daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 5
6. Cấu trúc đề tài 5
CHƢƠNG 1: ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ TÌNH R. TAGORE 6
1.1. Khái niệm nội dung tác phẩm văn học 6
1.2. Những đặc sắc trong nội dung thơ tình R. Tagore 8
1.2.1. Miêu tả nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu 8
1.2.1.1. Tình yêu gắn liền với niềm thương nhớ 8
1.2.1.2. Tình yêu gắn liền với niềm hạnh phúc 12
1.2.1.3. Tình yêu và khát vọng chiếm hữu 14
1.2.1.4. Tình yêu gắn với nỗi đau 17
1.2.2. Thể hiện tính triết lí sâu sắc về tình yêu 20
1.2.2.1. Tình yêu cần sự giản dị 21
1.2.2.2. Tình yêu là sự bí ẩn 24
1.2.2.3. Tình yêu là sự hy sinh, cảm thông, bao dung và cao thượng 27
1.2.2.4. Tình yêu ẩn chứa sự kì diệu 31
CHƢƠNG 2: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ TÌNH R. TAGORE 34
2.1. Khái niệm hình thức tác phẩm văn học 34
2.2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ tình R. Tagore 35
2.2.1. Kết cấu 35
2.2.1.1. Kết cấu nghịch lý 36
2.2.1.2. Kết cấu tạo sự bất ngờ 41
2.2.2. Ngôn ngữ 44
2.2.2.1. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng 45
2.2.2.2. Ngôn ngữ thơ hàm súc 47
2.2.2.3. Sử dụng câu giả định 51
2.2.2.4. Sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh 54
2.2.3. Một số biện pháp nghệ thuật khác 59
2.2.3.1. Dùng thiên nhiên để bộc lộ cảm xúc 59
2.2.3.2. Sử dụng hình ảnh đôi mắt 65
2.2.3.2. Sử dụng những câu chuyện cổ gắn với tôn giáo 69
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói đến Tagore người ta nói thường đến cái gì thần bí, thoát tục, về một thế giới thuần tôn giáo, xa lạ hẳn với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Những người vừa mới gặp Tagore lần đầu hay chỉ nhìn thấy ảnh của Tagore đều có một ý nghĩ giống nhau đó là vị thánh. Trong suốt 65 năm sáng tác không mệt mỏi, Tagore đã để lại một gia tài đồ sộ và phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật. Tagore đã thử bút ở nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu huy hoàng. Trong lĩnh vực văn học ông đã sáng tác 52 tập thơ, trong đó có 6 tập xuất bản sau khi ông qua đời. Qua một số tập thơ nổi tiếng như Thơ Dâng, Tặng phẩm người yêu, Người làm vườn... Tagore đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Tagore thường được nhắc đến như một nhà thơ tình nổi tiếng thế giới. Tagore có hai tập thơ tình tuyệt diệu: Người làm vườn, Tặng phẩm người yêu, ngoài ra còn một số bài trong tập thơ Những con chim bay lạc, Người thoáng hiện. Thi nhân tự nhận mình là Người làm vườn, chăm sóc cho khu vườn tình ái của nhân gian nở rộ và ngát hương thơm. Bài số hai của tập thơ người làm vườn chính là lời tuyên ngôn về vai trò của nhà thơ. Ông cũng muốn làm một triết gia ngồi trầm tư, chiêm nghiệm về cuộc sống và cái chết “tui để mắt nhìn, liệu những trái tim trẻ dại, lạc loài có gặp nhau chăng và liệu những đôi mắt hăm hở đang cầu mong giai điệu, giai điệu có đến để đánh tan màn im lặng rồi thay họ mà nói nên lời. Ai sẽ ở đó mà dệt những bài ca đắm đuối của họ nếu như tui cứ ngồi bên bờ cuộc đời, trầm ngâm nghĩ đến sống và chết cùng thế giới bên kia” [3; 40]. Tìm hiểu thơ tình Tagore sẽ giúp chúng tui hiểu sâu sắc hơn về các cung bậc cảm xúc tình yêu, tính triết lí cũng như các phương diện nghệ thuật trong thơ tình Tagore.
