daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ 1991 2012
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................ 6
6. Đóng góp của luận văn................................................................................................. 7
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH
(1991-2000) ...............................................................................................................................9
1.1. Tỉnh Hà Tĩnh và tình hình giáo dục phổ thông, đào tạo nghề trước năm
1991.................................................................................................................................... 9
1.1.1. Vài nét về tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................... 9
1.1.2. Khái quát tình hình giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của tỉnh Hà Tĩnh
trước năm 1991 ............................................................................................................... 12
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) ............................................. 17
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục phổ thông và
đào tạo nghề .................................................................................................................... 17
1.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.......................................... 30
Tiểu kết ............................................................................................................................ 38
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012 ......... 41
2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 2001 đến năm 2012........................ 41
2.1.1.Chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh về giáo dục phổ thông................................ 48
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về đào tạo nghề.................................. 53
2.2 Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh ( 2001-2012).......................................................... 57
2.2.1 Đối với giáo dục phổ thông .................................................................................. 55
2.2.2 Đối với đào tạo nghề............................................................................................. 64
Tiểu kết ............................................................................................................................ 66
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ................. 68
3.1 Nhận xét chung........................................................................................................ 68
3.1.1. Về những thành tựu cơ bản.................................................................................. 68
3.1.2. Về các hạn chế chủ yếu........................................................................................ 81
3.2. Một số kinh nghiệm quan trọng ......................................................................... 84
3.2.1 Các kinh nghiệm trong xác định chủ trương ............................................ 84
3.2.2 Các kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện ........................................................... 86
Tiểu kết ............................................................................................................................ 88
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 94
PHỤ LỤC........................................................................................................................101
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục và đào tạo luôn
là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều
đó được thể hiện rõ nét trong các văn kiện cũng như trong thực tiễn cách
mạng của Đảng và Nhà nước từ trước đến nay. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà “dốt thì dại, dại thì hèn”. Vì vậy
ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền, Người kêu gọi: “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí”[38,tr.36]. Học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý thức: Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết,
sự nghiệp giáo dục - đào tạo của chúng ta ngày càng đi lên và góp phần quan
trọng trong việc thống nhất đất nước, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân.
Cùng với vấn đề giáo dục về trí tuệ, thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục
phổ thông thì đào tạo nghề cũng là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các
cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bước vào thời kỳ tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với
mục tiêu xây dựng nền văn hoá mới, xã hội mới thì vấn đề con người và chiến
lược con người được Đảng quan tâm sâu sắc. Do đó, trong đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Đảng đã đưa giáo dục đào tạo thành “quốc sách hàng đầu” và “gắn giáo
dục đào tạo với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” và khẳng định “Dù khó
khăn đến đâu cũng quyết không để giáo dục đào tạo rơi vào kém phát triển, tất
cả các ngành, các cấp, mỗi gia đình và từng cá nhân cần nhận thức rõ đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho con người - một loại đầu tư cơ bản nhất và có hiệu
quả nhất”. Vì vậy từ ngày nước nhà được độc lập, đặc biệt là trong hơn nửa
thập kỷ qua, sự nghiệp phát triển GDPT đã đạt được những thành tựu to lớn:
Quy mô không ngừng được mở rộng; chất lượng ngày một được nâng cao và
từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Nằm trong đường lối chung của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục
đào tạo của mỗi địa phương đã có những chuyển biến rất rõ rệt. Trong đường
lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng thì sự nghiệp giáo dục của địa
phương chủ yếu vẫn là giáo dục phổ thông.
Nghiên cứu về giáo dục Hà Tĩnh nằm trong hướng đề tài nghiên cứu về
giáo dục địa phương. Đây là vấn đề được phản ánh khá nhiều trong các sách
báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, các
báo cáo tổng kết năm học của sở GD- ĐT tỉnh...
