peconpe_chuaduociu
New Member
Download miễn phí Đánh giá ảnh hưởng của công nghệ sau thu hoạch và máy đập lúa đến tỉ lệ gạo nguyên ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO VÀ SỬ DỤNG MÁY ĐẬP Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 7
1.1- Tình hình sản xuất lúa gạo những năm vừa qua của Việt Nam và Đồng Bằng Sông Hồng . 7
1.2. Tình hình sản xuất, sử dụng máy đập lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng 9
1.3. Thời vụ, thời điểm, phương pháp, và công cụ thu hoạch 14
CHƯƠNG 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC MỘT SỐ LOẠI MÁY ĐẬP Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 16
2.1. Tuốt lúa đập chân 16
2.2. Cấu tạo máy tuốt động cơ điện 17
2.3. Máy đập lúa kiểu trống thanh 18
2.4. Máy đập kiểu trống xoắn 19
CHƯƠNG 3. CÁC LOẠI GIỐNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CƠ LÝ TÍNH CỦA NÓ 22
3.1. Các loạị giống lúa ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng 22
3.2. Cơ lý tính của hạt thóc 26
3.2.1. Thí nghiệm đo đọ cứng 27
CHƯƠNG 4 . PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 31
4.1. Xác định ảnh hưởng của thời điểm gặt lúa tới tỷ lệ gạo nguyên 31
4.2. Xác định ảnh hưởng của thời điểm đập lúa tới tỷ lệ gạo nguyên 31
4.3. Chọn mẫu lúa 31
4.4- Bảo quản mẫu 32
4.5. Bóc vỏ và phân loại hạt 32
4.6. Thiết bị, công cụ phục vụ thí nghiệm 36
4.7. Phương pháp đo và sử lý số liệu đo 36
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM 41
5.1. Thông số kĩ thuật chính của máy đập khảo nghiệm 41
5.2. Nhận xét 55
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
6.1. Kết Luận 56
6.2. Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-danh_gia_anh_huong_cua_cong_nghe_sau_thu_hoach_va_may_dap_lu_oXuEpszjhv.png /tai-lieu/danh-gia-anh-huong-cua-cong-nghe-sau-thu-hoach-va-may-dap-lua-den-ti-le-gao-nguyen-o-vung-dong-bang-song-hong-93752/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.2.4. Tình hình sử dụng máy đập trên thế Giới
Ngày nay máy đập và máy gặt - đập liên hợp đã có mặt ở hầu hết các nước trên Thế Giới, tham gia ít nhiều trong tiến trình cơ giới hoá khâu thu hoạch cây lúa. Trong máy đập lúa và máy gặt đập liên hợp , bộ phận đập có ai trò rất quan trọng, có nhiệm vụ tách hạt ra khỏi bông và quyết định đến năng suất và chất lượng làm việc của máy. cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , bộ phạn đập không ngừng được nghiên cứu cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng làm việc .
* Bộ phận đập cổ truyền
Bộ phận đập cổ truyền ra đời từ thế kỉ thứ 19, sớm nhất trong lịch sử phát triển của máy đập lúa. Từ đó đến nay, trải qua nhiều nghiên cứu cải tiến cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm , bộ phận đập cổ truyền đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Về cấu tạo bộ phận đập cổ truyền được chia ra làm hai loại: loại
Hình 2. Sơ đồ bộ phận đập cổ truyền
thanh và loại răng (hình 1.1). bộ phận làm việc gồm trống đập trên có lắp các thanh trống hay các thanh có răngphối hợp với máng trống. Máng trống ôm lấy trống dưới một góc nhỏ hơn 180 độ . Trong quá trình làm việc trống quay tròn, các thanh trống hay các thanh răng vơ lúa trên suốt chiều dài trống đập, lèn vào khe hở đập, ở đây diễn ra quá trình va đập , chà sát, nén ép, rung gây mỏi.. nhờ đó cây bị biến dạng, hạt rụng ra khỏi bông. Phần lớn số hạt và một số rơm vụn được phân ly qua máng trống, số hạt còn lại được đưa đến bộ phận phân ly tiếp theo. Lúa được cung cấp và di chuyển theo phương vuông gócvới trục trốngđập, nên còn được gọi là bộ phận đập ngang.
Qua quá trình nghiên cứu và sử dụng bộ phận đập cổ truyền đã chứng tỏ một số nhược điểm sau: chi phí năng lượng còn lớn khoảng 3,7 – 4,1 ml/ kg.s-1, phần lớn lực để khắc phục lực cản ma sát và làm biến dạng rơm trong khe hẹp. Sau đó qua sử dụng người ta đã cải tiến mới như: Bộ phận đập dao động; bộ phận đập hành tinh. Song các bộ phận đập này còn nhiều hạn chế, chưa được áp dụng trong sản xuất.
