng hoạt động của Cty mình đi! CNTT là một lĩnh vực khó chơi lắm , hiện trạng bây giờ quá nhiều Cty hoạt động trong lĩnh vực này. CNTT có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như GTVT hay GDĐT v.v...

tui kể cho anh nghe một câu chuyện về Kung-fu Panda , khi mà con vịt cha - nhân vật nấu mì cố truyền lại bí mật về "nước sốt" thì nó làm như có vẻ quan trọng lắm nhưng khi gấu trúc cố lắng nghe thì nó bảo "không có gì cả" ... ngay cả khi nó nhận lấy bí kiếp thần long thì cũng chẳng có gì trong đó cả.

Bí kiếp của kinh doanh không phải là những quyển sách hay mà đó là tham vọng và tâm huyết. Nếu anh muốn cứu công ty mình hãy tìm quyển sách "Đồng tiền nhảy múa".
 

xomxixon

New Member
Chào anh! tui cũng mở cty năm 23 tuổi và cũng vào cuối năm 2007 và công ty tui hoạt động bên lĩnh vực phần mềm, công ty tui khi mở chỉ có 3 người với số vốn chỉ là số tiền lương khi đi làm dành dụm được, tui đã đọc rất kỹ bài viết của anh và xin chia sẻ vài kinh nghiệm dưới đây mong anh có thể thoát khỏi những rắc rối như hiện nay:

1. Việc anh không tìm kiếm được khách hàng mới thì có rất nhiều nguyên nhân có thể do công tác marketing sản phẩm dịch vụ của anh không được tốt và chưa sử dụng được nhiều vũ khí marketing một cách hiệu quả, về việc này tui khuyên anh nên đọc cuốn sách Marketing Du Kích dành cho người làm tư, doanh nghiệp nhỏ. Nếu anh kiên trì anh có thể thu được những kết quả bất ngờ.

2. Về việc khách hàng cũ không tin dùng dịch vụ và sản phẩm của anh nữa thì có thể do thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ không tốt. Sản phẩm của anh phải tốt, giá phải cạnh tranh. Tinh thần phục vụ khách hàng phải hết lòng, dù ngày hay đêm, mưa hay nắng khi họ cần ta phải có mặt cho dù có khi mình chẳng thu được số tiền nào, nhưng nếu biết hi sinh và giữ khách hàng thì anh sẽ có được những hợp đồng khác từ khách hàng cũ. Ngoài ra khách hàng cũ cũng sẽ giới thiệu những bạn bè, người thân của họ đến cho chúng ta. Trong kinh doanh tui quan trọng khách hàng cũ hơn khách hàng mới vì nó tạo nên sự ổn định và lâu dài. Sự ổn định còn quan trọng hơn cả sự phát triển nhanh chóng mà không tạo nên tính bền vững như anh đang gặp phải.

3. Tận dụng tối đa sức mạnh của internet để quảng bá và đưa sản phẩm - dịch vụ của mình đến với khách hàng như: Email marketing, Quảng cáo online, đưa thông tin lên các trang mạng miễn phí...ưu tiên hàng đâu trong việc marketing của những công ty nhỏ là miễn phí hay ít tốn chi phí nhất có thể mà vẫn hiệu quả vì chúng ta không thể vung tiền làm quảng cáo hay event như những công ty lớn được.

4. Kiểm tra lại quy trình kinh doanh và đội ngũ kinh doanh. Nếu quy trình kinh doanh của anh từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi ký hợp đồng có những chỗ chưa được chuyên nghiệp và hợp lý thì nên điều chỉnh lại. Đội ngũ kinh doanh cũng phải nhạy bén và có khả năng "săn" khách hàng nhưng nếu doanh của công ty anh quá phụ thuộc vào nhân viên sale thì không sớm thì muộn anh cũng sẽ gặp những rắc rối tương tự

5. Tinh giản nhân sự và các chi phí như một số ý kiến cũng đã đưa ra. Cái này rất quan trọng, anh cần phân phối được công việc cho nhân viên một cách hợp lý tránh có hiện tượng quá tại hay quá nhàn rỗi. Về việc quản lý tài chính cũng vậy, công ty nhỏ thì doanh thu không nhiều nên anh chi tiền không hợp lý sẽ dẫn đến không có lợi nhuận hay lỗ.

