Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan bằng bộ câu hỏi fact hep
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học UTBMTBG 3
1.2. Triệu chứng lâm sàng 4
1.2.1. Triệu chứng cơ năng 5
1.2.2. Triệu chứng thực thể 5
1.3. Cận lâm sàng 5
1.3.1. Alpha Fetoprotein 5
1.3.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 6
1.3.3. Tế bào học và mô bệnh học 7
1.4. Chẩn đoán xác định 9
1.5. Chẩn đoán giai đoạn UTBMTBG 10
1.6. Điều trị UTBMTBG 10
1.6.1. Phẫu thuật cắt gan 11
1.6.2. Ghép gan 12
1.6.3. Điều trị tại chỗ 12
1.6.4. Nút mạch hóa chất qua động mạch 16
1.6.5. Điều trị xạ trị 17
1.6.6. Điều trị toàn thân 17
1.7. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân UTBMTBG 18
1.7.1. Chất lượng cuộc sống 18
1.7.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe 18
1.7.3. Các công cụ đo lường CLCS 19
1.7.4. CLCS liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân UTBMTG 20
1.7.5. Các công cụ dùng trong các nghiên cứu để đánh giá CLCSLQĐSK của bệnh nhân UTBMTBG 21
1.7.6. Một số nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân UTBMTBG sử dụng bộ câu hỏi FACT - Hep 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương pháp nghiiên cứu 29
2.2.2. Cách thức tiến hành 29
2.2.3. Cỡ mẫu 30
2.3. Đạo đức nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 31
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Đặc điểm các thông số về bệnh gan của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 31
3.3. Điểm FACT – Hep của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
3.4. Điểm FACT- Hep của các nhóm bệnh nhân theo giai đoạn bệnh 32
3.4.1. Điểm FACT- Hep của nhóm bệnh nhân phân loại theo Child- Pugh 32
3.4.2. Điểm FACT- Hep của nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo giai đoạn Barcelona 33
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 35
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm chất lượng cuộc sống FACT- HEP 22
Bảng 3.1. Trung bình tổng điểm và các điểm thành phần trong bộ câu hỏi FACT- Hep của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
Bảng 3.3. Điểm FACT- Hep của các nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo giai đoạn Barcelona 33
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh nhân theo Child- Pugh 31
Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh nhân theo Barcelona 31
Biểu đồ 3.3. Điểm FACT- Hep của từng nhóm bệnh nhân theo giai đoạn Child- Pugh 32
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát, trong đó 85 - 90% là ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), là loại ung thư rất thường gặp. Trên thế giới, UTBMTBG đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và đứng thứ 3 về tỉ lệ tử vong trong các loại ung thư [1]. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc UTBMTBG hiệu chỉnh theo tuối khá cao, chiếm hơn 20%, do có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao [2]. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến UTBMTBG hiện nay là chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu.
Trước đây, tiên lượng của bệnh nhân UTBMTBG rất kém, thường chỉ sống thêm 6 tháng đến 1 năm kể từ khi chẩn đoán. Đến nay, các tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và dân trí khiến cho người dân quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, tỉ lệ phát hiện UTBMTBG ở giai đoạn sớm ngày càng tăng lên. Do đó, các bệnh nhân được phát hiện ở các giai đoạn bệnh khác nhau, từ khi chưa có triệu chứng gì, chỉ phát hiện được khối u trên chẩn đoán hình ảnh, có thể điều trị gần như triệt để, đến giai đoạn ung thư di căn nhiều vị trí, chỉ còn có thể điều trị bằng chăm sóc giảm nhẹ và giải quyết triệu chứng. Thực tế và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTBMTBG phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là vấn đề mới ngày càng được sự quan tâm của người bệnh cũng như những người làm công tác chăm sóc sức khỏe. Đối với bệnh nhân UTBMTBG, CLCS được đánh giá bằng nhiều bộ câu hỏi khác nhau, trong đó bộ câu hỏi FACT - Hep (FACT- hepatobiliary) được sử dụng nhiều và đã được chứng minh tính tin cậy, tính giá trị bằng nhiều nghiên cứu. Bộ câu hỏi này được hình thành dựa trên bộ câu hỏi FACT – G (FACT- general), nằm trong hệ thống bộ câu hỏi FACIT (Functional assessment of chronic illness therapy) do tác giả David Cella biên soạn từ năm 1997, đã được dịch và áp dụng rộng rãi ở hơn 40 nước.
Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế và do tình trạng gia tăng nhanh chóng các bệnh ung thư, CLCS của nhóm bệnh nhân này chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, đối với nhóm bệnh nhân UTBMTBG, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về CLCS của bệnh nhân được thực hiện.
Vì các lý do nêu trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan bằng bộ câu hỏi FACT- Hep” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá CLCS của bệnh nhân UTBMTBG bằng bộ câu hỏi FACT – Hep.
2. So sánh CLCS của bệnh nhân UTBMTBG theo giai đoạn Child - pugh và Barcelona bằng bộ câu hỏi FACT – Hep.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học UTBMTBG
UTBMTBG là một trong các ung thư thường gặp. Theo GLOBOCAN (2012), UTBMTBG đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển có tỉ lệ mắc UTBMTBG cao hơn các nước phát triển, chiếm tới 83% trong số 782000 ca mới mắc. Trong đó, Việt Nam thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, có tỉ lệ mắc hiệu chỉnh theo tuổi cao nhất, lần lượt là khoảng 31 và 22 trên 100000 dân [2].
UTBMTBG chiếm khoảng 9.1% các ca tử vong do ung thư, trong đó tỉ lệ tử vong/ mắc chung là 95% và tỉ lệ này theo khu vực cũng tương tự. Do đó, khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng là nơi có số tử vong cao nhất [2].
Trước đây, thời gian sống thêm trung bình của UTBMTBG không cao do thời gian đầu bệnh nhân hầu hết không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn. Theo nghiên cứu của Zhao và CS tại Trung Quốc trên 743 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan, nghĩa là bệnh nhân ở giai đoạn gần như sớm nhất và được điều trị triệt để, thời gian sống thêm trung bình cũng chỉ là 72 tháng, và tỉ lệ sống sau 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 91.5%, 70.3% và 55.3% [3].
Các nguyên nhân gây ra UTBMTBG gồm có viêm gan B, viêm gan C, rượu, bệnh gan thoái hóa mỡ, xơ gan và Aflatoxin, trong đó viêm gan B hay viêm gan C được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm hơn 80%. Các nước có nguồn lực y tế cao thì nguyên nhân chủ yếu là viêm gan C, trong khi các nước châu Á, châu Phi có nguồn lực y tế trung bình và thấp thì nguyên nhân chính lại là viêm gan B [4].
Tuổi mắc bệnh UTBMTBG thay đổi tùy theo từng khu vực, tỉ lệ mắc và nguyên nhân gây bệnh. Các nước phát triển có tỉ lệ mắc viêm gan C cao hơn thì có tuổi mắc ung thư gan cao hơn, như tại Nhật Bản, nhóm người già trên 75 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất [5] . Các nước đang phát triển có tỉ lệ mắc viêm gan B cao hơn, tuổi mắc ung thư gan thường thấp hơn.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ở một số tỉnh thành cho thấy UTBMTBG rất thường gặp. Cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ mắc UTBMTBG hiệu chỉnh theo tuổi ở nước ta khá cao, hơn 20/100000 dân, đồng thời với tỉ lệ tử vong cao nhất trong các nguyên nhân tử vong do ung thư, 31% ở nam và 20% ở nữ [6]. Nguyên nhân gây UTBMTBG ở nước ta chủ yếu là virus viêm gan B. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B chiếm tới hơn 70% các bệnh nhân UTBMTBG [7],[8]. Tuổi mắc bệnh UTBMTBG dao động từ 40 đến 60 tuổi, là độ tuổi lao động chính, đóng góp nhiều cho xã hội. Chính vì vậy, nhóm bệnh nhân UTBMTBG rất cần được quan tâm nghiên cứu để cải thiện về khả năng chẩn đoán, điều trị cũng như CLCS để giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
1.2. Triệu chứng lâm sàng
UTBMTBG giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng chỉ xuất hiện vào giai đoạn muộn, khi u lớn chiếm chỗ nhu mô gan lành gây ảnh hưởng đến chức năng gan hay khi u xâm lấn các cấu trúc xung quanh. Tuy nhiên triệu chứng ở giai đoạn này cũng không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh gan mạn tính khác. Ngày nay, sự phát triển của các biện pháp sàng lọc đối tượng nguy cơ cao và sự tiến bộ của các phương pháp cận lâm sàng đã giúp chẩn đoán nhiều bệnh nhân UTBMTBG ở giai đoạn sớm, chưa có triệu chứng.