Tuy nhiên nói riêng về vấn đề giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ở Hà
Tĩnh từ khi tỉnh được tái lập (1991) đến nay (2012) thì chưa có một đề tài nào
nghiên cứu cụ thể. Nó chỉ được trình bày, nhận xét thông qua sự nghiệp giáo
dục đào tạo của Hà Tĩnh nói chung. Do đó với việc chọn đề tài nghiên cứu
“Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề từ năm 1991 đến năm 2012”, tui hi vọng sẽ làm rõ được những chủ
trương, biện pháp xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống giáo dục phổ
thông và đào tạo nghề của Đảng bộ Hà Tĩnh, cũng như thành tựu, hạn chế và
rút ra được một số kinh nghiệm phục vụ công tác này hiện tại ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
giáo dục đào tạo, có thể chia thành 3 nhóm tài liệu chính:
Nhóm 1: những tác phẩm liên quan đến vấn đề giáo dục đào tạo nói
chung và vấn đề phát triển giáo dục phổ thông nói riêng, điển hình là một số
tác phẩm như:
- Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc
(UNESCO), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (undp) với dự án:
“Nghiên cứu tổng thể giáo dục - đào tạo, phân tích nguồn nhân lực
VIE89/022” và dự án: “Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo của
Việt Nam hiện nay”, được tiến hành trong 2 năm (1991-1992).
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, giới nghiên cứu, các
chuyên gia đầu ngành về GD - ĐT đã đã tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều góc
độ khác nhau như: Tác phẩm “Vấn đề giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nxb Giáo dục, Hà Nội (1990); “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ
nghĩa” của Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội (1978); “Phát triển mạnh
mẽ giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” của tổng bí thư Đỗ Mười, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(1991)...Các tác giả là những người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng
và Nhà nước; hệ thống những quan điểm, tư tưởng của Đảng về GD - ĐT.
Nhóm 2 là những văn kiện, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam
nói chung và của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nói riêng về vấn đề phát triển giáo
dục – đào tạo cũng như phát triển giáo dục phổ thông..
Đảng Cộng sản Việt Nam với các Nghị quyết chuyên đề bàn về thực trạng và
phương hướng đổi mới GD - ĐT như: NQTw 4 (khóa VII), NQTw 2 (khóa
VIII), NQTW 6 (khóa IX). Những tài liệu này là một hệ thống những quan
điểm, tư tưởng khoa học, bao gồm cả khái niệm, mục đích, nội dung, cách
dạy, cách học, cách quản lý, cách lãnh đạo ngành giáo dục. Đây là cơ sở lý
luận cho đường lối chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta, cho
nền khoa học giáo dục Việt Nam, cho chiến lược xây dựng con người mới của
đất nước Việt Nam XHCN.
Nhóm 3 là những báo cáo tổng kết về tình hình phát triển giáo dục phổ
thông tỉnh Hà Tĩnh của Sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh; những tác phẩm liên
quan đến quá trình phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tĩnh như Lịch sử
giáo dục Hà Tĩnh, “Giáo dục Hà Tĩnh, một thế kỷ xây dựng và phát triển” của
2 tác giả - Nhà giáo ưu tú Bùi Thân và Hà Quảng biên soạn năm 2001...
hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, tiếp
tục phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Quốc phòng - An ninh
bảo đảm, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Để nhìn nhận, đánh giá những kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của Hà Tĩnh thời gian qua, chuẩn bị
một tâm thế mới, vững tin tiến bước trong chặng đường tiếp theo, tham luận
này sẽ khái quát những thành tựu nổi bật, những hạn chế, tồn tại, từ đó đề ra
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển sự nghiệp GD
- ĐT trong thời gian tới.
Thực hiện chủ trương đổi mới GD - ĐT của Đảng; là một tỉnh vừa
được tái lập (1991), điều kiện kinh tế - xã hội còn đứng trước rất nhiều khó
khăn, nhưng đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt kịp công
cuộc đổi mới và phát triển giáo dục của đất nước, nhất là giáo dục ở bậc phổ
thông. Khởi đầu là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII
(1992) được coi là một bước đột phá về giáo dục ngay sau khi tỉnh mới được
tái lập. Tiếp đó, các kỳ họp của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đã
quán triệt những nội dung NQTW 4 (khóa VII) của Đảng đồng thời đề ra
phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD - ĐT Hà Tĩnh trong giai đoạn mới:
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng đã nghiên
cứu quán triệt NQTW 2 (khóa VIII) và quyết định đề ra kế hoạch, định hướng
chiến lược phát triển GD - ĐT Hà Tĩnh đến năm 2000. Quán triệt Nghị quyết
của Đảng và Đảng bộ ngành GD - ĐT Hà Tĩnh đã không ngừng được đổi mới
và phát triển. Riêng về GDPT, quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng
giáo dục từng bước được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy và học tập được thêm mới, công tác quản lý giáo dục, thanh tra,
kiểm tra được thực hiện một cách nghiêm túc làm cho bộ mặt của ngành ngày
càng khởi sắc. Hệ thống các trường đào tạo nghề cũng đã được mở rộng đa
92
dạng, góp phần quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng đội ngũ giáo viên, học sinh
và cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của Hà Tĩnh
từ năm 1991 đến năm 2012 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: mạng lưới và
quy mô được mở rộng; các loại hình đào tạo được đa dạng hóa; đội ngũ giáo
viên tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng; cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học được tăng cường, chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường phổ
thông và đào tạo nghề có chuyển biến tích cực; công tác xã hội hóa giáo dục
đã được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả rõ rệt.
4. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục phổ thông và đào
tạo nghề ở Hà Tĩnh cũng còn có những hạn chế nhất định. Đó là: chất lượng
GDPT và đào tạo nghề ở Hà Tĩnh còn thấp xa so với yêu cầu đào tạo, cung
cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Chất lượng giáo dục chưa
thật đồng đều giữa các trường; chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát
triển số lượng với điều kiện đảm bảo việc nâng cao chất lượng GDPT đào tạo
nghề; công tác cán bộ còn thiếu quy hoạch tổng thể trong đào tạo đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lý; công tác quản lý giáo dục và đào tạo nghề có nơi hiệu
quả còn thấp, nhất là công tác tham mưu, đề xuất còn hạn chế.
5. Với sự nỗ lực cố gắng của mình, Đảng bộ, ngành GD - ĐT tỉnh Hà
Tĩnh đã để lại cho Đảng bộ và ngành những kinh nghiệm bổ ích và quý báu
như: đường lối phát triển giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề nói riêng của Đảng bộ Hà Tĩnh phải luôn phù hợp và gắn bó chặt chẽ
với mục đích, đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước và phải sớm được xác
định trong từng giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng; vừa gắn bó với
thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh phải biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ mọi mặt của
Trung ương đối với địa phương; phải làm tốt công tác dự báo về nhu cầu
nguồn nhân lực lao động của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm
2020; phải tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp
dạy và học; phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, thống nhất đầu mối quản
lý nhà nước về GD – ĐT; phải tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch và sắp xếp
lại hệ thống mạng lưới trường lớp, củng cố cơ sở vật chất cho hệ thống giáo
dục phổ thông và đào tạo nghề; phải tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố và
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.
6. Qua việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ
thông và đào tạo nghề của Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm 2012, có thể thấy
những vấn đề cần đặt ra, đó là: cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, đặc biệt là phát triển Đảng viên trong đội ngũ giáo viên để Đảng thực
sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong các trường học; cần tăng cường giáo dục
truyền thống hiếu học của tỉnh cho thế hệ trẻ; cần làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục; cần chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra…
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hà Tĩnh, ngành giáo dục đào
tạo của tỉnh mà cụ thể là giáo dục phổ thông và đào tạo nghề đã có những tiến
bộ trên nhiều phương diện, phù hợp với xu hướng đi lên của giáo dục cả
nước. Đây là những tiền đề đầy hứa hẹn giúp cho GDPT nói riêng, GD - ĐT
Hà Tĩnh nói chung có những bước phát triển mới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ Tổ
quốc Xã hội chủ nghĩa.
Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Lãnh Đạo Phát Triển Giáo Dục Phổ Thông Và Đào Tạo Nghề Từ Năm 1991 Đến Năm 2012
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay Kiến trúc, xây dựng 0
D Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI Luận văn Kinh tế 0
N Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thành phần kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1997 Lịch sử Việt Nam 0
L Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 - 2013 và định hướng đến năm 2020 Văn hóa, Xã hội 0
A Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo công tác hút và sử dụng nhân tài Văn hóa, Xã hội 0
D Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền trong công tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến 2011) Văn hóa, Xã hội 0
J Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2013 Văn học 0
K Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2013 Văn học 0
H Đảng bộ huyện Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1994 đến năm 2012 Văn học 0
V Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh Miền Đông Nam bộ của báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 - 2010) Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top