6. Anh phải có kế hoạch kinh doanh ít nhất là theo hằng tháng, phấn đấu hết mình với kế hoạch đề ra. Làm các báo cáo đối chiếu và so sánh số liệu với các tháng, quý để xem tình hình kinh doanh của công ty tiến triển ra sao và có phương án điều chỉnh

7. Anh phải nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng, những việc đối thủ đang làm... Ngoài ra phải luôn luôn học hỏi và nâng cao thêm kỹ năng quản lý và kinh doanh từ nhiều nguồn như sách báo, tivi, từ những người kinh doanh và kể cả người đi làm. tui cũng không qua trường lớp kinh doanh nào nên cũng phải liên tục tự học hỏi. tui có quen một anh bạn hơn vài tuổi hiện đang làm chủ một doanh nghiệp cung ứng phần mềm bản quyền nhỏ, thực sự chỉ có 2 anh em làm với nhau nhưng bằng những còn đường đi riêng hiện nay trong giới cung ứng và triển khai hệ thống phần mềm bản quyền đều biết đến công ty họ, công ty này thường xuyên dành được những hợp đồng lớn của các khách hàng không hề nhỏ. Như vậy vốn và số người trong công ty chưa hẵn đã nói lên được anh có thành công hay không, điều quan trọng là anh phải biết được trọng tâm công ty mình kinh doanh cái gì và phải tâm huyết với nó, anh có thể là 1 doanh nghiệp nhỏ nhưng hình ảnh và những gì anh thể hiện ra bên ngoài đối với khách hàng thì phải "Lớn".

Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi, chúc anh sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay.
 

hokha2001

New Member
Trong tất cả các doanh nghiệp - tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới thì chuyện như anh là doanh nghiệp nào cũng đã từng trải qua, nhưng đó là một bài học rất và rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như các mô hình của nước ta hiện nay! Theo tui góp ý với anh một số điểm mà vẫn thấy các tập đoàn lớn giải quyết sau:

1- Tìm hiểu nguyên nhân dẩn đến tình trạng này: chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, giá cạnh tranh, trình độ quản lý, đội ngũ nhân sự,. .

2- Thiết lập lại các chu trình quản lý: quản lý chất lượng, quản lý nhân sự ,. .

3- Hy sinh các dự án hiện tại, cơ cấu xa thải nhân viên không hợp lý, tinh giảm bộ máy, chuyễn đổi vị trí thuê văn phòng . . .

4- Cắt giảm chi phí không hợp lý và tìm nguồn tài chính phục vụ sự duy trì hoạt động: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí với lương và thưởng của nhân viên, chi phí văn phòng... và thanh lý các tài sản khác nếu có thể để lấy nguồn tài chính . . .

Chúc anh thành công!
 

kelbin_lei

New Member
Bạn SN 1980, năm nay 30 tuổi, chúng ta bằng nhau, mình cũng là một doanh nghiệp, cũng bắt đầu từ năm 2004 với lĩnh vực phần mềm. Xin chia sẽ đôi điều cùng bạn. Chắc chắn bạn có vấn đề rồi. Chất lượng sản phẩm dịch vụ không tốt hay kinh doanh quá tệ. Để giải quyết hai vấn đề này bạn cần ba yếu tố: có đủ Xiền, có thừa năng lực chuyên môn và có quá nhiều tâm huyết đam mê thực sự.

1. Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Đây là vấn đề hàng đầu khi thành lập công ty. Xác định rằng thị trường cạnh tranh vô cùng, một sản phẩm mới ra lò hôm nay ngay hôm sau sẽ có hàng trăm sản phẩm y chang xuất hiện, lựa chọn thuộc về khách hàng. Nếu sản phẩm, dịch vụ của mình không thực sự vượt trội hơn thị trường, không đem lại lợi ích cho khách hàng hơn các sản phẩm khác, vậy thất bại cầm chắc rồi. Để làm được điều này bạn cần “ba yếu tố” ở trên. Chắc bạn cũng biết rằng khi có 1 khách hàng hài lòng tức là họ sẽ giới thiệu tới bạn bè của họ, hiệu quả gấp vạn lần mình quảng cáo. Còn nếu sản phẩm của mình chỉ mèng mèng thì khách hàng sẽ “một đi không trở lại” đấy.