1.2.1. Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện ung thư gan khi đi khám định kì, hay tình cờ siêu âm ổ bụng phát hiện khối u gan. Giai đoạn này bệnh nhân cũng có thể chỉ gặp các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, đau tức hạ sườn phải, sốt nhẹ…
Giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng thường gặp cũng không đặc hiệu giống các bệnh ung thư nói chung, như gầy sút cân nhiều, mệt mỏi nhiều, ăn kém, chướng bụng, ỉa chảy, đau hạ sườn phải, khối u to chèn ép hay di căn gây khó thở.
1.2.2. Triệu chứng thực thể
Ở giai đoạn đầu, có thể không phát hiện được triệu chứng nào trên bệnh nhân. Giai đoạn sau có thể phát hiện gan to với đặc điểm bờ không đều, mật độ chắc, ấn có thể đau, nghe có thể thấy tiếng thổi do tăng sinh mạch. Triệu chứng khác hay gặp là cổ chướng, thường là cổ chướng dịch tiết hay dịch máu, có thể tìm thấy tế bào ung thư trong dịch cổ chướng. Tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa khi u xâm lấn chèn ép mạch cửa. Vàng da khi suy gan hay u chèn ép đường mật. Gầy sút cân, thể trạng gầy, hạch thượng đòn cũng có thể gặp khi ung thư ở giai đoạn muộn, di căn [9].
1.3. Cận lâm sàng
1.3.1. Alpha Fetoprotein (AFP)
AFP là một protein bào thai. Bình thường, sau khi sinh, nồng độ AFP giảm thấp, chỉ còn một lượng nhỏ khoảng dưới 10 ng/ml do gan, niêm mạc đường tiêu hóa sản xuất. AFP cao ở bệnh nhân ung thư gan, xơ gan và suy gan. Việc sử dụng AFP để chẩn đoán UTBMTBG và giá trị ngưỡng của AFP dùng cho chẩn đoán UTBMTBG còn chưa thống nhất. Theo khuyến cáo của Hội gan mật châu Âu 2012, AFP đã không còn được sử dụng trong chẩn đoán UTBMTBG [10]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, AFP vẫn được sử dụng như một chất chỉ điểm u để sàng lọc và chẩn đoán UTBMTBG nhằm tránh bỏ sót các trường hợp mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường chưa phát hiện được. Các giá trị ngưỡng thường được sử dụng là 200 ng/ml và 400 ng/ml. Tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai, chúng tui sử dụng ngưỡng 200 ng/ml [11]. Ngoài ra, AFP còn có giá trị trong việc theo dõi, đánh giá điều trị và tiên lượng UTBMTBG [12], [13].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- BN được chẩn đoán UTBMTBG tại khoa Tiêu hóa- BV Bạch Mai từ 11/2015- 11/2016 theo tiêu chuẩn:
+ MBH hay TBH là UTBMTBG
+ Có khối trong gan:
• Khối u ≥ 2 cm + Hình ảnh điển hình trên 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh (CLVT gan 4 pha/ MRI)
• Khổi u 1-2 cm + Hình ảnh điển hình trên 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh (CLVT gan 4 pha + MRI)
• Hình ảnh điển hình trên 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh + aFP ≥ 200 ng/ml
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Không có các rối loạn về ngôn ngữ, tâm thần.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có hội chứng não gan.
