djnhthang_kute

New Member
Nối tiếp topic trước, xin được mở pic mới CĐ bank cùng chia sẻ.

http://Ketnooi/threads/bank-gian-t...xau-ban-cho-vamc-tu-5-nam-sang-10-nam.596563/



Thứ Hai, 13/4/2015 10:03


Cổ phiếu CTG sẽ tăng ảnh hưởng lên VN-Index

[​IMG]

VietinBank hợp tác chiến lược với BTMU - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, là ngân hàng chính của Tập đoàn MUFG



(ĐTCK) Thông qua việc niêm yết toàn bộ số cổ phần còn lại do Nhà nước nắm giữ, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (HOSE: CTG) được đánh giá sẽ tăng sức ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index trong thời gian tới.

Tính đến ngày 3/4/2015, toàn sàn HOSE có 308 mã chứng khoán niêm yết với số lượng 34,44 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị thị trường 969.703 tỷ đồng (tính theo số cổ phiếu niêm yết).



Mặc dù có khối lượng cổ phiếu đang lưu hành đứng đầu thị trường (3,72 tỷ cổ phiếu), nhưng mức ảnh hưởng của cổ phiếu CTG hiện chỉ chiếm 2,4% trong VN-Index. Bởi lẽ, VietinBank mới chỉ niêm yết 1,32 tỷ cổ phiếu, tương đương giá trị thị trường 23.024 tỷ đồng, phần còn lại 2,4 tỷ cổ phiếu thuộc về cổ đông Nhà nước chưa đưa lên niêm yết.



[​IMG]



Tuy nhiên, tỷ trọng tác động của cổ phiếu CTG đến VN-Index sẽ có những thay đổi đáng kể trong thời gian tới. ĐHCĐ thường niên năm 2015 của VietinBank diễn ra vào trung tuần tháng 4 này sẽ thông qua phương án niêm yết toàn bộ cổ phiếu thuộc sở hữu của Nhà nước. Khi ĐHCĐ thông qua phương án này, số lượng cổ phiếu niêm yết của Ngân hàng sẽ tăng lên 3,72 tỷ cổ phiếu, vượt qua BIDV (BID) và Vietcombank (VCB) để vươn lên đứng đầu thị trường.

Đồng thời, giá trị thị trường của Ngân hàng tính theo số lượng cổ phiếu niêm yết sẽ tăng lên 64.787 tỷ đồng, với tỷ trọng 6,7% (đứng thứ 5) về mức độ tác động lên toàn thị trường.



[​IMG]

Theo thay mặt VietinBank, việc niêm yết toàn bộ số cổ phần của cổ đông Nhà nước sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của cổ phiếu CTG trong chỉ số VN-Index, từ đó tác động tích cực tới thanh khoản của cổ phiếu CTG nói riêng và TTCK nói chung, làm gia tăng sức thu hút của cổ phiếu CTG đối với thị trường.

Với kết quả hoạt động kinh doanh dẫn đầu trong khối các ngân hàng thương mại, cùng với chiến lược phát triển mạnh mẽ, rõ ràng, tiềm năng và triển vọng phát triển tốt, giá cổ phiếu CTG sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới, khẳng định vị thế không chỉ là ngân hàng hàng đầu, mà cổ phiếu CTG còn là một trong những cổ phiếu dẫn dắt TTCK Việt Nam.


[​IMG]

Xét về thanh khoản trong vòng 1 năm trở lại đây của Top 5 cổ phiếu ảnh hưởng mạnh lên chỉ số thị trường, khối lượng giao dịch bình quân của CTG cũng đang dẫn đầu với hơn 2 triệu cổ phiếu/phiên.

Với tính thanh khoản cao sẵn có, thông qua việc niêm yết thêm 2,4 tỷ cổ phiếu CTG do Nhà nước nắm giữ, cổ phiếu CTG sẽ tăng sức ảnh hưởng lên chỉ số VN-Index. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, chỉ số thị trường sẽ bớt “méo mó” hơn khi phụ thuộc quá lớn vào một vài cổ phiếu như thời gian qua.



Thời gian qua, cổ phiếu CTG nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư khi có kết quả kinh doanh nổi bật trong nhóm các ngân hàng. Năm 2014, Ngân hàng đứng đầu bảng lợi nhuận trước thuế với hơn 7.302 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 5.727 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.534 đồng. Xét một số chỉ tiêu khác như tổng tài sản và cho vay khách hàng, VietinBank là một trong số ít nhà băng có sự tăng trưởng đều đặn qua nhiều năm liền.