1.2. Ngay từ lúc học Trung học Phổ thông chúng tui đã được nghe những câu thơ gửi cho người yêu mang đầy tâm trạng của người đang yêu trong bài thơ tình số 28 của Tagore. Điều đó đã tạo nên hứng thú để chúng tui tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về thơ tình Tagore. Vẻ đẹp văn học thế giới nói chung, văn học Ấn Độ nói riêng và nghệ thuật thơ tình Tagore như một thứ ma lực thu hút chúng tôi, thôi thúc chúng tui đi sâu tìm hiểu về thơ tình Tagore. Chọn đề tài này sẽ giúp chúng tui thỏa mãn niềm đam mê, yêu thích thơ tình Tagore đồng thời chúng tui muốn làm cho những người yêu thích thơ tình Tagore thêm yêu thích và hiểu hơn về nó, những người chưa từng
1
tìm hiểu về thơ tình Tagore có thêm một lời gợi ý thú vị để tìm hiểu thơ tình của nhà
thơ tình nổi tiếng Ấn Độ và thế giới này.
1.3. Thơ tình Tagore được đưa vào giảng dạy trong chương trình Đại học và Trung học Phổ thông. Trên giảng Đường đại học chúng tui đã có dịp tìm hiểu nghiên cứu một cách toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp văn học và thơ ca của Tagore. Trong chương trình Trung học phổ thông, bài thơ tình số 28 được tìm hiểu ở lớp 11, tập 2. Chọn đề tài tìm hiểu thơ tình Tagore giúp chúng tui có thêm kiến thức để sau này giảng dạy thơ Tagore ở Trung học Phổ thông đạt chất lượng tốt hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Ấn Độ và trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về thơ tình của Tagore. Do hạn chế về ngoại ngữ, sau đây chúng tui sẽ điểm qua một số những tài liệu đã được dịch ra tiếng Việt.
Cuốn Văn học Ấn Độ của giáo sư Lưu Đức Trung đã cho người đọc thấy được toàn bộ cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp sáng tác và nội dung, nghệ thuật thơ Tagore. Tác giả chỉ ra một số quan niệm tình yêu trong thơ tình Tagore: “Con người sinh ra trên cõi đời này ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, vì đó là nhu cầu của sự sống như ngọn lửa và ánh mặt trời cần cho con người vậy” [29; 162]. Tác giả cũng đã khẳng định: “Tagore từng yêu say đắm, đã viết khá nhiều thơ tình, có thể xem như là Henrich Hainơ của Ấn Độ” [29; 162]. Đánh giá về thơ tình Tagore, giáo sư Lưu Đức Trung cho rằng: “Tình yêu trong thơ của Tagore không có cái dung tục tầm thường không phải thứ tình yêu rầu rĩ, rên xiết, cũng không phải thứ tình yêu quá cao siêu, quá lí tưởng. Tagore tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, tìm tự do trong tình yêu” [29; 163]. Nhưng “Trong tình yêu không dễ dàng gì tìm được sự hòa hợp trong tâm hồn, dẫu tìm được rồi, đâu đã hiểu hết về nó, biết trọn được nó” [29; 163].
Trong cuốn Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Rabindranath Tagore do Lê Nguyên Cẩn chủ biên, tác giả đã đề cập đến vấn đề: Quan niệm nghệ thuật của Tagore về cuộc sống, con người, hạnh phúc và tình yêu; bút pháp hiện thực - lãng mạn, huyền ảo, chất trữ tình - triết lí, tác giả đã khái quát nghệ thuật thơ ca của Tagore và khẳng định: “Tagore đã sáng tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp thơ ca của ông. Chúng ta có thể bước đầu nhận diện phong cách thơ của Tagore qua một số nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của ông về cuộc sống, con người, về ngôn ngữ thơ, về tính trữ tình kết hợp
với triết lí, chất hiên thực hòa quyện yếu tố lãng mạn, huyền ảo” [3; 24,25]. Tác giả cho rằng Tagore đã hóa thân làm một tình nhân khi thì làm một triết gia vừa thổ lộ những cảm xúc, vừa triết lí, chiêm nghiệm về tình yêu. Con người tình nhân say đắm đã hài hòa với con người triết gia sâu sắc thành một thể bất phân trong những bài thơ.
