daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên



Nhan đề : Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tác giả : Lê Quốc Thuận

Năm xuất bản : 2018

Nhà Xuất bản : Đại học Y dược

Từ khóa : Điều trị phản vệ,Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Số trang : 91 tr.

Xem tài liệu 1

Tải file tóm tắt Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.........................................................................................3
1.1. Đại cương về phản vệ...........................................................................................3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của phản vệ ..............................................12
1.3. Chẩn đoán phản vệ .............................................................................................15
1.4. Điều trị phản vệ..................................................................................................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................27
2.5. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu.....................................................29
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...............................................................33
2.7. Vật liêu nghiên cứu ............................................................................................35
2.8. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................36
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................38
3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân phản vệ .......................................................38
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ ........................................45
Chương 4: BÀN LUẬN...........................................................................................58
4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân phản vệ .......................................................58
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ ........................................62
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
5.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân phản vệ .......................................................69
5.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ ........................................69
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phản vệ là một cấp cứu lâm sàng hay gặp trong các cơ sở y tế, diễn biến
nhanh, phức tạp, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời dễ dẫn tới tử
vong. Tính chất nguy kịch của phản vệ gây hoang mang cho mọi người kể cả
thầy thuốc và gia đình bệnh nhân.
Theo nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008 tại Mỹ tỷ lệ phản vệ
là 49,8/100000 người/năm [21], sau đó tỷ lệ phản vệ tăng tới 615% từ năm
2008 đến 2012 [63]. Một nghiên cứu khác ở Anh từ năm 2001 đến năm 2005
tỷ lệ này tăng từ 6,7 lên 7,9/100,000 người/năm [56]. Tỷ lệ phản vệ khác
nhau giữa các nhóm nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng. Thức ăn thường
là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên. Thuốc và nọc côn trùng
thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Tại bệnh viện Bạch Mai xu hướng tỷ lệ
phản vệ nhập viện ngày càng gia tăng, trong 5 năm từ năm 2009 (0,056%)
đến năm 2013 là 0,07 % [9].
Trên thế giới, có khoảng 0,05 - 2% dân số bị phản vệ ở một thời điểm nào
đó trong cuộc đời [59]. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng lên. Phản vệ xảy ra
thường xuyên nhất ở thanh thiếu niên và phụ nữ. Trong số những người đến bệnh
viện với phản vệ ở Hoa Kỳ khoảng 0,3% người chết [40].
Có nhiều nguyên nhân gây ra phản vệ. Các nguyên nhân được biết gây
phản vệ thường gặp bao gồm: thuốc hay hóa chất dùng trong chẩn đoán và
điều trị, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, nọc côn trùng đốt... Trong đó thực phẩm là
nguyên nhân hay gặp nhất [35]. Nguyên nhân phản vệ cũng thay đổi theo từng
nhóm tuổi [69].
Phản vệ luôn là vấn đề thời sự, các triệu chứng lâm sàng của phản vệ
rất đa dạng, phong phú nên dễ bị nhầm lẫn, bỏ sót dẫn tới tử vong. Chẩn
đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư
08/1999-TT-BYT từ năm 1999 về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ
tại các cơ sở y tế [3]. Năm 2018, Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư 51/2017/TT
BYT Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ [4] chi tiết và phù hợp
hơn.
Diễn biến của phản vệ rất nhanh, khó lường trước và có thể chuyển ngay
