daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề khai thác văn hóa truyền thống (VHTT) trong kiến trúc nhà ở (KTNO) tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều sự lựa chọn, diễn ra trên cả phương diện lý thuyết và thực hành. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới chưa từng có tiền lệ trong nhà ở truyền thống.
Từ thực tế phát triển kiến trúc nhà ở nhận thấy cần có cơ sở lý thuyết mang tính ứng dụng để định hướng cho việc khai thác truyền thống đạt hiệu quả cao hơn; vừa phát huy vai trò công nghệ và sự sáng tạo, phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa duy trì khả năng nhận diện tính dân tộc. Các nghiên cứu và đề xuất hiện nay thường chọn lọc những đặc tính của văn hóa và kiến trúc để khai thác nhưng chưa tiếp cận từ mối quan hệ có tính hệ thống giữa chúng, dễ dẫn đến nhận định chủ quan và cảm tính. Vì vậy, với cách tiếp cận hệ thống, quá trình khai thác đi từ việc chọn lọc cho đến giới thiệu mô hình ứng dụng giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam là nội dung chưa từng được nghiên cứu trước đây, và cũng là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa giá trị VHTT với KTNO đô thị, bao gồm cả 2 thành phần công năng và hình thức. Thông qua phân tích mối quan hệ này để đi đến chọn lọc các giá trị tiêu biểu và xây dựng mô hình ứng dụng trong KTNO đô thị hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn vào VHTT của người Việt (Kinh) trong những đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM...
2
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tập hợp hệ giá trị VHTT và nhận diện biểu hiện của nó trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay;
- Phân tích mối quan hệ giữa giá trị VHTT với công năng và hình thức, từ đó chọn lọc những giá trị có mức tác động cao để tiếp tục kế thừa;
- Xây dựng mô hình và cách khai thác giá trị VHTT được chọn trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam.
4. Các nghiên cứu liên quan và vấn đề còn tồn tại
Luận án giới thiệu tóm lược 10 đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề khai thác VHTT trong kiến trúc và kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay; thông qua đó cho thấy những tồn tại sau:
- Về tính hệ thống: mối quan hệ giữa VHTT và kiến trúc nhà ở đã được xác định khá đa dạng trên cả 2 phương diện vật thể và phi vật thể, ứng với các thành phần công năng và hình thức; tuy nhiên thường tách rời các giá trị để xem xét mà chưa tiếp cận từ hệ giá trị VHTT.
- Về tính liên ngành: nghiên cứu vai trò tác động của VHTT trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam có thể xem là một nghiên cứu liên ngành, đòi hỏi phải có sự vận dụng các khái niệm, lý thuyết liên quan đến văn hóa học, kiến trúc, tâm lý học, mỹ học, ký hiệu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp hệ thống cấu trúc
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp mô hình hóa

3
CHƯƠNG I
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở VIỆT NAM
1.1 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam
VHTT là hệ thống các giá trị được chọn lọc từ quá khứ, luôn vận động và biến đổi, tiềm ẩn sức mạnh chi phối nhiều lĩnh vực hoạt động của con người trong xã hội ngày nay, bao gồm kiến trúc và những loại hình nghệ thuật khác. Hệ giá trị VHTT có tính đa dạng và tương đối, được thống nhất trong một số giá trị tiêu biểu nhưng không trùng lặp trong nhiều giá trị khác tùy thuộc góc độ nghiên cứu của từng tác giả.
Việc xác định hệ giá trị văn hóa trong kiến trúc và KTNO truyền thống Việt Nam phân lập theo 2 xu hướng, thể hiện tính 2 mặt của văn hóa là các giá trị hiển thị và phi hiển thị. Trong khi tồn tại những quan điểm đề cao giá trị hiển thị là bản sắc thì cũng đồng thời xuất hiện quan điểm trái ngược cho rằng đó phải là các giá trị phi hiển thị. Từ tính không nhất quán này nên luận án xác lập cở sở luận dựa vào sự dung hòa 2 quan điểm nêu trên, nghĩa là các giá trị hiển thị và phi hiển thị đều được chọn lọc cho nội dung nghiên cứu.
Tìm hiểu KTNO truyền thống của người Việt tại vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, nhiều tác giả đúc kết thành những giá trị đặc trưng, tuy nhiên cũng tồn tại quan điểm không giống nhau. Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp tập hợp và suy luận để chọn ra 10 giá trị tiêu biểu là: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính cộng đồng, tính tư hữu, tính sinh lợi, tính hiếu khách, truyền thống gia đình Việt, văn hóa thờ cúng, thuật phong thủy, tính biểu hình.

4
1.2 Biểu hiện giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
Mỗi giá trị văn hóa tác động đến KTNO nông thôn truyền thống làm khởi sinh các biểu hiện cụ thể trong cả 2 yếu tố công năng và hình thức.
Trên phương diện công năng: tính dung hòa tự nhiên tạo ra không gian nhà ở gắn kết hữu cơ với môi trường thiên nhiên xung quanh, bố cục phân tán và sử dụng giải pháp hàng hiên che nắng; tính linh hoạt/đa năng thúc đẩy sự phát triển kiểu cấu trúc không gian mở, các chức năng sử dụng chung; tính tư hữu thể hiện bằng ranh giới tường rào và cổng ngõ, quy định phạm vi sử dụng riêng của từng gia đình; truyền thống gia đình Việt hình thành không gian thờ cúng tổ tiên và các không gian sum họp thành viên, phân bố đa dạng theo nhiều hình thức sinh hoạt; tính cộng đồng, tính hiếu khách được nhận biết trong không gian giao tiếp khang trang, tập trung tại gian giữa nhà chính và hướng ngoại; văn hóa thờ cúng làm xuất hiện nhiều vùng không gian thờ cúng bên trong nhà ở (thờ tổ tiên, thờ gia thần); tính sinh lợi đưa không gian sản xuất, làm nghề phụ xen cài vào không gian ở; thuật phong thủy định hướng nhà theo hướng gió, số gian nhà lẻ, cổng ngõ lệch hướng nhà chính hay có bình phong che chắn.
Trên phương diện hình thức: nhà ở chịu tác động của tính biểu hình gồm 3 yếu tố
- Kỹ thuật truyền thống: thay mặt bởi giải pháp sử dụng vật liệu tự nhiên, sản xuất thủ công; cấu trúc cơ động, dịch chuyển (khung cột, cửa bức bàn, phên giại...);
- Nghệ thuật tạo hình: sử dụng trang trí chạm trổ, màu sắc tự nhiên, tính vần điệu, tính đối xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa, tính hình