2. Kinh doanh: Vẫn là ba yếu tố trên: Dám đầu tư tiền vào các chiến dịch quảng cáo, ra các chính sách chăm sóc khách hàng cũ, cuốn hút khách hàng mới. Cái này không đơn giản chút nào, khó diễn tả hết được, từ lập kế hoạch đến thực hiện, gian nan không kém xây dựng sản phẩm tí nào. Bạn cần một người có khả năng kinh doanh và đam mê “chiến đấu” mới làm hết mình được. Cả hai việc trên đều là cả một quá trình vất vả, dài tập mà mình phải “cày”, đừng nghĩ đến may mắn – nó chỉ là “phản ứng phụ” bất ngờ của quá trình nỗ lực thôi. Ngoài “ba yếu tố” kia bạn còn phải to gan, kiên trì và CÓ TÂM nữa. Cứ bao giờ người dùng có lợi, xã hội có ích thì mình có Xiền. Bạn hãy quyết định phía trước của mình: Tiếp tục với nó? Bỏ cũ lập mới? Hay xin việc đi làm? Nếu cái gì không đủ “ba yếu tố” thì đừng quyết định. Nếu “lăn tăn” thì xin vào một công ty mà làm, để định hướng lại cho mình và học hỏi kinh nghiệm rồi sau này còn “máu” thì ta “chiến” cũng chưa muộn. Bạn không có gì đáng chán nản cả, thành công hay thất bại là chuyện thường tình. Ta còn sức khỏe, còn đầu óc là còn tất cả, mới 30 thôi mà.

Có vẻ bạn đang stress rồi, hãy vào bệnh viện (khoa ung bướu) xem người ta chống chọi với bệnh tật, xem người ta phải chăm vợ con bệnh tất, để lấy lại tinh thần, tự tin rằng: Lúc này mình quá sướng, quá may mắn !
 

ngaykhongmua167

New Member
Mình không phải dân kinh doanh nhưng cũng xin góp chut ý kiến nhử thế này!
1: mình thấy hiên nay ngành CNTT rất phát triển,
2: Bạn hãy thử thay đối chiến lược kinh doanh mình tin là sẽ có kết quả tốt!
3: Chúc bạn thành công!
 

Alberto

New Member
Trích dẫn:Từ bài viết của quoctuan4
Chào anh! tui cũng mở cty năm 23 tuổi và cũng vào cuối năm 2007 và công ty tui hoạt động bên lĩnh vực phần mềm, công ty tui khi mở chỉ có 3 người với số vốn chỉ là số tiền lương khi đi làm dành dụm được, tui đã đọc rất kỹ bài viết của anh và xin chia sẻ vài kinh nghiệm dưới đây mong anh có thể thoát khỏi những rắc rối như hiện nay:

1. Việc anh không tìm kiếm được khách hàng mới thì có rất nhiều nguyên nhân có thể do công tác marketing sản phẩm dịch vụ của anh không được tốt và chưa sử dụng được nhiều vũ khí marketing một cách hiệu quả, về việc này tui khuyên anh nên đọc cuốn sách Marketing Du Kích dành cho người làm tư, doanh nghiệp nhỏ. Nếu anh kiên trì anh có thể thu được những kết quả bất ngờ.

2. Về việc khách hàng cũ không tin dùng dịch vụ và sản phẩm của anh nữa thì có thể do thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ không tốt. Sản phẩm của anh phải tốt, giá phải cạnh tranh. Tinh thần phục vụ khách hàng phải hết lòng, dù ngày hay đêm, mưa hay nắng khi họ cần ta phải có mặt cho dù có khi mình chẳng thu được số tiền nào, nhưng nếu biết hi sinh và giữ khách hàng thì anh sẽ có được những hợp đồng khác từ khách hàng cũ. Ngoài ra khách hàng cũ cũng sẽ giới thiệu những bạn bè, người thân của họ đến cho chúng ta. Trong kinh doanh tui quan trọng khách hàng cũ hơn khách hàng mới vì nó tạo nên sự ổn định và lâu dài. Sự ổn định còn quan trọng hơn cả sự phát triển nhanh chóng mà không tạo nên tính bền vững như anh đang gặp phải.