từ mức độ nhẹ sang mức độ nguy kịch. Việc nhận biết sớm, phân loại mức độ
phản vệ hợp lý sẽ quyết định can thiệp phù hợp và phải được tiếp hành tại chỗ
ngay lập tức mới có thể cứu được bệnh nhân.
Để góp phần trong việc đánh giá việc điều trị phản vệ theo phác đồ của
Bộ Y tế tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và đánh giá kết quả điều trị
lâm sàng bệnh nhân phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT [4], chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đặc điểm
lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên" với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân phản vệ gặp tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017- 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017- 2018.
Chương I
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về phản vệ
1.1.1. Khái niệm
Phản vệ (anaphylaxis) là một phản ứng dị ứng toàn thân nghiêm trọng
khởi phát đột ngột và có thể gây tử vong [55]. Nó thường gây ra một trong
những triệu chứng sau đây: ngứa mũi, cổ họng, sưng lưỡi, thở nhanh, nôn mửa
và huyết áp thấp.
Theo AC, phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng
đe dọa tính mạng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tuần
hoàn, tiêu hóa và da. Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giây hoặc
vài phút sau khi tiếp xúc với các chất gây phản ứng dị ứng (dị nguyên) và
thường sẽ tiến triển nhanh chóng. Phản vệ đôi khi xuất hiện muộn trong một
vài giờ [17].
Phản vệ là biểu hiện nguy kịch nhất và dễ gây tử vong của một phản ứng
dị ứng cấp, do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn
dịch IgE xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên ở một người trước
đó đã được gây mẫn cảm với hậu quả giải phóng ồ ạt các chất trung gian hoá
học (mà đặc biệt là histamin) gây tác động tới nhiều cơ quan đích trong cơ thể
[1], [6].
Năm 2018, Bộ Y tế đã định nghĩa: “Phản vệ là một phản ứng dị ứng ở
người, có thể xuất hiện lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể
tiếp xúc với dị nguyên, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng và
gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau” [4].
1.1.2. Lịch sử về phản vệ
Hiện tượng phản vệ đã được mô tả trong tiếng Hy Lạp cổ đại và lịch sử
y học Trung Quốc. Bệnh nhân phản vệ đầu tiên được ghi nhận là Pharaon
Menes, người đã chết vào năm 2640 trước Công Nguyên, qua những chữ
tượng hình ghi lại [52].
Năm 1839, Francois Magendie tiêm vào tĩnh mạch thỏ một liều albumin
từ lòng trắng trứng, kết quả cho thấy không có phản ứng gì xảy ra. Ba tuần
sau ông tiêm lại lần thứ hai thì con vật chết [8].
Năm 1898, Hericourt (Pháp) nghiên cứu tác dụng của huyết thanh lươn
đối với chó thí nghiệm cho kết quả sau lần tiêm thứ hai cách lần tiêm đầu vài
tuần lễ, con vật thí nghiệm đã chết [53].
Phản vệ là biến thể nặng nhất của một phản ứng dị ứng cấp tính liên
quan đến một số cơ quan hệ thống. Hiện tượng này đã được mô tả từ trước
nhưng Richet và Portier là người đã nhận ra và đặt tên anaphylaxis vào đầu
thế kỷ 20 [53]. Thuật ngữ này bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp trong đó analà “chống lại, một lần nữa” và -phylaxis là “bảo vệ, miễn dịch” [31]. Các
triệu chứng lâm sàng của phản vệ ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau,
thường hay xuất hiện trên da và hô hấp, tiếp đến là tiêu hóa và tim mạch.
Phản vệ là một phản ứng miễn dịch chủ yếu là do các kháng thể IgE, ngoài
ra còn gây ra bởi các kháng thể IgG hay IgM. Có những trường hợp có
triệu chứng lâm sàng phản vệ mà không có phản ứng miễn dịch được gọi là
dị ứng hay phản ứng dạng phản vệ.
Năm 1913, Richet được nhận giải thưởng Nobel về y học và sinh lý vì
đã góp phần làm sáng tỏ cơ chế nhiều bệnh và hội chứng trước đây chưa rõ
như các bệnh do phấn hoa, sốt mùa, hen phế quản, bệnh huyết thanh... [44].
Danh từ “phản vệ” được sử dụng đúng nhất để mô tả các hiện tượng trung
gian của quá trình miễn dịch mang tính chất toàn thân và đột ngột sau khi tiếp
xúc với chất ngoại sinh ở một người trước đó đã được mẫn cảm [6].
KẾT LUẬN
5.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân phản vệ
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân phản vệ là 38 tuổi. Tỷ lệ phản vệ ở nữ
nhiều hơn, cụ thể phản vệ ở nam:nữ là 44,9:55,1.
Mức độ phản vệ nhẹ và nặng là đa số chiếm 38,5% và 37,2%
Dị nguyên phản vệ hay gặp nhất là thuốc sau đó là thức ăn, chiếm tỷ lệ lần
lượt là 37,2% và 35,9%.
Triệu chứng phản vệ hay gặp nhất là triệu chứng da, niêm mạc chiếm 97,4%.
Lần lượt theo sau là triệu chứng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh.