* Bộ phận tuốt hạt
Với phương châm giảm chi phí năng lượng, giảm độ hư hỏng của hạt và tỷ lệ tạp chất trong hỗn hợp phân ly người ta sử dụng bộ phận tuốt hạt. bộ phận làm việc có nắp những răng tuốt tác độngvào phần bông của cây lúa để bứt ra hạt, do vậy lực và vận tốclàm việc không cần lớn và giảm chi phí năng lượng cho việc biến dạng rơm. những loại máy này tốn công chuẩn bị , sắp xếp, bó lượm,và những hạn chế trong kết cấu bộ phận di động và hệ thống truyền động mà đến nay các loại máy này không được sử dụng phổ biến trong sản xuất.
* Bộ phận đập dọc trục
Với những ưu điểm là giảm hao phí và hư hỏng hạt, phân ly hoàn toàn những hạt vụn ra khỏi bộ phận đập, làm kết cấu máy gọn nhẹ hơn, nên việc nghiên cứu bộ phận dọc trục và áp dụng nó trên các máy gặt đập liên hợpđang là hướng mới trên thế giới trong những năm gần đây. ở bộ phận đập dọc trục xảy ra đồng thời các quá trình: đập rụng hạt, phân ly hạt qua máng và di chuyển lúa dọc trục trống đập. Do vậy có tên là bộ phận đập xoắn, bộ phận đập hướng trục, hay bộ phận đập xoáy nhiều vòng
Ưu điểm chung: độ hư hỏng hạt và độ hao phí hạt nhỏ, khả năng thông qua lớn, không cần bộ phận rũ rơm.
Nhực điểm: chi phí năng lượng riêng lớn, độ nát vụn rơm cao, khả năng làm việcnăng xuất sẽ thấp khi đập lúa ẩm rơm dài, hay gây hiện tựng bện thừng và kẹt trống.
Các bộ phận đập dọc trục ở Đông Nam á dùng để đập cây lúa nước vốn có độ ẩm cao, độ ẩm rơm có thể lên tới trên 80% nên về kết cấu chúng có đặc thù riêng.
1.3. Thời vụ, thời điểm, phương pháp, và công cụ thu hoạch
Vụ mùa ở Đồng Bằng Sông Hồng thường vụ thu hoạch vào khoảng1 tháng 10 đến 30 tháng 11.
Thời điểm thu hoạch: tuỳ theo loại giống lúa ngắn ngày hay dài ngày và diều kiện tự nhiên mà thời điểm từ lúa trỗ đến khi lúa chín của mỗi giống có khác nhau. Thông thường nằm trong khoảng từ 25 ệ 30 ngày kể từ khi lúa trỗ bông ( lúc 10% số bông cái thoát ra hoàn toàn khỏi cổ bông được coi là ngày số 0 ). Theo phong tục tập quán của người Miền Bắc thường để lúa chín hoàn toàn rồi mới gặt, cũng có khi gặt sớm hơn chỉ bằng 80% hay 90% lúa chín ( 80 ệ 90% số ngày từ khi lúa trỗ đến khi chín). Mục đích là để tránh gió bão, chim chuột, rơi rụng hay cũng có khi là sở thích ăn gạo non sẽ mềm hơn. Thường không để quá thời điểm chín hoàn toàn, vì để quá thời điểm đó mới gặt thì hạt rễ bị rơi rụng, nếu gặp trời mưa dễ bị nứt vỏ, hạt sẽ bị nảy mầm khi còn trên cây dẫn đến năng xuất và chất lượng đều giảm.
Phương pháp thu hoạch: ở Đồng Bằng Sông Hồng thường tiến hành thu hoạch lúa theo hai giai đoạn giai đoạn gặt và giai đoạn đập lúa, chúng được tiến hành riêng rẽ. hay khi tiến hành gặt xong đập ngay, hay gặt xong chưa thuê được máy nên để ủ 1 đến 2 ngày sau mới tiến hành đập.