Theo đó, đến cuối năm 2014, tổng tài sản của Ngân hàng đạt hơn 661 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2013; hoạt động cấp tín dụng tăng 18,2% với số dư 543.000 tỷ đồng. Trong năm 2015, VietinBank dự kiến tổng tài sản tăng tối thiểu 15%, nguồn vốn huy động tăng 13 - 15%, dư nợ tín dụng tăng 13 - 15%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế tương đương hay cao hơn năm 2014…



[​IMG]

Bên cạnh đó, VietinBank còn được biết đến với việc đón nhận hàng loạt giải thưởng cũng như nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức chuyên môn. Nhiều năm liền, VietinBank góp mặt trong Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes xếp hạng. Trong đó, có những năm, VietinBank là thương hiệu duy nhất của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.

Đặc biệt, VietinBank còn được xếp thứ 437 trong 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới năm 2015 (Banking 500 -The most valuable banking brands of 2015) do Brand Finance xếp hạng.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015 của VietinBank, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đánh giá cao kết quả mà VietinBank đã đạt được trong năm qua và kỳ vọng VietinBank sẽ trở thành 1 trong 2 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có quy mô ngang tầm khu vực.



Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc nghiên cứu HSC:



“Quyết định niêm yết số cổ phần của cổ đông Nhà nước không làm thay đổi vốn hóa thị trường của cổ phiếu CTG, nhưng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng của cổ phiếu này đối với chỉ số VN-Index.



Trước khi niêm yết bổ sung, tỷ trọng cổ phiếu CTG trong VN-Index khoảng 2,4% và đứng trong Top 11. Sau khi niêm yết bổ sung, tỷ trọng này sẽ tăng lên 6,7% và lọt vào Top 5 của VN-Index. Điều này rõ ràng sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của cổ phiếu CTG đối với biến động của chỉ số VN-Index. Từ đó, gia tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các tổ chức, các quỹ đầu tư đối với cổ phiếu CTG. Cuối cùng, nhờ các yếu tố trên, tính thanh khoản của cổ phiếu CTG sẽ được cải thiện và cùng với các cổ phiếu lớn khác, CTG sẽ trở thành những cổ phiếu có tính chỉ báo của VN-Index nói riêng và của TTCK nói chung.



Thực tế thời gian qua cho thấy, cùng với đợt sóng tăng giá của cổ phiếu ngành ngân hàng, cổ phiếu CTG dẫn đầu ngành về tỷ lệ mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài, với khối lượng gần 20 triệu đơn vị, giá trị mua ròng xấp xỉ 300 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch bình quân trong 10 phiên gần đây của CTG là 2 triệu cổ phiếu/phiên.



http://tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen...ctg-se-tang-anh-huong-len-vnindex-116455.html
 

langtu2004lk

New Member
Thứ 3, 14/04/2015, 00:34

Vietinbank dự chi hơn 3.700 tỷ đồng để chia cổ tức tỷ lệ 10% bằng tiền mặt.



Hội đồng quản trị Vietinbank đề xuất cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2014 với tỷ lệ cổ tức chi trả cổ đông là 10% vốn điều lệ, tương đương 3.723 tỷ đồng.


Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank – CTG) vừa công bố bổ sung các báo cáo hoạt động năm 2014 và các tờ trình về sáp nhập PGBank vào Vietinbank, tờ trình phân phối lợi nhuận, tờ trình thù lao cho HĐQT và Ban Kiểm soát.



Trong tờ trình phân phối lợi nhuận 2015, HĐQT ngân hàng đề xuất cổ đông phê duyệt phương án trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 282 tỷ đồng; trích quỹ dự phòng tài chính 10% lợi nhuận sau thuế tương đương 565 tỷ đồng; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.000 tỷ đồng.



Đáng lưu ý, ngân hàng đề xuất chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% vốn điều lệ, tương đương 3.723 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế còn lại là 82 tỷ đồng.



Như vậy tỷ lệ cổ tức vẫn được giữ nguyên như đã trình đại hội thông qua tại kỳ đại hội năm 2014. Cách đây ít ngày, trên thị trường xuất hiện tin đồn ngân hàng sẽ khó chi trả cổ tức tỷ lệ cao hơn 9% do Ngân hàng Nhà nước khống chế.



Năm 2015, Vietinbank đặt mục tiêu lợi nhuận 7.300 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức là 7 - 9% vốn điều lệ.

