daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục lục ...........................................................................................................................i
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................2
2.1. Những ý kiến nhận xét về thể loại truyện ngắn......................................................2
2.2. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ .......................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................7
4.1. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................8
NỘI DUNG ...................................................................................................................9
Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ TRONG BỐI CẢNH....9
CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI...........................................9
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về truyện ngắn..................................................................9
1.1.1. Giới thuyết về truyện ngắn ..................................................................................9
1.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong dòng chảy của truyện ngắn nữ
đương đại .....................................................................................................................11
1.2. Khái quát về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..................................................13
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác .........................................................................13
1.2.1.1. Cuộc đời.....................................................................................................................13
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.....................................................................................................14
1.2.2. Đề tài và chủ đề .................................................................................................18
1.2.2.1. Đề tài tình yêu............................................................................................................18
1.2.2.2. Đề tài hôn nhân, gia đình...........................................................................................20
1.2.2.3. Đề tài đô thị, văn hóa đô thị.......................................................................................21
1.2.3. Một số phương diện nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ..............23
Chƣơng 2. CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN ............29
NGUYỄN THỊ THU HUỆ ........................................................................................29
2.1. Cái nhìn đa chiều về cuộc sống trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ...........29
2.1.1. Phát hiện những thói tật xấu xa .........................................................................29
2.1.2. Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp .................................................................34
2.2. Cái nhìn đa diện về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ .............36
2.2.1. Con người tự ý thức...........................................................................................37
2.2.2. Con người với sự trải nghiệm nỗi đau ...............................................................41
2.2.3. Con người với đời sống tâm linh, vô thức.........................................................50
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN ....................56
NGUYỄN THỊ THU HUỆ ........................................................................................56
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..............................................................................56
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................56
3.1.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật.................................................................58
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện............................................................................60
3.2.1. Cốt truyện tâm lý ...............................................................................................60
3.2.2. Cốt truyện kỳ ảo.................................................................................................62
3.3. Không – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..............64
3.3.1. Không – thời gian đô thị với những mảnh vỡ rời rạc không liền mạch ............65
3.3.2. Không – thời gian tâm trạng ..............................................................................69
3.4. Ngôn ngữ ..............................................................................................................72
3.4.1. Ngôn ngữ người kể chuyện................................................................................72
3.4.1.1. Ngôn ngữ sắc sảo, bạo liệt.........................................................................................72
3.4.1.2. Ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng ...................................................................................74
3.4.2. Ngôn ngữ nhân vật.............................................................................................76
3.4.2.1. Khai thác triệt để ngôn ngữ độc thoại nội tâm...........................................................76
3.4.2.2. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong độc thoại...........................................................79
3.4.2.3. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất dung tục đời thường ...................................................80
3.5. Giọng điệu.............................................................................................................81
3.5.1. Giọng khinh bạc xót xa......................................................................................82
3.5.2. Giọng mỉa mai, châm biếm................................................................................84
3.5.3. Giọng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý ............................................................86
KẾT LUẬN.................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................91
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút không còn xa lạ với những ai yêu thích văn
chương, đặc biệt là văn chương sau đổi mới. Sau năm năm vắng bóng trên văn đàn,
tưởng chừng nhà văn đã “buông phím gác bút” để tập trung vào truyền thông và điện
ảnh. Thì bất ngờ chị trở lại văn đàn với Thành phố đi vắng, tập truyện ngắn gồm mười
bốn truyện được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2012. Chúng ta mới hay sức sống văn
chương trong chị vẫn còn đầy tràn cùng với bao điểm nhìn mới khác.
Có thể nói, từ sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam đã đạt được những thành
công trên nhiều lĩnh vực, thể loại, đặc biệt là truyện ngắn. Bên cạnh những cây bút kỳ
cựu như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, nối tiếp Nguyễn Huy
Thiệp,..là sự xuất hiện của lớp nhà văn trẻ với lối viết hoàn toàn mới mẻ, tràn đầy tâm
huyết đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng sinh khí mới, với những tên tuổi
như: Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy,...hòa
chung vào dòng chảy đó là Nguyễn Thị Thu Huệ với tư cách là một nhà văn nữ có cá
tính độc đáo và cách viết mới lạ.