- Có bệnh lý phối hợp mạn tính, bệnh nặng: Suy tim, suy thận, suy hô hấp, đái tháo đường, bệnh tự miễn…
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiiên cứu
Nghiên cứu mô tả thu thập số liệu tiến cứu.
2.2.2. Cách thức tiến hành
- Lập hồ sơ bệnh án
- Thu thập các thông tin cơ bản:
+ Thông tin chung: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sống, chiều cao, cân nặng
+ Thông tin về bệnh gan: bệnh gan mạn tính, thời điểm phát hiện ung thư, giai đoạn Child- Pugh, giai đoạn Barcelona, thời điểm điều trị, phương pháp điều trị, số lần điều trị.
- Phỏng vấn BN bằng bộ câu hỏi FACT- HEP.
- Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
2.2.3. Cỡ mẫu
Lấy mẫu thuận tiện, lấy đủ số lượng mẫu trong 1 năm nghiên cứu.
2.3. Đạo đức nghiên cứu
- Bệnh nhân được giải thích mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ thực hiện phỏng vấn, không xâm lấn, không can thiệp. Mỗi bệnh nhân mất khoảng 30 phút để trả lời câu hỏi và bệnh nhân tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Cam kết giữ bí mật thông tin cá thể của từng bệnh nhân.
- Bệnh nhân có thể từ chối tham gia hay rút khỏi nghiên cứu bất kì thời điểm nào.
- Bộ câu hỏi FACT – Hep được cho phép sử dụng phiên bản tiếng Việt bởi tác giả David Cella.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan bằng bộ câu hỏi fact hep
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học UTBMTBG 3
1.2. Triệu chứng lâm sàng 4
1.2.1. Triệu chứng cơ năng 5
1.2.2. Triệu chứng thực thể 5
1.3. Cận lâm sàng 5
1.3.1. Alpha Fetoprotein 5
1.3.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 6
1.3.3. Tế bào học và mô bệnh học 7
1.4. Chẩn đoán xác định 9
1.5. Chẩn đoán giai đoạn UTBMTBG 10
1.6. Điều trị UTBMTBG 10
1.6.1. Phẫu thuật cắt gan 11
1.6.2. Ghép gan 12
1.6.3. Điều trị tại chỗ 12
1.6.4. Nút mạch hóa chất qua động mạch 16
1.6.5. Điều trị xạ trị 17
1.6.6. Điều trị toàn thân 17
1.7. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân UTBMTBG 18
1.7.1. Chất lượng cuộc sống 18
1.7.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe 18
1.7.3. Các công cụ đo lường CLCS 19
1.7.4. CLCS liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân UTBMTG 20
1.7.5. Các công cụ dùng trong các nghiên cứu để đánh giá CLCSLQĐSK của bệnh nhân UTBMTBG 21
1.7.6. Một số nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân UTBMTBG sử dụng bộ câu hỏi FACT - Hep 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương pháp nghiiên cứu 29
2.2.2. Cách thức tiến hành 29
2.2.3. Cỡ mẫu 30
2.3. Đạo đức nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 31
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Đặc điểm các thông số về bệnh gan của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 31
3.3. Điểm FACT – Hep của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
3.4. Điểm FACT- Hep của các nhóm bệnh nhân theo giai đoạn bệnh 32
3.4.1. Điểm FACT- Hep của nhóm bệnh nhân phân loại theo Child- Pugh 32
3.4.2. Điểm FACT- Hep của nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo giai đoạn Barcelona 33
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 35
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm chất lượng cuộc sống FACT- HEP 22
Bảng 3.1. Trung bình tổng điểm và các điểm thành phần trong bộ câu hỏi FACT- Hep của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
Bảng 3.3. Điểm FACT- Hep của các nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo giai đoạn Barcelona 33
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh nhân theo Child- Pugh 31
Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh nhân theo Barcelona 31
Biểu đồ 3.3. Điểm FACT- Hep của từng nhóm bệnh nhân theo giai đoạn Child- Pugh 32
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát, trong đó 85 - 90% là ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), là loại ung thư rất thường gặp. Trên thế giới, UTBMTBG đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và đứng thứ 3 về tỉ lệ tử vong trong các loại ung thư [1]. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc UTBMTBG hiệu chỉnh theo tuối khá cao, chiếm hơn 20%, do có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao [2]. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến UTBMTBG hiện nay là chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu.
