nam_nhong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên tố đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố có hàm lƣợng rất nhỏ trong
vỏ trái đất là Scandium, Yttrium và 15 nguyên tố trong nhóm Lanthan bắt đầu từ
Lanthanum đến Lutetium trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nguyên tố đầu tiên trong
nhóm đất hiếm đƣợc phát hiện vào năm 1787.
Các nguyên tố đất hiếm đƣợc chú ý vì chúng có nhiều tính chất vật lý và hóa
học rất đặc biệt. Chúng có nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên
liệu thông thƣờng khác. Chẳng hạn nhƣ nhóm Y, La, Ce, Eu, Gd và Tb đƣợc sử
dụng trong kỹ nghệ huỳnh quang; nhóm Nd, Sm, Gd, Dy và Pr phục vụ cho kỹ thuật
làm nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phƣơng tiện nghe nhìn, các
loại máy vi tính và cả hệ thống dẫn đƣờng cho tên lửa; nhóm Gd, Tb, Dy, Ho, Er,
Tm có momen từ cực mạnh khả dĩ phát triển kỹ thuật làm lạnh từ tính thay thế
phƣơng phƣơng pháp làm lạnh truyền thống bằng khí ép nhƣ hiện nay… và dĩ nhiên
trong các ngành chiếu sáng, luyện kim, điện tử, trong các kỹ thuật quân sự từ màn
hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Theo quan điểm địa hóa hiện đại, hàm lƣợng các nguyên tố đất hiếm trong đá
magma có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nguồn gốc và lịch sử phát triển
của loại đá magma đó. Trong quá trình hình thành của từng loại đá magma có
những giai đoạn mà hàm lƣợng các nguyên tố đất hiếm đƣợc giàu lên hay làm
cùng kiệt kiệt đi và những sự biến đổi này đƣợc phát hiện trong mỗi loại đá cũng có thể
chỉ ra một số vấn đề về nguồn gốc của magma tạo nên loại đá đó.
Luận văn: “Đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm trong các đá núi lửa
pluton Mesozoi muộn rìa lục địa tích cực Đà Lạt” đƣợc thực hiện với mục tiêu
nghiên cứu về sự phân bố, hành vi của các nguyên tố đất hiếm trong các đá lấy đó
làm cơ sở đánh giá quá trình tiến hóa magma thời kì Mesozoi muộn ở Đà Lạt.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm địa hóa nhóm nguyên tố đất hiếm trong các tổ hợp núi
lửa-pluton Mesozoi muộn rìa lúc địa tích cực Đà Lạt.
Đánh giá quá trình tiến hóa magma Mesozoi muộn ở Đà Lạt trên cơ sở đặc
điểm địa hóa các nguyên tố đất hiếm.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu các thành tạo địa chất tại khu vực.
- Triển khai công tác thực địa, lấy mẫu và phân tích.
- Xử lý kết quả thu thập và phân tích, xây dựng các bảng số liệu, biểu đồ.
- Nghiên cứuđặc điểm địa hóa của các nguyên tố đất hiếm.
- Trên cơ sở đặc điểm địa hóa các nguyên tố đất hiếm đƣa ra những đánh giá
về quá trình tiến hóa magma Mesozoi muộn ở Đà Lạt.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Nhóm nguyên tố đất hiếm trong các tổ hợp núi lửa-pluton Mesozoi muộn
rìa lúc địa tích cực Đà Lạt
- Phạm vi nghiên cứu: rìa lục địa tích cực Đà Lạt thuộc đới Đà Lạt.
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Đới Đà Lạt là một bộ phận của miền hoạt động magma-kiến tạo chồng gối
vào Mesozoi muộn-Kainozoi Đông Dƣơng thuộc đai xâm nhập-núi lửa Thái Bình
Dƣơng, phát sinh và phát triển trên miền uốn nếp Tiền Cambri và lớp phủ Paleozoi
Mesozoi sớm. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là “đai rìa lục địa tích cực
Mesozoi muộn” (Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1979; Trần Văn Trị và nnk, 1980) hay
“đai rìa lục địa tích cực kiểu Andes Mesozoi muộn” (Nguyễn Tƣờng Tri và nnk,
1991, 1995; Huỳnh Trung và nnk, 2004),… và gần đây là “đai động Natuna-Nam
Việt Nam” (Yu.G.Gatinski, 2005) với các hoạt động uốn nếp và magma xâm nhập
núi lửa vào cuối Jura đến Creta. Đồng thời, với các nghiên cứu này, cũng xem đới
Đà Lạt nhƣ là một miền trũng hay vùng đƣợc hình thành vào Jura sớm-giữa. Trong
nghiên cứu kiến tạo-sinh khoáng Nam Việt Nam gần đây (Nguyễn Xuân Bao và
nnk, 2000), đới Đà Lạt đƣợc quan niệm: là bồn chồng gối đƣợc lấp đầy bởi các trầm
tích lục nguyên loạt Bản Đôn tuổi Jura. Sau đó, vào Creta, diện tích này là một phần
của cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ.
Theo Nguyễn Kim Hoàng, 2004 đới Đà Lạt là phần đông nam bồn trũng
Trias muộn-Jura sớm-giữa kéo dài trên 400 km theo phƣơng tây bắc-đông nam,
rộng 200 km ở phần tây bắc và phình to đến 350 km ở phần đông nam. Vào giai
đoạn Jura muộn-Creta, đới Đà Lạt là phần trung tâm của miền vỏ lục địa Nam Việt
Nam nằm trong chế độ hoạt động kiến tạo của cung magma rìa lục địa mạnh mẽ
đƣợc xếp vào cung magma rìa lục địa (trƣớc đây gọi là đai hoạt hóa magma-kiến
tạo) kiểu Đông Á cổ (gần giống kiểu Andes theo Nguyễn Tƣờng Tri và nnk, 1995)
rộng 700-800 km và kéo dài trên 2.500 km từ Tri Tôn qua Đà Lạt, Hải Nam đến tận
Thƣợng Hải, chịu chế độ địa động lực rìa lục địa tích cực trên miền vỏ lục địa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc điểm thủy văn và địa chất thủy văn tỉnh Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 1
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh Thái Bình và chế tạo thử nghiệm auto - vaccine phòng bệnh Nông Lâm Thủy sản 0
S Đặc điểm trầm tích đệ tứ và tai biến địa chất vùng biển Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ Luận văn Sư phạm 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây Luận văn Sư phạm 4
W Nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ phát triển bền vững Luận văn Sư phạm 3
N Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa b Tâm lý học đại cương 0
P Tìm hiểu đặc điểm tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy tại địa bàn Hà Nội Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top