Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ................ 7
1.1. Khu công nghiệp ........................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 7
1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ........ 8
1.2. Đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp ....................... 10
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 10
1.2.2. Các yếu tố quy định đời sống của ngƣời lao động trong các khu công
nghiệp.............................................................................................................. 13
1.3. Đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp......... 17
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 17
1.3.2. Nội dung................................................................................................ 17
1.3.3. Tiêu chí đánh giá đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu
công nghiệp ..................................................................................................... 21
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong
các khu công nghiệp........................................................................................ 26
1.3.5. Sự cần thiết đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công
nghiệp.............................................................................................................. 34
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về đảm bảo đời sống của ngƣời lao
động trong các khu công nghiệp và bài học rút ra cho Bắc Ninh....................... 36
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng .................................................... 36
1.4.2. Bài học rút ra cho Bắc Ninh.................................................................. 42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH ............ 43
2.1. Khái quát về các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh................................. 43
2.1.1. Tiềm năng và lợi thế của Bắc Ninh trong phát triển các khu công
nghiệp.............................................................................................................. 43
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ................................. 46
2.1.3. Lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ......................... 54
2.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến đảm bảo đời sống của ngƣời
lao động trong các khu công nghiệp ............................................................... 57
2.3. Thực tế đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp
ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay................................................................................. 67
2.3.1. Đời sống vật chất................................................................................... 67
2.3.2. Đời sống tinh thần................................................................................. 72
2.4. Đánh giá chung về đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động trong các khu
công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh và vấn đề đặt ra ................................................ 73
2.4.1. Những kết quả chủ yếu ......................................................................... 73
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................ 76
2.4.3. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 79
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO
ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH ....................................................................... 84
3.1. Quan điểm về đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công
nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 84
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong
các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 85
3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nƣớc........................................................ 85
3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 96
3.2.3. Nhóm giải pháp từ phía ngƣời lao động. .............................................. 97
KẾT LUẬN..................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 101
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam kéo theo việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại các
tỉnh, thành phố trên khắp cả nƣớc.
Khu công nghiệp (KCN) ra đời và phát triển đã tạo nên những điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có điều kiện đầu tƣ phát
triển sản xuất kinh doanh. Các Khu công nghiệp có tác động mạnh mẽ tới
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Các Khu công nghiệp phát triển, kéo
theo tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh, với kết cấu hạ tầng đƣợc nâng
cấp mọi mặt. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân quanh các Khu công
nghiệp cũng nhờ đó đƣợc nâng lên. Đồng thời với sự phát triển của các khu
công nghiệp là sự phát triển của những dịch vụ đi kèm nhƣ dịch vụ ngân
hàng, giao thông vận tải, kho tàng bến bãi, đào tạo… cũng đƣợc kích thích
phát triển. Đặc biệt là tạo ra một lƣợng công ăn việc làm lớn, góp phần giải
quyết có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, hạn chế thất nghiệp; góp
phần đào tạo đội ngũ công nhân mới, có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì sự phát triển của các
khu công nghiệp vẫn còn tồn tại một số vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề
đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp nhƣ: điều kiện làm
việc, tiền lƣơng, nhà ở, sinh hoạt, hƣởng thụ văn hóa, văn nghệ… cho công
nhân và ngƣời lao động.
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp thủ đô Hà Nội,
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các
khu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 15 KCN, trong đó
đa số các KCN đang trong quá trình hoạt động, còn một số ít các KCN đang
trong quá trình hoàn thiện và trong thời gian ngắn sắp tới sẽ chính thức đi
vào hoạt động.
Thực tiễn cho thấy việc xây dựng và phát triển các KCN đã đóng góp
quan trọng vào việc đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH),
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là thu hút đƣợc một số
lƣợng lớn lao động trong và ngoài tỉnh vào làm việc. Tuy nhiên, thực tế cũng
cho thấy có nhiều vấn đề liên quan đến đời sống cho ngƣời lao động tại các
khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đã và đang nảy sinh nhƣ: thu nhập thấp,
điều kiện làm việc và sinh hoạt không đảm bảo, các dịch vụ y tế, giáo dục
còn hạn chế… Điều đó đã tác động tiêu cực đến năng suất lao động và hiệu
quả kinh doanh của các khu công nghiệp, đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đảm bảo đời sống của
người lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay”
đƣợc lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sỹ.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi sau: cần
làm gì và làm nhƣ thế nào để cải thiện đời sống của ngƣời lao động trong các
khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh?
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khu công nghiệp nói chung,
đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp nói riêng. Dƣới đây
là một số công trình tiêu biểu:
- Luận án tiến sỹ kinh tế của nghiên cứu sinh Lê Tuyển Cử, Trƣờng Đại
học kinh tế quốc dân (2004): “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện
công tác quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp ở Việt Nam”.
Luận án đã trình bày có hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật về
vấn đề quản lý nhà nƣớc và nâng cao vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với
khu công nghiệp. Luận án đã đề cập tới vai trò của nhà nƣớc đối với đời
sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp nhƣng chỉ ở dạng khái
quát, chƣa thật cụ thể.