Công cụ thu hoạch :
+ Giai đoạn gặt: phần lớn ở nhiều địa phương vẫn dùng công cụ thủ công như các loại Liềm, Hái. Nhưng gần đây một số nơi đã dùng các loại máy gặt lúa do nhà máy cơ khí Hà Đông sản xuất hay máy gặt cải tiến từ máy cắt cỏ của Trung Quốc hay máy của các hãng sản xuất từ trong nước. Dù gặt bằng Liềm, Hái hay bằng máy cắt cỏ thì đều không có tác động cơ học đáng kể vào hạt lúa do vậy khâu gặt không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ gạo nguyên.
+ Giai đoạn đập: Trước đây để tách hạt lúa ra khỏi bông người ta dùng vò chân hay dùng đũa tuốt tác động cơ học vào hạt lúa là không đáng kể nhưng không năng xuất và hiệu quả. Do vậy các tác động cơ học vào hạt lúa là không ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên. Hiện nay các phương pháp thủ công để tách hạt lúa ra khỏi khỏ bông như trên được thực hiện bằng các máy chuyên dùng, để làm dụng hạt bộ phận tác động va đập, chà xát vào hạt lúa và làm hạt lúa rụng ra khỏi bông, một số hạt bị vỡ ra, bị tróc vỏ trấu, rạn nứt ngầm, làm giảm tỷ lệ gạo nguyên. Chính vì thế đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của máy đập tới tỷ lệ gạo nguyên có ý nghĩa khoa học và rất thiết thực về mặt kinh tế. Hiện nay hầu hết khâu tuốt đập đã được thực hiện bằng máy. Qua điều tra ở nhiều địa phương cho thấy những máy đập cũ, lạc hậu năng xuất thấp, chất lượng kém không còn tồn tại, chỉ còn một số loại phổ biến như sau:
- Máy đập trống xoắn răng bản có chiều dài trống đập: 1,4 mét, 1,6 mét 1,8 mét, 2,0 mét, loại này thường có ở các trang trại hay ở các chủ cơ khí. Mỗi xã có tới 4 ệ 6 chiếc dùng để đập thuê cho các hộ nông dân.
- Loại máy tuốt: Loại này hiện còn ở một số hộ nông dân ở những vùng kinh tế kém phát triển, đang có xu hướng giảm dần.
Chương 2. cấu tạo và nguyên tắc làm việc một số loại máy đập ở vùng đồng bằng sông hồng
2.1. Tuốt lúa đập chân
+ Cấu tạo máy tuốt lúa đạp chân như hình vẽ:
Hình3. Sơ đồ máy tuốt lúa đạp chân
Bàn đạp chân.
Bàn đạp chân.
Cơ cấu khung máy.
Tay quay.
Bánh răng dẫn động.
Bánh răng truyền động.
Cơ cấu đỡ trục trống.
Răng thép sống hình chữ V.
Trống đập.
Trục trống đập.
Tang trống.
Gờ hứng thóc bắn.
+ Nguyên tắc hoạt động của máy:
Khi tác động lực vào bàn đạp chân nhờ cấu tạo đặc biệt của tay biên mà ta có thể giảm lực hay tăng lực của lực đạp của chân ( cấu tạo như hệ thống đòn bẩy). Tay quay 4 nhận lực từ tay biên 2 làm quay bánh răng dẫn động 5 nhờ ăn khớp với bánh răng truyền động 6 mà làm bánh răng này quay theo. Cơ cấu bánh răng 6 được lắp cố định với trục của trống mà làm trống đập 9 quay theo. Lực tác động gián đoạn nhưng nhờ tay quay 4 có cấu tạo đặc biệt và bánh răng đẫn động 5 mà trống đập luôn quay liên tục. Khi đó người tay cầm bó lúa đặt phần đầu bông vào trống đang quay mà lúa được tách ra khỏi bông lúa nhờ tác động của răng thép sống hình chữ V và tác động của bông lúa với mặt ngoài tang trống.
2.2. Cấu tạo máy tuốt động cơ điện
+ Cấu tạo như hình vẽ:
Hình 4. Sơ đồ máy tuốt lúa chạy động cơ
Động cơ điện
Dây đai truyền chuyển động.
Bộ phận khung máy.
Vòng bi cổ trục.
Bánh đai gắn với trống.
Răng thép sống hình chữ V.
Tang trống (đường sinh trống).
Trục trống.
+ Nguyên tắc hoạt động của máy
khi đóng điện thì động cơ điện quay, nhờ sự dẫn động của hệ thống bánh đai 4 mà khi đó trống quay ( trống được cấu tạo như dạng trống của máy tuốt đạp chân ). Người vận hành cầm bó lúa đặt phần đầu bông vào trống đang quay khi đó lúa được tách ra khỏi bông nhờ sự va đập của răng trống với lú...