Bệnh nhân phản vệ đa số chưa có rối loạn HA tâm thu (71,8%), và tỉ lệ
HA tâm thu tụt (20,5%) nhiều hơn HA tâm thu tăng (7,7%).
Thời gian xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc DN trung bình là 44,91 phút.
5.2. Một số yếu tố liên quan đến điều trị phản vệ
Tỉ lệ dùng Adrenalin trong điều trị phản vệ là thấp (25,6%), chỉ cao hơn tỉ
lệ phản vệ nguy kịch (20,3%) một chút. Đường dùng Adrenalin đã chuyển hoàn
toàn sang tiêm bắp. Có 100% bệnh nhân phản vệ được truyền dịch, tiêm
Dimedrol, tiêm corticoid trong điều trị mang lại kết quả tốt.
Trong nghiên cứu, tất cả BN phản vệ đều khỏi hoàn toàn sau 24h điều trị.
Triệu chứng da và tiêu hóa thường hết muộn (sau phút thứ 60), triệu chứng
khó thở, rối loạn nhịp mạch, rối loạn HA thường cải thiện nhanh (sau phút thứ
5).
Không có mối liên quan giữa mức độ phản vệ với DN và đường vào DN.
Có sự liên quan giữa mức độ phản vệ nguy kịch với triệu chứng tuần hoàn
(p < 0,05) và triệu chứng hô hấp (p < 0,05), không có sự liên quan giữa mức độ
phản vệ nguy kịch với triệu chứng tiêu hóa (p ˃ 0,05).
Tỉ lệ phản vệ nguy kịch ở bệnh nhân nam cao gấp 3,22 lần tỉ lệ phản vệ ở
bệnh nhân nữ (OR = 3,22).
Tỉ lệ khỏi sớm (trong vòng 2 giờ) ở bệnh nhân phản vệ do côn trùng đốt cao
hơn 4,02 lần tỉ lệ khỏi sớm ở bệnh nhân vệ do nguyên nhân khác (OR = 4,02).
Bệnh nhân cao tuổi (trên 60 tuổi) và bệnh nhân xuất hiện triệu chứng muộn
(hơn 60 phút) có xu hướng phải điều trị lâu hơn.
năm 2014 cũng cho thấy có mối liên quan giữa phản vệ nguy kịch và giới tính
với p < 0,05 [20].
Trong nghiên cứu của chúng tui 100% bênh nhân đều khỏi hoàn toàn triệu
chứng sau 24 giờ điều trị. Trong đó, số bệnh nhân hết hoàn toàn triệu chứng phản
vệ tăng lên nhanh chóng trong khoảng thời gian từ phút thứ 60 đến phút 120
(tăng từ 5,1% lên 33,3%). Để đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
phản vệ, không thể lấy kết quả điều trị cuối cùng để phân tích vì không có nhóm
chứng. Chúng tui đã chọn thời điểm phút thứ 120 của quá trình điều trị để phân
tích ra nhóm khỏi hoàn toàn triệu chứng sau 120 phút (nhóm khỏi sớm) và nhóm
chưa khỏi hoàn toàn sau 120 phút điều trị (nhóm khỏi muộn).
4.2.9. Liên quan giữa kết quả điều trị khỏi bệnh ở phút 120 với dị nguyên
Quan sát bảng 3.19 và 3.20, chúng tui thấy không có sự liên quan giữa
kết quả điều trị phút 120 với dị nguyên thức ăn trong tiên lượng phản vệ (p ˃
0,05) nhưng có sự liên quan giữa kết quả điều trị phút 120 với dị nguyên côn
trùng đốt trong tiên lượng phản vệ (p < 0,05). Tỉ lệ khỏi bệnh ở phút 120 ở
bệnh nhân phản vệ do côn trùng đốt cao hơn 4,02 lần tỉ lệ khỏi bệnh ở phút
120 ở bệnh nhân vệ do nguyên nhân khác (OR = 4,02). Kết quả trên cho thấy
các bệnh nhân phản vệ do côn trùng đốt có khỏi năng khỏi hoàn toàn triệu
chứng sớm hơn. Kết quả giúp các bạn sĩ có tiên lượng và thái độ phù hợp với
các trường hợp phản vệ do các dị nguyên khác nhau.
4.2.10. Liên quan giữa kết quả điều trị khỏi bệnh ở phút 120 với giới tính
Không có sự liên quan giữa kết quả điều trị phút 120 với giới tính trong
tiên lượng phản vệ (p ˃ 0,05) trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có nghĩa
là thời gian hết hoàn toàn triệu chứng phản vệ không có sự khác nhau giữa nam
giới và nữ giới. Tuy nhiên kết quả của bảng 3.18 lại chỉ ra các bệnh nhân nam
có khả năng mắc phản vệ nguy kịch cao hơn nữ giới. Tất cả các trường hợp
phản vệ cần được điều trị và theo dõi tích cực kể cả các trường hợp phản vệ
nhẹ vì phản vệ có thể diễn biến nặng lên từ mức độ nhẹ sang nặng và nguy kịch.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng của nhiễm viêm gan virus B trên bệnh nhân nhiễm viêm gan virus C Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu shh cấp trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi trung ương Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
Q Tình hình đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Y dược 1
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm học và nhân giống trà hoa vàng (camellia chrysantha (hu) tuyama) bằng phương pháp giâm hom Khoa học Tự nhiên 0
D Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hoá tại bệnh viện ung bướu hà nội giai đoạn 2012 2016 Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo moure qua nội soi Y dược 0
N Nghiên cứu đặc điểm khuyết tật trên thân cây Sa Mộc(Cunning hamia lanceolata.Hook). Làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu quả sử dụng rừng trồng nguyên liệu tại Bắc Hà Lào Cai Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top