Trong cuốn Thơ Tagore do Đào Xuân Quý chọn dịch và giới thiệu, tác giả đã giới thiệu một cách đầy đủ nhất về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Tagore và có những nhận định sắc bén về thơ tình Tagore: “Tagore không sa lầy vào một thứ tình yêu tầm thường, dung tục như ta thường thấy ở một số nhà thơ phương Tây, nhưng lại cũng không phải một thứ tình yêu lí tưởng quá mức không sao có thể tìm ra trên quả đất này. “Chúng ta không đưa tay vào cõi hư vô để tìm những vật không mong gì tìm được”. Cái điều nhà thơ đi tìm là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, sự gần gũi của hai trái tim cùng chung nhịp đập” [25; 24] hay “Tagore cũng như hầu hết những tình nhân trên mặt đất này, có những tham vọng, khát khao và cũng có nhiều khổ đau, quằn quại vì luôn luôn cảm giác có sự xa cách giữa mình và người mình yêu” [25; 25].
Cuốn R. Tagore tuyển tập tác phẩm, tập hai, do Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu tập hợp khá đầy đủ các tác phẩm tiêu biểu của Tagore, cung cấp nhiều bài viết về Tagore hữu ích cho tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của ông. Trong bài viết Tagore - nhà thơ tình nổi tiếng Lưu Đức Trung đã một lần nữa khẳng định thơ tình của Tagore luôn dồi dào sự sống, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tác giả đã nói về những mối tình của Tagore ảnh hưởng đến từng bài thơ của ông như thế nào, đồng thời khẳng định: “Chủ đề tình yêu trở đi trở lại nhiều lần trong thơ Tagore. Thơ tình của Tagore có nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng cùng chung nhạc điệu. Đọc thơ tình của Tagore ta nghe văng vẳng bên tai những giai điệu êm ái du dương trầm bổng, đôi lúc lắng sâu vào tâm linh ta những cảm xúc khó tả. Có lúc buồn buồn như nhạc cầu kinh, có lúc réo rắt như tiếng sáo gợi cho ta những niềm vui. Đó là những bản tình ca tuyệt diệu” [28; 854]. Trong tình yêu có người luôn đi tìm cái đẹp ở vẻ bề ngoài nhưng Tagore luôn đi tìm vẻ đẹp tâm hồn, giáo sư Lưu Đức Trung đã làm rõ điều này trong bài viết của mình: “Có người đi tìm cái đẹp ở dung nhan, ở thân thể. Ngược lại Tagore tìm cái đẹp ở tâm hồn. Sắc đẹp cũng giống như một bông hoa hồng dễ bị tàn lụi. Có kẻ ham bông hồng đẹp, cố hái cho được mặc dù bị gai hồng đâm vào tay cũng cố ấp ủ vào ngực đem về nhà, nhưng đến khi lấy ra thì ôi thôi cánh hoa đã rơi rụng hết chỉ còn lại nỗi đau” [28; 857]. Hạnh phúc trong tình yêu là sự hòa hợp

2.3.2.2. Thơ Tagore chứa đựng những quan niệm mới mẻ, thấm đẫm tinh thần nhân văn về cuộc sống, con người, tình yêu và hạnh phúc. Để làm nên thành công trong thơ tình của mình, ngoài nội dung đặc sắc, phong phú trong thơ thì chúng ta không thể không nhắc đến những đặc sắc về nghệ thuật trong thơ ông. Trước hết là ở kết cấu thơ rất linh hoạt, hấp dẫn. Kết cấu thơ linh hoạt và hấp dẫn đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc, nghịch lí trong tình yêu, làm cho tình yêu trở nên đẹp hơn, thi vị, đầy hương sắc hơn. Kết cấu nghịch lý, kết cấu tạo sự bất ngờ đã cho chúng ta thấy tài năng sáng tạo nghệ thuật của ông. Tình yêu được nhìn nhận là một dạng cảm xúc kì lạ và có những lí lẽ riêng, nhiều khi lí trí không thể giải thích. Ngoài vẻ đẹp tình tứ, lãng mạn, say đắm, thiết tha còn biểu hiện tư duy triết học với những triết lí tình yêu mang tính nhân bản. Điều đó làm nên sắc màu độc đáo trong thơ tình Tagore và đã được biểu

75
hiện qua các kiểu kết cấu mà ông đã sử dụng.