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vietinbank-du-chi-hon-3-700-ty-dong-de-chia-co-tuc-ty-le-10-bang-tien-mat-20150414003437157.chn




 
“Vén màn” sáp nhập của VietinBank - PGBank

15:55 13/04/2015



BizLIVE - Ngày mai (14/4), VietinBank và PGBank - cặp đôi ngân hàng đầu tiên sẽ cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông 2015. Tiếp sau đó sẽ là các trường hợp của BIDV - MHB tổ chức Đại hội đồng cổ đông vào ngày 17/4, Vietcombank – SaigonBank tổ chức vào ngày 24/4.

[​IMG]

Ảnh minh họa.



Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) có lẽ là thương vụ khó hiểu nhất trong tất cả các thương vụ sáp nhập ngân hàng cho đến nay. Bởi lẽ hơn một năm qua, thương vụ này đã được “khơi” ra nhưng đến giờ vẫn chưa có kết luận rõ ràng rằng họ có chắc chắn “về cùng một nhà” với nhau hay không?



Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm nay, VietinBank không công bố tờ trình kế hoạch kinh doanh năm 2015 mà chỉ công bố tờ trình Hội đồng quản trị xin cổ đông phê duyệt phương án niêm yết toàn bộ 2,4 tỷ cổ phiếu của cổ đông Nhà nước tại VietinBank lên sàn HOSE.



Hiện VietinBank đang có vốn điều lệ 37.234 tỷ đồng, tương ứng 3,72 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, trong đó bao gồm 1,32 tỷ cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE và 2,4 tỷ cổ phiếu là của cổ đông Nhà nước đang nắm giữ tại VietinBank.

[​IMG]

Trong khi đó, tại Đại hội diễn ra ngày mai của ngân hàng PGBank, PGBank sẽ xin thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 5% lên 176 tỷ đồng trong năm 2015; tổng tài sản tăng 16%. Dư nợ tín dụng tăng 7%, đạt 15.600 tỷ đồng; huy động vốn tăng 9% lên 23.981 tỷ đồng.



PGBank cho biết ngân hàng đang trong quá trình tái cấu trúc và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay.



Đáng chú ý, ngân hàng xin cổ đông xem xét việc chưa bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới, đồng thời cho phép ban lãnh đạo hiện tại tiếp tục hoạt động cho đến khi ngân hàng hoàn thành tái cấu trúc.



Nếu trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án hai ngân hàng sáp nhập, quy mô của ngân hàng sau sáp nhập sẽ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam với 40.234 tỷ đồng và vươn lên là ngân hàng lớn thứ hai cả nước sau Agribank về giá trị tổng tài sản lên tới 686.895 tỷ đồng. Đây sẽ là kết quả theo đúng kỳ vọng của Thống đốc và mục tiêu của VietinBank.



Trước đó, tại Hội nghị của VietinBank tổ chức Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Văn Bình đã thể hiện mong muốn VietinBank sẽ trở thành 1 trong 2 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có quy mô ngang tầm khu vực.



Ông Lê Đức Thọ - Tổng giám đốc ngân hàng VietinBank cũng nhấn mạnh mục tiêu của VietinBank đến năm 2017 sẽ trở thành ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, có tầm cỡ khu vực.



Như vậy, tại Đại hội diễn ra ngày mai, vấn đề hợp nhất chắc chắn sẽ là câu hỏi mong đợi nhất của các cổ đông liệu bao giờ thì sẽ sáp nhập, hay một lần nữa, hai ngân hàng lại "lỡ duyên"...?



[​IMG]

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ven-man-sap-nhap-cua-vietinbank-pgbank-20150413161548446.chn



 

lu_lu.0nljn3

New Member
Quý I, tình hình kinh doanh các ngân hàng có dấu hiệu tích cực

[​IMG]

Tăng trưởng tín dụng tính đến 31/3/2015 so với cuối năm 2014 của toàn ngành đạt khoảng 1,5%



Được xem là quý ảm đạm nhất trong năm do thời gian nghỉ Tết kéo dài, song theo lãnh đạo các nhà băng, nhu cầu tín dụng có dấu hiệu khởi sắc nên kết quả kinh doanh của ngân hàng có phần cải thiện so với cùng kỳ.

Tín dụng cá nhân cải thiện



Tăng trưởng tín dụng quý đầu năm được các nhà băng cho biết, đã lên khỏi mặt đất, thay vì “âm” như cùng kỳ năm trước.