1.2. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi nữ
sau đổi mới. Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên chị đã nhanh chóng xác lập được vị
trí của mình trên văn đàn. Không thuộc số những nhà văn viết khỏe, Thu Huệ chỉ viết
khi câu chuyện đã đầy ắp trong tim óc cần hiện diện ra thành câu chữ, và khi đó chị
viết như “lên đồng”, ý tưởng tuôn trào như không kịp nghĩ. Tuy vậy, hơn hai mươi
năm cầm bút, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng đã sở hữu bảy tập truyện ngắn được dư luận
chú ý: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1994), Phù thủy (1997), 21 truyện ngắn
(2001), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010)
và gần đây nhất là Thành phố đi vắng (2012). Chị cũng là nữ nhà văn gặt hái được
nhiều thành công và đã nhận được rất nhiều giải thưởng có uy tín: đạt giải nhì cuộc
thi truyện ngắn của Hội văn học nghệ thuật Hà Nội (1986); giải nhì cuộc thi truyện
ngắn Tác phẩm tuổi xanh báo Tiền phong (1993); giải nhất cuộc thi truyện ngắn Nxb
Hà Nội (1994), cùng năm đó chị cũng đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí
Văn nghệ Quân đội tổ chức và nhận tặng thưởng Hội Nhà văn với tác phẩm Hậu
thiên đường. Năm 2012, chị được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn dành cho tập
truyện ngắn Thành phố đi vắng.
Với những tập truyện đặc sắc của mình, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã góp
phần cách tân nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Truyện ngắn của chị có khả năng
phản ánh các vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng
khai thác chiều sâu những góc khuất “thế giới bên trong” con người. Để làm được
điều này, nhà văn phải có quan niệm mới mẻ về hiện thực cuộc sống và con người,
cũng như có sự táo bạo trong cách viết, cách xử lý vấn đề. Đây là những yếu tố quyết
định làm nên những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn
Thị Thu Huệ.
1.3. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ lâu nay đã có một vài
chuyên luận, nhưng đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của cây bút tài hoa này nhằm nhận
diện đặc trưng nghệ thuật vẫn còn những khoảng trống. Chính vì vậy, chúng tui đã
lựa chọn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ làm đối tượng nghiên cứu, với
mong muốn góp một cách nhìn khẳng định những thành tựu của truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ và vị trí của chị trong đời sống thể loại nói riêng và đời sống văn học
đương đại Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến nhận xét về thể loại truyện ngắn
Trong cuộc sống hiện đại đầy sôi động, gấp gáp, khi mà thời gian được coi là
“vàng”, thì truyện ngắn là một trong các thể loại đi đầu trong việc tiếp cận và phản
ánh hiện thực cuộc sống một cách nhanh nhẹn, sắc bén. Với dung lượng nhỏ, gọn,
hàm súc, truyền dẫn thông tin nhanh, truyện ngắn đã phù hợp với sự kiên nhẫn có hạn
của người đọc khi mà con người ngày càng bị dồn ép về mặt thời gian. Với những thế
mạnh đó truyện ngắn luôn được người đọc đón nhận một cách hào hứng và cũng thu
hút được sự quan tâm của giới lý luận phê bình.
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng (1986) đã nhận định: “Truyện ngắn như một
“trinh sát viên” đã trườn tới, đột vào các ngõ ngách sâu nhất của đời sống để khám
phá và phát hiện...Giống như loại kính hiển vi có độ phóng cực mạnh, truyện ngắn
giúp chúng ta nhìn sâu hơn và thấy rõ ràng hơn cuộc sống của con người trong

những biểu hiện phong phú và phức tạp nhất của tư tưởng, tình cảm và tâm lý” [40-
10]. Còn nhà văn Nguyên Ngọc (1991) thì nhận xét: “Theo tôi, trong đại trà, có thể
hiện nay truyện ngắn đang vượt qua tiểu thuyết. Nó sớm đạt tính khái quát xã hội cao
hơn. Nó đi thẳng vào những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con
người, ý nghĩa nhân sinh lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn. Tức là có vẻ như
nghịch lý, nó lại có tính tiểu thuyết cao hơn những cuốn sách dày cộp có ghi rõ trên
bìa là tiểu thuyết hẳn hoi” [30-12].