Trước đây, tiên lượng của bệnh nhân UTBMTBG rất kém, thường chỉ sống thêm 6 tháng đến 1 năm kể từ khi chẩn đoán. Đến nay, các tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, cùng với sự tăng trưởng kinh tế và dân trí khiến cho người dân quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, tỉ lệ phát hiện UTBMTBG ở giai đoạn sớm ngày càng tăng lên. Do đó, các bệnh nhân được phát hiện ở các giai đoạn bệnh khác nhau, từ khi chưa có triệu chứng gì, chỉ phát hiện được khối u trên chẩn đoán hình ảnh, có thể điều trị gần như triệt để, đến giai đoạn ung thư di căn nhiều vị trí, chỉ còn có thể điều trị bằng chăm sóc giảm nhẹ và giải quyết triệu chứng. Thực tế và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTBMTBG phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là vấn đề mới ngày càng được sự quan tâm của người bệnh cũng như những người làm công tác chăm sóc sức khỏe. Đối với bệnh nhân UTBMTBG, CLCS được đánh giá bằng nhiều bộ câu hỏi khác nhau, trong đó bộ câu hỏi FACT - Hep (FACT- hepatobiliary) được sử dụng nhiều và đã được chứng minh tính tin cậy, tính giá trị bằng nhiều nghiên cứu. Bộ câu hỏi này được hình thành dựa trên bộ câu hỏi FACT – G (FACT- general), nằm trong hệ thống bộ câu hỏi FACIT (Functional assessment of chronic illness therapy) do tác giả David Cella biên soạn từ năm 1997, đã được dịch và áp dụng rộng rãi ở hơn 40 nước.
Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế và do tình trạng gia tăng nhanh chóng các bệnh ung thư, CLCS của nhóm bệnh nhân này chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, đối với nhóm bệnh nhân UTBMTBG, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về CLCS của bệnh nhân được thực hiện.
Vì các lý do nêu trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan bằng bộ câu hỏi FACT- Hep” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá CLCS của bệnh nhân UTBMTBG bằng bộ câu hỏi FACT – Hep.
2. So sánh CLCS của bệnh nhân UTBMTBG theo giai đoạn Child - pugh và Barcelona bằng bộ câu hỏi FACT – Hep.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học UTBMTBG
UTBMTBG là một trong các ung thư thường gặp. Theo GLOBOCAN (2012), UTBMTBG đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển có tỉ lệ mắc UTBMTBG cao hơn các nước phát triển, chiếm tới 83% trong số 782000 ca mới mắc. Trong đó, Việt Nam thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, có tỉ lệ mắc hiệu chỉnh theo tuổi cao nhất, lần lượt là khoảng 31 và 22 trên 100000 dân [2].
UTBMTBG chiếm khoảng 9.1% các ca tử vong do ung thư, trong đó tỉ lệ tử vong/ mắc chung là 95% và tỉ lệ này theo khu vực cũng tương tự. Do đó, khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng là nơi có số tử vong cao nhất [2].