Ông Võ Văn Châu, Tổng giám đốc Kienlongbank cho biết, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng quý đầu năm nay tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu xét theo con số tăng trưởng dư nợ tuyệt đối, chỉ ở mức vài chục nghìn tỷ đồng, thì chưa đáng kể. Theo ông Châu, tăng trưởng dư nợ tín dụng của Kienlongbank luôn đi kèm với kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, nên nợ xấu của Ngân hàng cuối năm 2014 được kiểm soát dưới 2%.



Tổng giám đốc VietBank, ông Nguyễn Thanh Nhung cho hay, dư nợ tín dụng có dấu hiệu cải thiện trong quý đầu năm nay, cho dù đây được xem là thời điểm kinh doanh ảm đạm. Trong đó phải kể đến nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân, đặc biệt là với những cá nhân có nhu cầu về nhà ở, tiêu dùng và hộ kinh doanh cá thể. Vì thế, các ngân hàng đã tranh thủ cơ hội đẩy mạnh cho vay cá nhân, lãi suất ưu đãi.



Bà Lương Thị Cẩm Tú, tân Tổng giám đốc Nam A Bank cũng cho biết, chiến lược của Ngân hàng là từng bước “đánh” mạnh vào phân khúc tín dụng phân tán, nhỏ lẻ. Bởi theo bà Tú, nhu cầu vốn của phân khúc khách hàng này còn rất lớn, trong khi thị trường vẫn chưa đáp ứng đủ cầu nên còn nhiều dư địa để khai thác. Điều này được chứng minh khi các địa điểm hoạt động mới được Nam A Bank đưa vào hoạt động trong quý IV/2014 đã bắt đầu có lãi.



Theo lãnh đạo các nhà băng, đầu năm, nhu cầu vốn của khách hàng chưa tăng trưởng mạnh, nhưng đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Thông tin từ NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến 31/3 so với cuối năm 2014 đạt khoảng 1,5%, trong đó, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đến hết tháng 3 là 2,3% (cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng tín dụng âm). Con số này khá bất ngờ, nhưng cũng hoàn toàn hợp lý khi soi chiếu với bối cảnh kinh tế vĩ mô có dấu hiệu khởi sắc hơn, đặc biệt là những nỗ lực tìm kiếm khách hàng của các ngân hàng, cũng như đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân.



Trên thực tế, mảng tín dụng phân tán, nhỏ lẻ đã đem lại nguồn thu khá lớn và bền vững cho nhiều ngân hàng, nhất là với những ngân hàng có nền tảng bán lẻ tốt như Sacombank, Techcombank, VPBank…



Đóng góp tích cực cho lợi nhuận



Nhờ mảng tín dụng cá nhân cải thiện tích cực đã đóng góp đáng kể vào tổng nguồn thu cũng như lợi nhuận cho các ngân hàng trong quý đầu năm nay.



Tại Kienlongbank, lãnh đạo nhà băng này cho biết, trong quý I, Ngân hàng ước lợi nhuận thu về khoảng 100 tỷ đồng trước thuế, trong đó có sự góp phần không nhỏ từ tín dụng cá nhân. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Kienlongbank hiện chiếm đến 80% trong tổng dư nợ tín dụng, nhất là với tín dụng cho vay nông nghiệp. Bên cạnh đó, Kienlongbank có chính sách tín dụng vi mô, bằng hình thức đẩy mạnh cho vay phân tán và nhỏ, lẻ. Nhờ vậy, Kienlongbank đã gia tăng được nguồn thu nhập từ tín dụng, đóng góp vào tổng lợi nhuận. Ngoài ra, Kienlongbank cũng đẩy mạnh cho vay tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể…, vừa thúc đẩy hoạt động tín dụng nhỏ, lẻ, vừa có thể phân tán được rủi ro nợ xấu.



“Để kiểm soát chặt rủi ro nợ khó đòi, việc giải ngân vốn dù với khoản vay nhỏ, Kienlongbank vẫn yêu cầu phải có tài sản đảm bảo”, ông Châu nói và cho rằng, nhu cầu tín dụng trong năm nay sẽ cải thiện đáng kể so với năm trước và thực tế dấu hiệu này đã khả quan trong những tháng đầu năm 2015, nên kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.