Tác giả Bích Thu (1996) trong một bài viết đã ghi nhận: “truyện ngắn từ sau
1975, nhất là trong thời kì đổi mới dường như lúc nào cũng đáp ứng được tâm lý thị
hiếu của độc giả không chỉ bởi sự nhỏ, gọn của hình thức mà còn do sự chuyển tải
nhanh nhậy những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội hôm nay” [45-32]. Ở bài viết
này, tác giả còn đưa ra nhận định “Với đặc trưng cơ bản của thể loại, truyện ngắn đã
tạo cơ sở cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người....Văn học sau 1975,
nhất là ở truyện ngắn đã đề cập đến vị trí và giá trị của con người cá nhân” [45-34].
Tác giả chỉ ra “trên địa hạt truyện ngắn, nhà văn đã khắc họa dáng những con
người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khao khát cái đẹp và
hướng tới cái thiện. Đó chính là nét nổi bật mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nhìn
nhận con người, tạo nên tiếng nói đa thanh trong truyện ngắn hôm nay” [45-35].
Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh (1996) nhận định: “không phải ngẫu nhiên mà
truyện ngắn “lên ngôi”, trở thành mũi nhọn của văn xuôi hiện nay. Sự hàm súc cô
đọng, sự khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm con người, tính tập trung của
chủ đề và triết lý, những gợi mở...tạo cho truyện ngắn hiện nay một chất lượng mới
vượt ra ngoài cái khung chật hẹp của thể loại” [1-31].
Tóm lại: Qua các ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu về thể loại
“nhỏ” này đã cho thấy những đặc trưng và khả năng của thể loại trong việc khai thác
số phận cá nhân, cũng như phản ánh những vấn đề của đời sống, của con người được
nhìn nhận mang tính khái quát triết lý xã hội cao. Những ý kiến đó thực sự là những
tư liệu quý, những định hướng ban đầu, giúp chúng tui trong việc tiếp cận và triển
khai đề tài.
2.2. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
Đến với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ người đọc sẽ bắt gặp những đề
tài, những ý tưởng, những cách viết khá táo bạo và mới mẻ, cũng như thấy ở nữ nhà
văn này một vốn hiểu biết, một vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo, độc đáo.
Truyện ngắn của chị hiện nay thu hút được sự chú ý của độc giả cũng như giới nghiên
cứu phê bình.
Nguyễn Văn Lưu phê bình về tập Cát đợi đã nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ có một chất gì đó vỡ ra ào ạt, khuấy đảo sôi sục cảm xúc trong người
đọc” [23-217].
Lý Hoài Thu đã nhận ra nét riêng trong một số truyện ngắn dự thi của Thu
Huệ: “những cuộc săn đuổi, tìm kiếm đích thực của tình yêu dường như được nâng
lên để đẩy đến tận cùng của ý đồ” [48]. Phát hiện này cũng đồng thời chỉ ra mảng đề
tài rộng lớn mà Thu Huệ dành bút lực để trải nghiệm.
Hồ Phương cũng đưa ra nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: “Trong
các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tui ngạc nhiên lắm, sao
còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc
trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [35].
Kim Dung thì cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt –
vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa
thanh khiết. Một cái gì đó thuần nhất, không đơn giản thậm chí có khi còn đối chọi
nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ” [4-108].
Về văn phong của Nguyễn Thị Thu Huệ, Đoàn Hương ghi nhận: “Huệ lại có
lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể”
cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc
đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ” [19-7].