Trước đây, thời gian sống thêm trung bình của UTBMTBG không cao do thời gian đầu bệnh nhân hầu hết không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn. Theo nghiên cứu của Zhao và CS tại Trung Quốc trên 743 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan, nghĩa là bệnh nhân ở giai đoạn gần như sớm nhất và được điều trị triệt để, thời gian sống thêm trung bình cũng chỉ là 72 tháng, và tỉ lệ sống sau 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 91.5%, 70.3% và 55.3% [3].
Các nguyên nhân gây ra UTBMTBG gồm có viêm gan B, viêm gan C, rượu, bệnh gan thoái hóa mỡ, xơ gan và Aflatoxin, trong đó viêm gan B hay viêm gan C được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm hơn 80%. Các nước có nguồn lực y tế cao thì nguyên nhân chủ yếu là viêm gan C, trong khi các nước châu Á, châu Phi có nguồn lực y tế trung bình và thấp thì nguyên nhân chính lại là viêm gan B [4].
Tuổi mắc bệnh UTBMTBG thay đổi tùy theo từng khu vực, tỉ lệ mắc và nguyên nhân gây bệnh. Các nước phát triển có tỉ lệ mắc viêm gan C cao hơn thì có tuổi mắc ung thư gan cao hơn, như tại Nhật Bản, nhóm người già trên 75 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất [5] . Các nước đang phát triển có tỉ lệ mắc viêm gan B cao hơn, tuổi mắc ung thư gan thường thấp hơn.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ở một số tỉnh thành cho thấy UTBMTBG rất thường gặp. Cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ mắc UTBMTBG hiệu chỉnh theo tuổi ở nước ta khá cao, hơn 20/100000 dân, đồng thời với tỉ lệ tử vong cao nhất trong các nguyên nhân tử vong do ung thư, 31% ở nam và 20% ở nữ [6]. Nguyên nhân gây UTBMTBG ở nước ta chủ yếu là virus viêm gan B. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B chiếm tới hơn 70% các bệnh nhân UTBMTBG [7],[8]. Tuổi mắc bệnh UTBMTBG dao động từ 40 đến 60 tuổi, là độ tuổi lao động chính, đóng góp nhiều cho xã hội. Chính vì vậy, nhóm bệnh nhân UTBMTBG rất cần được quan tâm nghiên cứu để cải thiện về khả năng chẩn đoán, điều trị cũng như CLCS để giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
1.2. Triệu chứng lâm sàng
UTBMTBG giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng chỉ xuất hiện vào giai đoạn muộn, khi u lớn chiếm chỗ nhu mô gan lành gây ảnh hưởng đến chức năng gan hay khi u xâm lấn các cấu trúc xung quanh. Tuy nhiên triệu chứng ở giai đoạn này cũng không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh gan mạn tính khác. Ngày nay, sự phát triển của các biện pháp sàng lọc đối tượng nguy cơ cao và sự tiến bộ của các phương pháp cận lâm sàng đã giúp chẩn đoán nhiều bệnh nhân UTBMTBG ở giai đoạn sớm, chưa có triệu chứng.
1.2.1. Triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện ung thư gan khi đi khám định kì, hay tình cờ siêu âm ổ bụng phát hiện khối u gan. Giai đoạn này bệnh nhân cũng có thể chỉ gặp các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, đau tức hạ sườn phải, sốt nhẹ…
Giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng thường gặp cũng không đặc hiệu giống các bệnh ung thư nói chung, như gầy sút cân nhiều, mệt mỏi nhiều, ăn kém, chướng bụng, ỉa chảy, đau hạ sườn phải, khối u to chèn ép hay di căn gây khó thở.