Cái độc đáo, khi đọc những trang thơ của Tagore, ta sẽ nhận ra ngay ngoài kết cấu độc đáo, ngôn từ trong thơ tình của ông cũng rất đặc biệt. Ẩn dưới lớp vỏ ngôn từ là tình yêu cuộc sống, yêu con người thiết tha. Ngôn từ giản dị, trong sáng, ngắn gọn nhưng lại mang nhiều cảm xúc với những ý nghĩa hàm súc, sâu xa. Ngôn ngữ thơ ngắn gọn là thế nhưng lại chứa đựng nội dung lớn, những tình cảm rất thật, rất đẹp của tình yêu đôi lứa. Cùng với đó là việc sử dụng những hình ảnh đặc sắc trong thơ, đặc biệt là hình hảnh về “đôi mắt”, ông đã khai thác rất đầy đủ về những cung bậc cảm xúc, những tâm tư tình cảm của người đang yêu thông qua đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn. Và không thể thiếu đó là việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa để làm giàu sức biểu cảm trong thơ. Tất cả những điều này đã làm cho thơ ông giàu cảm xúc hơn, mang nhiều ý vị sâu sắc hơn, đã đưa thơ tình của ông đến gần với trái tim độc giả hơn.
Giá trị thơ ca của Tagore đã khiến cho ông trở nên vĩ đại và ông xứng đáng là “ngôi sao sáng Ấn Độ Phục hưng” và là “nhà cách tân vĩ đại”. Người ta còn xếp ông là một trong mười nhà thơ lớn nhất thế kỷ XX .
2.3.2.3. Những bài thơ tình của Tagore làm rung động trái tim của hàng triệu độc giả trên thế giới, bởi lẽ Tagore vốn là một người hay xúc động, thích trầm ngâm suy nghĩ, ngay từ nhỏ đã thường chăm chú nghe những người đầy tớ trong gia đình kể truyện dân gian và hát những bài dân ca đầy chất trữ tình. Ông đã từng yêu say đắm vợ mình và Victoria Ocampo (người Achentina), từng xúc động trước tình cảm của nhiều cô gái người Anh xinh đẹp và có học. Ông đã tự học và đọc rất nhiều sách, nhờ đó ông đã hấp thu được những thủ pháp sáng tạo thơ ca trong truyền thống văn học Ấn Độ. Tagore đã kết hợp tài năng hiếm có của mình với những rung động, những trải nghiệm trong cuộc sống, với phong vị dân gian đầy chất trữ tình của thơ ca truyền thống Ấn Độ. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho thơ tình Tagore vừa dân tộc, vừa hiện đại, đưa ông trở thành một trong những nhà thơ tình vĩ đại nhất thế giới.
2.3.2.4. Đề tài mới chỉ dừng lại ở chỗ nêu và phân tích những nét đặc sắc nhất về nội dung và nghệ thuật thơ tình Tagore. Còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu tiếp như: So sánh nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ tình Tagore và Puskin, Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong thơ tình R. Tagore, so sánh thơ tình R. Tagore với Xuân Quỳnh, So sánh ngôn ngữ trong thơ tình R. Tagore, Xuân Diệu và
Nguyễn Bính…
Đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè gần xa.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc sắc của giọng điệu trần thuật trong văn xuôi HỒ ANH THÁI Văn học 0
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
D Bát Tràng – Đặc sắc men GỐM Địa lý & Du lịch 0
B Những nét đặc sắc của đời sống văn hóa Đức hiện đại Luận văn Sư phạm 0
P Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Văn học 0
C So sánh từ, ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt (về một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá) Văn hóa, Xã hội 3
L Nghiên cứu đặc điểm đa hình Nucleotide đơn (SNPs) của vùng DNA ty thể và nhiễm sắc thể Y ở người Mường và người Katu Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu đặc điểm tế bào máu, tủy xương, nhiễm sắc thể và protein protein bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học cho học sinh THPT Luận văn Sư phạm 0
N Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam. Hây chứn Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top