Theo Bùi Việt Thắng: “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi người đọc
trước hết vì giàu chất đời” và “những truyện ngắn hay của Thu Huệ là nhờ người
viết biết bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng để tìm tòi cái gì đó cao hơn con
người, đó là đời sống tâm hồn vốn không rõ ràng, rành mạch, vốn bí ẩn khó giải
thích bằng lý trí” [42]. Ngoài ra tác giả còn nhận xét về các phương diện khác như đề
tài “Thu Huệ quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại và tan rã như
thế nào, bởi những nguyên nhân nào”; tình huống “tuy hẹp nhưng đặc sắc”; ngôn ngữ
“có độ căng của nhịp điệu”; câu thường ngắn, cấu trúc đơn giản; “ hoạt trong giọng
điệu: lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm trầm triết lý, có lúc đỏng đảnh lại có lúc dịu
dàng đến bất ngờ”.
Nguyễn Việt Hòa phê bình tập truyện: Nào, ta cùng lãng quên của Nguyễn Thị
Thu Huệ, đã đưa ra nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ -
phụ nữ” [11].
Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ Sỹ
Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình diện thi pháp và chỉ ra rằng:
“Nhà văn này đã vượt ra ngoài cách miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế,
vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung
tích, khai thác chiều sâu những góc khuất uẩn khúc “thế giới bên trong” của con
người” [50-7].
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn
Việt Nam 2012 đã ghi nhận “(Thành phố đi vắng) đã thực sự làm đầy thêm hồ sơ sáng
tạo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và đặt chị vào vị trí những nhà văn
Việt Nam đương đại viết truyện ngắn tiêu biểu” [56].
Gần đây nhất, nhà văn Nhật Tuấn trong bài viết Một thành tựu văn xuôi hiện
đại, nhân đọc Thành phố đi vắng đã nhận thấy: “(Thành phố đi vắng) thực sự rất
đáng ghi nhận như một tín hiệu đáng mừng, một thành tựu mới trong văn xuôi hiện
đại” [49-19].
Vũ Thị Tố Nga ở đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn
Nguyễn Thị Thu Huệ đã xem xét một cách khá toàn diện về các truyện ngắn của Thu
Huệ và chỉ ra “tư duy hướng nội là một đặc điểm định tính đã phần nào chi phối các
cách diễn đạt. Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ khéo léo đan cài
và sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của
nhân vật. Bằng lối viết hết mình đến cạn kiệt...chúng ta thấy được nỗi say đắm của
chị với cuộc đời và con người” [29-108].
Ngoài ra còn có luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ và luận văn Đặc điểm phần mở đầu truyện ngắn của tác giả Y
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Thị Thu Huệ gia nhập làng văn và gây được tiếng vang ngay từ tác
phẩm đầu tiên Hậu thiên đường với một dấu ấn riêng. Trong dòng chảy chung của
văn học đương đại ta có thể dễ dàng nhận ra một Thu Huệ sắc sảo, bạo liệt mà vẫn
dịu dàng, đằm thắm bên cạnh một Y Ban dịu dàng mà riết róng, trào lộng mà suy tư,
Phan Thị Vàng Anh dí dỏm thâm trầm, Lý Lan sắc sảo, Đỗ Bích Thúy mềm mại,
quyết liệt. Mỗi tập truyện của chị ra đời đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc và giới phê bình. Với những thành công nhất định trên văn đàn chị vẫn tiếp
tục viết, tiếp tục con đường văn chương, bởi chị “không bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ viết
vì bất cứ điều gì mà ngược lại, càng ngày, tui càng sốt ruột với việc mình chưa dành
cho việc sáng tác nhiều thời gian, không gian riêng hơn” [52]. Với suy nghĩ nhiệt
huyết như vậy, chúng ta tin tưởng rằng Nguyễn Thị Thu Huệ sẽ đi xa hơn và có nhiều
đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của văn học nước nhà.