3. Tận dụng tối đa sức mạnh của internet để quảng bá và đưa sản phẩm - dịch vụ của mình đến với khách hàng như: Email marketing, Quảng cáo online, đưa thông tin lên các trang mạng miễn phí...ưu tiên hàng đâu trong việc marketing của những công ty nhỏ là miễn phí hay ít tốn chi phí nhất có thể mà vẫn hiệu quả vì chúng ta không thể vung tiền làm quảng cáo hay event như những công ty lớn được.

4. Kiểm tra lại quy trình kinh doanh và đội ngũ kinh doanh. Nếu quy trình kinh doanh của anh từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi ký hợp đồng có những chỗ chưa được chuyên nghiệp và hợp lý thì nên điều chỉnh lại. Đội ngũ kinh doanh cũng phải nhạy bén và có khả năng "săn" khách hàng nhưng nếu doanh của công ty anh quá phụ thuộc vào nhân viên sale thì không sớm thì muộn anh cũng sẽ gặp những rắc rối tương tự

5. Tinh giản nhân sự và các chi phí như một số ý kiến cũng đã đưa ra. Cái này rất quan trọng, anh cần phân phối được công việc cho nhân viên một cách hợp lý tránh có hiện tượng quá tại hay quá nhàn rỗi. Về việc quản lý tài chính cũng vậy, công ty nhỏ thì doanh thu không nhiều nên anh chi tiền không hợp lý sẽ dẫn đến không có lợi nhuận hay lỗ.

6. Anh phải có kế hoạch kinh doanh ít nhất là theo hằng tháng, phấn đấu hết mình với kế hoạch đề ra. Làm các báo cáo đối chiếu và so sánh số liệu với các tháng, quý để xem tình hình kinh doanh của công ty tiến triển ra sao và có phương án điều chỉnh

7. Anh phải nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng, những việc đối thủ đang làm... Ngoài ra phải luôn luôn học hỏi và nâng cao thêm kỹ năng quản lý và kinh doanh từ nhiều nguồn như sách báo, tivi, từ những người kinh doanh và kể cả người đi làm. tui cũng không qua trường lớp kinh doanh nào nên cũng phải liên tục tự học hỏi. tui có quen một anh bạn hơn vài tuổi hiện đang làm chủ một doanh nghiệp cung ứng phần mềm bản quyền nhỏ, thực sự chỉ có 2 anh em làm với nhau nhưng bằng những còn đường đi riêng hiện nay trong giới cung ứng và triển khai hệ thống phần mềm bản quyền đều biết đến công ty họ, công ty này thường xuyên dành được những hợp đồng lớn của các khách hàng không hề nhỏ. Như vậy vốn và số người trong công ty chưa hẵn đã nói lên được anh có thành công hay không, điều quan trọng là anh phải biết được trọng tâm công ty mình kinh doanh cái gì và phải tâm huyết với nó, anh có thể là 1 doanh nghiệp nhỏ nhưng hình ảnh và những gì anh thể hiện ra bên ngoài đối với khách hàng thì phải "Lớn".

Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi, chúc anh sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay. Mình đồng tình với ý kiến của anh này . Việc kinh doanh nhỏ quan trọng nhất là nắm bắt thị hiếu của khách hàng , có vậy mới dẫn đến thành công được . Lúc đầu công ty mình cũng rơi vào tình trạng giống như bạn nhưng từ khoàng tháng 5 /2009 mình lấn việc kinh doanh vô internet , lam rao vặt và tạo gian hàng ảo trên vatgia.com thì việc kinh doanh của công ty mình càng ngày càng có sự tiến triển rõ rệtVăn Phòng Phẩm Phạm Hoàng Nam - http://vanphongphamonline.com.vn/Mời bạn ghé thăm: VPP Hoàng Nam
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top