1.2.2. Triệu chứng thực thể
Ở giai đoạn đầu, có thể không phát hiện được triệu chứng nào trên bệnh nhân. Giai đoạn sau có thể phát hiện gan to với đặc điểm bờ không đều, mật độ chắc, ấn có thể đau, nghe có thể thấy tiếng thổi do tăng sinh mạch. Triệu chứng khác hay gặp là cổ chướng, thường là cổ chướng dịch tiết hay dịch máu, có thể tìm thấy tế bào ung thư trong dịch cổ chướng. Tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa khi u xâm lấn chèn ép mạch cửa. Vàng da khi suy gan hay u chèn ép đường mật. Gầy sút cân, thể trạng gầy, hạch thượng đòn cũng có thể gặp khi ung thư ở giai đoạn muộn, di căn [9].
1.3. Cận lâm sàng
1.3.1. Alpha Fetoprotein (AFP)
AFP là một protein bào thai. Bình thường, sau khi sinh, nồng độ AFP giảm thấp, chỉ còn một lượng nhỏ khoảng dưới 10 ng/ml do gan, niêm mạc đường tiêu hóa sản xuất. AFP cao ở bệnh nhân ung thư gan, xơ gan và suy gan. Việc sử dụng AFP để chẩn đoán UTBMTBG và giá trị ngưỡng của AFP dùng cho chẩn đoán UTBMTBG còn chưa thống nhất. Theo khuyến cáo của Hội gan mật châu Âu 2012, AFP đã không còn được sử dụng trong chẩn đoán UTBMTBG [10]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, AFP vẫn được sử dụng như một chất chỉ điểm u để sàng lọc và chẩn đoán UTBMTBG nhằm tránh bỏ sót các trường hợp mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường chưa phát hiện được. Các giá trị ngưỡng thường được sử dụng là 200 ng/ml và 400 ng/ml. Tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai, chúng tui sử dụng ngưỡng 200 ng/ml [11]. Ngoài ra, AFP còn có giá trị trong việc theo dõi, đánh giá điều trị và tiên lượng UTBMTBG [12], [13].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- BN được chẩn đoán UTBMTBG tại khoa Tiêu hóa- BV Bạch Mai từ 11/2015- 11/2016 theo tiêu chuẩn:
+ MBH hay TBH là UTBMTBG
+ Có khối trong gan:
• Khối u ≥ 2 cm + Hình ảnh điển hình trên 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh (CLVT gan 4 pha/ MRI)
• Khổi u 1-2 cm + Hình ảnh điển hình trên 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh (CLVT gan 4 pha + MRI)
• Hình ảnh điển hình trên 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh + aFP ≥ 200 ng/ml
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Không có các rối loạn về ngôn ngữ, tâm thần.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có hội chứng não gan.
- Có bệnh lý phối hợp mạn tính, bệnh nặng: Suy tim, suy thận, suy hô hấp, đái tháo đường, bệnh tự miễn…
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiiên cứu
Nghiên cứu mô tả thu thập số liệu tiến cứu.
2.2.2. Cách thức tiến hành
- Lập hồ sơ bệnh án
- Thu thập các thông tin cơ bản:
+ Thông tin chung: tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi sống, chiều cao, cân nặng
+ Thông tin về bệnh gan: bệnh gan mạn tính, thời điểm phát hiện ung thư, giai đoạn Child- Pugh, giai đoạn Barcelona, thời điểm điều trị, phương pháp điều trị, số lần điều trị.
- Phỏng vấn BN bằng bộ câu hỏi FACT- HEP.
- Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
2.2.3. Cỡ mẫu
Lấy mẫu thuận tiện, lấy đủ số lượng mẫu trong 1 năm nghiên cứu.
2.3. Đạo đức nghiên cứu
- Bệnh nhân được giải thích mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ thực hiện phỏng vấn, không xâm lấn, không can thiệp. Mỗi bệnh nhân mất khoảng 30 phút để trả lời câu hỏi và bệnh nhân tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Cam kết giữ bí mật thông tin cá thể của từng bệnh nhân.
- Bệnh nhân có thể từ chối tham gia hay rút khỏi nghiên cứu bất kì thời điểm nào.
- Bộ câu hỏi FACT – Hep được cho phép sử dụng phiên bản tiếng Việt bởi tác giả David Cella.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links