2. Trên dòng mạch chung của truyện ngắn sau 1975, truyện ngắn của Nguyễn
Thị Thu Huệ đã “áp sát” hiện thực cuộc sống, một hiện thực nhiều chiều “như nó vốn
có”. Chị đã đi sâu vào thế giới tâm hồn con người, nắm bắt những chuyển biến tinh tế
qua những “khoảnh khắc” nên tạo ấn tượng ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Chị khám phá
con người ở góc nhìn đời tư trong những không gian hẹp với những quan hệ rất đời
thường, đi sâu vào những cảnh đời bức bối, ngột ngạt và đau đáu cùng nhân vật trong
hành trình đi tìm bình yên, hạnh phúc.
Nguyễn Thị Thu Huệ không lẩn tránh những vấn đề gai góc khi phải mổ xẻ
phân tích tâm lý con người cùng thời với mình, những thân phận cuộc đời với bao
tâm trạng buồn vui, yêu ghét, giận hờn. Phát hiện và miêu tả đời sống đương đại, Thu
Huệ đã chỉ ra một khúc quanh ghê gớm đã xuất hiện, nó đang xô đẩy bằng một sức
mạnh ma mị đối với con người – vốn là một cá thể sinh động và riêng biệt – nay có
nguy cơ rơi vào cách sống xa lạ của đám đông, nhiễm tâm lý đám đông, dồn tụ cả
một khối lớn những người là người nhưng lại vô cảm ngay chính với đồng loại.
Nguyễn Thị Thu Huệ đã phát hiện ra những điều đó mà thúc hồi chuông “báo động”
với tất cả mọi người chúng ta. Đó là một lời thông báo thiết thực, cần thiết đối với đời
sống của những con người đương thời. Cái góc nhìn và phát hiện đời sống đương đại
với bao bất ổn, bất an của Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những đóng góp nổi bật
ở tác giả này.
3. Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chúng ta nhận thấy một thế
giới nhân vật đa dạng và nghệ thuật trần thuật độc đáo. Chị tỏ ra sắc sảo khi viết về
cuộc sống, về con người trong cuộc sống đời thường với những tâm tư, tình cảm, ẩn
ức của họ. Nhân vật trong truyện ngắn Thu Huệ thiên về biểu hiện tâm trạng. Nhà văn
hay dành một khoảng thời gian để nhân vật giải thích, chiêm nghiệm hay dằn vặt để
tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ
khéo léo đan cài, sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới
nội tâm của nhân vật như độc thoại nội tâm dưới dạng tự bạch, viết nhật kí, đối thoại
trong độc thoại. Đọc truyện ngắn của Thu Huệ có lúc chúng ta thấy chị dùng giọng
khinh bạc, xót xa, cũng có lúc lại thấy giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm, triết lý,
cũng có lúc lại là giọng mỉa mai, châm biếm, lạnh lùng. Dù sử dụng giọng điệu gì thì
chị cũng để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc, khơi gợi nhiều khả năng đối
thoại và suy ngẫm. Với lối viết của riêng mình, Thu Huệ đã góp một tiếng nói làm
phong phú thêm bức tranh văn xuôi nữ đương đại.
4. Nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cho thấy chị là một
nhà văn có trách nhiệm với nghề, có tìm tòi, thể nghiệm và đổi mới cảm hứng sáng
tạo và bút pháp thể hiện. Những tập truyện chị viết trước năm 2012 thường phản ánh
số phận con người đặc biệt là người phụ nữ cùng những vấn đề trong tình yêu và hôn
nhân gia đình. Gần đây, khi chị cho ra mắt văn đàn tập truyện ngắn Thành phố đi
vắng năm 2012 với 14 truyện thì những tác phẩm của Thu Huệ hướng ra những vấn
đề của xã hội hiện đại hôm nay, đề cập tới những vấn đề “nóng” của hiện thực. Đó là
một xã hội bất an, ẩn trong đó là vô vàn những vấn đề nhức nhối, tình người trong
cộng đồng đang mất dần, cái chết ngày càng nhiều, luôn hiện hữu, những giá trị đạo
đức, tinh thần xuống cấp… Bằng “gia tài” truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu
Huệ đã cho thấy sự gắn bó với thể loại và một sự dẻo dai, tâm huyết trong lao động
sáng tạo. Với những thành tựu của mình, chị đã tạo nên một dấu ấn phong cách độc
đáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top