5
học, tổ hợp theo phương ngang;
- Giải pháp dung hòa với tự nhiên: thông gió tự nhiên; hàng
hiên che nắng và mái nhà vươn xa khỏi mặt tường; nguồn sáng gián tiếp, chống mưa tạt; tạo vùng bóng râm trên mặt nhà; chống ẩm
Phân tích sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong KTNO đô thị truyền thống (phân khúc thứ nhất – sự lệch pha về không gian) cho thấy có sự tăng cường hay suy giảm biểu hiện của các giá trị.
Trên phương diện công năng: tính dung hòa với tự nhiên chuyển từ chủ động sang thụ động thích ứng bằng hình thức sân trong và không gian đệm (hiên/logia); tính linh hoạt/đa năng gia tăng mức độ phối hợp không gian sinh hoạt; tính sinh lợi chuyển đổi thành không gian mua bán, sản xuất bố trí phía trước nhà; truyền thống gia đình Việt tiếp tục duy trì không gian thờ cúng tổ tiên và sum họp; tính cộng đồng, tính hiếu khách thu hẹp phạm vi hoạt động; tính tư hữu thể hiện trong các ranh giới sở hữu riêng của nhà ở; văn hóa thờ cúng linh hoạt tổ chức không gian thờ theo các khu vực chức năng; thuật phong thủy suy giảm mức biểu hiện.
Trên phương diện hình thức: tiếp tục duy trì giải pháp sử dụng vật liệu tự nhiên và các cấu trúc di động (kỹ thuật truyền thống); tuy nhiên, do nhà ở có kết cấu nhiều tầng nên giảm bớt yếu tố thừa và trang trí. Vận dụng hầu hết các quy luật tạo hình của nhà ở nông thôn (nghệ thuật tạo hình) và giải pháp thích ứng khí hậu nhưng có sự chuyển đổi để phù hợp với hình thể mới.
1.3 Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay
Căn cứ đặc điểm không gian công năng và hình thức KTNO truyền thống để phân tích biểu hiện trong nhà ở đô thị hiện nay cho

6
thấy: giá trị VHTT tiếp tục có sự chuyển đổi để vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, vừa duy trì tính truyền thống và bản địa. Đây là phân khúc thứ hai – sự lệch pha về thời gian và cũng là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của VHTT. Trong yếu tố công năng, nhà ở đô thị được phân chia rõ ràng theo cấp độ nhu cầu, từ mức cơ bản để duy trì hoạt động sống cho đến các mức phát triển cao hơn, hướng vào tính tiện nghi và yêu cầu cá nhân. Sự thay đổi cấu trúc nhu cầu diễn đạt cùng với tiến trình mở rộng không gian chức năng của các loại hình nhà ở tiêu biểu là nhà phố, chung cư và biệt thự. Tương ứng tiến trình này là sự tham gia và can thiệp của giá trị VHTT bằng 2 xu hướng
Luận bàn về đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam
Tổng hợp nội dung nghiên cứu của luận án cho thấy có 5 đặc trưng khai thác VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam sau đây:
 Khai thác văn hóa truyền thống theo quan điểm hệ giá trị: tiếp cận hệ giá trị cho phép đánh giá một cách tổng quát tiềm lực và xu thế tham gia của VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam.
 Khai thác văn hóa truyền thống có tính quy luật: trên phương diện công năng là quy luật phát triển đồng dạng; trên phương diện hình thức là quy luật trật tự của nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống.
 Khai thác văn hóa truyền thống có thể định lượng: triển khai theo chỉ số tương tác giữa các giá trị VHTT với nhau và với các thành phần (công năng và hình thức) của KTNO.
 Khai thác văn hóa truyền thống mang 2 thuộc tính chủ động và thụ động: thụ động chọn lựa các nhóm văn hóa để tương ứng với công năng; thụ động vận dụng các quy luật và nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống sau khi đã xác định vai trò của vật liệu và kỹ thuật hiện đại, tính sáng tạo cá nhân. Chủ động chọn lọc giá trị tiêu biểu và thang giá trị để ứng dụng nhằm tăng cường tính dân tộc trên cả 2 phương diện công năng và hình thức
 Khai thác văn hóa truyền thống trên cơ sở tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc nhà ở thế giới: làm cho quá trình khai thác tránh những sai lệch do định kiến chủ quan – nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của KTNO Việt Nam so với thế giới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khai thác dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén Công nghệ thông tin 4
D Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén Công nghệ thông tin 3
K Mô hình khai phá quan điểm dựa trên đặc trưng các đánh giá sản phẩm trong tiếng Việt Công nghệ thông tin 0
K Nghiên cứu phương pháp trích chọn đặc trưng trong bài toán khai phá quan điểm và ứng dụng Hệ Thống thông tin quản trị 0
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
D Vùng đất nam bộ, đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa Văn hóa, Xã hội 0
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top