- Đặng Quang Điều (2008): “Việc làm và đời sống của ngƣời lao động
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Tạp chí Lao động và Công đoàn,
số 418.
Bài viết đã phân tích thực trạng việc làm và đời sống của ngƣời lao động
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nƣớc ta, chỉ rõ vai trò của việc
làm đối với đời sống của ngƣời lao động. Tuy nhiên, việc phân tích những
nhân tố ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời lao động còn chƣa thật cụ thể, chi
tiết.
- Lê Phƣơng Hiếu (2006): “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”, Tạp chí tài chính, số 08.
Tác giả bài viết đã phân tích, đánh giá vai trò quan trọng của yếu tố
nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Nhƣng bài viết chƣa đƣa ra những giải pháp cụ thể
nhằm đảm bảo cho nguồn nhân lực ổn định, phát triển và đáp ứng nhu cầu
phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nƣớc.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Ngọc Hiệp (Trung tâm Đào tạo -
Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học quốc gia Hà Nội, 2006):
“Đảm bảo đời sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp ở Đồng
Nai”.
Luận văn có những phân tích cụ thể, chi tiết thực trạng đảm bảo đời
sống của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, về mặt lý
luận, luận văn chƣa phân tích rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến bảo đảm đời sống
của ngƣời lao động trong các khu công nghiệp.
khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh chƣa có nhà văn hóa phục vụ cho ngƣời lao
động.
Khuyến khích và hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng
hạ tầng xã hội phục vụ đời sống tinh thần cho ngƣời lao động.
Tỉnh Bắc Ninh cần trích ngân sách để ủng hộ cho các quỹ hỗ trợ ngƣời
lao động nhƣ: “Quỹ mái ấm công đoàn”, “Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo”… để
hoạt động của những tổ chức này đạt hiệu quả cao trong việc chăm lo đời
sống tinh thần cho ngƣời lao động các KCN.
 Các cơ chế, chính sách khác
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động:
Tỉnh cần có biện pháp bổ sung lực lƣợng cán bộ y tế về các cơ sở y tế
trong các khu công nghiệp. Đƣa ra chính sách cụ thể buộc các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp phải có chƣơng trình khám chữa bệnh định kỳ cho
ngƣời lao động, đặc biệt đối với những lao động làm việc trong môi trƣờng ô
nhiễm, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Xử lý nghiêm những doanh nghiệp không thực hiện các quy định khám
chữa bệnh cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc, không để hiện
tƣợng các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để rồi bỏ qua.
Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đa dạng hóa các loại hình cơ sở
khám chữa bệnh cho công nhân (bệnh viện công, liên doanh, dân lập, tƣ
nhân) nhằm đáp ứng những điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời lao động
trong việc đi khám chữa bệnh, tránh tình trạng ngƣời lao động phải phụ
thuộc vào một cơ sở y tế nhất định.
- Về giáo dục, đào tạo:
Tỉnh cần đƣa ra cơ chế, chính sách bắt buộc đối với doanh nghiệp thực
hiện quá trình đào tạo cho ngƣời lao động, kể cả lao động phổ thông và lao
động đã qua đào tạo. Bởi thực tế các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Bắc Ninh hiện nay chủ yếu tự đào tạo cho công nhân lao động là chính, tuy
nhiên, chỉ là những lớp đào tạo ngắn hạn mà không có chƣơng trình đào tạo
thƣờng xuyên, định kỳ. Vì vậy mà ảnh hƣởng đến trình độ, năng lực của
ngƣời lao động, ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng đồng thời ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời lao động.
Hiện tƣợng sa thải lao động là con em nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp vẫn còn diễn ra phổ biến
ở nhiều khu công nghiệp nhƣ Quế Võ I, Thuận Thành II… Do đó, tỉnh Bắc
Ninh cần có cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp để những ngƣời lao
động bị mất đất đƣợc đào tạo nghề một cách đúng mức, đảm bảo công việc
ổn định lâu dài cho họ.
- Về hạ tầng xã hội:
Phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp là một việc
làm hết sức cần thiết, bên cạnh việc đảm bảo phát triển cho các khu công
nghiệp thì những cơ sở hạ tầng đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động cũng
phải đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng. Theo đó, những dự án nhƣ: đƣờng
đi lại, đèn đƣờng, xây dựng khu vui chơi giải trí, công trình công cộng phục
vụ sinh hoạt cộng đồng cho ngƣời lao động… phải đƣợc triển khai đồng bộ.
Có chính sách ƣu đãi hơn nữa về lãi suất vay vốn, về thuế, bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng… đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp để lôi
kéo đƣợc họ tham gia vào quá trình xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ cho
ngƣời lao động.
- Về đi lại:
Tỉnh Bắc Ninh cần đƣa ra cơ chế, chính sách cụ thể về phục vụ nhu cầu
đi lại của công nhân lao động trong các khu công nghiệp đối với doanh
nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có số lƣợng công nhân lớn thì bắt buộc
phải có xe đƣa đón công nhân, những doanh nghiệp không có khả năng đƣa

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top