Tuy nhiên, theo ông Châu, để cung - cầu vốn có thể gặp được nhau thì không chỉ từ phía ngân hàng, mà ngay bản thân khách hàng, nhất là với các doanh nghiệp, cũng phải minh bạch thông tin để ngân hàng có thể nắm rõ được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp cung ứng vốn hợp lý cho khách hàng.



“Trước tình hình khó khăn của thị trường hiện nay, nhiều khách hàng vay không sử dụng vốn đúng mục đích nên rủi ro nợ xấu là khó tránh, dẫn đến dự phòng cao. Do vậy, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 388 tỷ đồng đưa ra cho năm 2015 cũng là áp lực lớn, nhưng Ngân hàng vẫn có cơ sở để hoàn tất”, ông Châu cho biết.



Tổng giám đốc Nam A Bank bà Lương Thị Cẩm Tú cho hay, đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng đã hoàn thành được khoảng 20% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2015. Kế hoạch lợi nhuận 2015 được Nam A Bank xây dựng ở mức 360 tỷ đồng trước thuế so với mức thực hiện của năm rồi là 243 tỷ đồng, nhưng với chiến lược đẩy mạnh cho vay phân tán, nhỏ lẻ, lãnh đạo Nam A Bank cho biết, Ngân hàng tự tin hoàn tất chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đưa ra.



Nhờ thế mạnh cho vay phân tán, tiêu dùng nên lợi nhuận của Sacombank, VPBank đạt được năm qua ở mức tương đối cao (Sacombank đạt trên 2.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; VPBank đạt trên 1.600 tỷ đồng). Chỉ tiêu lợi nhuận Sacombank đưa ra cho năm nay là 3.000 tỷ đồng trước thuế, nhưng lãnh đạo nhà băng này cho biết, ước trong quý đầu năm, Ngân hàng đã hoàn thành trên 20% chỉ tiêu nhờ tín dụng cá nhân cải thiện rõ nét.



Còn với VIB, để có thể giải quyết được bài toán tín dụng theo tính mùa vụ, ông Rahn Wood, Giám đốc Ngân hàng bán lẻ VIB cho biết, Ngân hàng sẽ tìm giải pháp để đẩy mạnh như hỗ trợ vốn cho khách hàng SMEs, cho vay cán bộ nhân viên các tập đoàn, doanh nghiệp lớn… với mức lãi suất ưu đãi. VIB cũng có những giải pháp để từng bước đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ vào cuối năm, hoàn tất chỉ tiêu lợi nhuận Ngân hàng đưa ra 655 tỷ đồng năm nay.



Không chỉ với khách hàng cá nhân, nhu cầu vốn của khách hàng doanh nghiệp cũng bắt đầu có dấu hiệu trở lại. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng, muốn khơi thông dòng chảy vốn trước hết Ngân hàng phải xử lý được nợ xấu, đồng thời giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn, nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.



TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách, tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, nhu cầu vốn của doanh nghiệp năm nay được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn so với trước khi nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản ấm dần. Nhưng không phải vì thế mà các nhà băng ồ ạt đẩy vốn vào phân khúc cá nhân mua nhà, bởi nếu không kiểm soát được chất lượng tín dụng, rủi ro nợ xấu sẽ tăng.



Vì thế, theo lãnh đạo các ngân hàng, dù được nới chỉ tiêu tăng trưởng, ngân hàng vẫn sẽ kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, không bằng mọi giá hoàn thành chỉ tiêu tín dụng được giao.
 
Nay có khi CTG đóng ce. NN mua như chưa bao giờ đựa mua em nó. Room chỉ còn 28tr cổ thôi. Cứ đà mua này có khi hết tháng 4 cháy hàng, chả còn room cho nó múc.
 

lehongtrinh2001

New Member
Theo thay mặt VietinBank, việc niêm yết toàn bộ số cổ phần của cổ đông Nhà nước sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của cổ phiếu CTG trong chỉ số VN-Index, từ đó tác động tích cực tới thanh khoản của cổ phiếu CTG nói riêng và TTCK nói chung, làm gia tăng sức thu hút của cổ phiếu CTG đối với thị trường.



Với kết quả hoạt động kinh doanh dẫn đầu trong khối các ngân hàng thương mại, cùng với chiến lược phát triển mạnh mẽ, rõ ràng, tiềm năng và triển vọng phát triển tốt, giá cổ phiếu CTG sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới, khẳng định vị thế không chỉ là ngân hàng hàng đầu, mà cổ phiếu CTG còn là một trong những cổ phiếu dẫn dắt TTCK Việt Nam.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top