daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã đồng liên huyện phú bình tỉnh thái nguyên
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là
thời gian để mỗi sinh viên sau giai đoạn học tập nghiên cứu tại trường có điều
kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn
không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm PGS.TS Đỗ
Thị Lan đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Qua thời gian 4 tháng thực tập tại UBND xã Đồng Liên - huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà
khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết đến, em xin chân thành cảm
ơn toàn thể cán bộ, nhân viên trong UBND xã Đồng Liên đã tận tình giúp đỡ
em suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành Thank gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm và kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên
khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để chuyên
đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Liên, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Sinh viên

Đặng Thái Sơn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng 13
Bảng 4.1. Bảng thể hiện tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người
dân xã Đồng Liên 41

Bảng 4.8: Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt xã Đồng Liên 42
Bảng 4.7. Bảng thể hiện tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải ở xã
Đồng Liên 43
Bảng 4.12: Tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh 44
Bảng 4.9 Chất lượng môi trường không khí xã Đồng Liên 45
Bảng 4.11. Tỷ lệ lượng rác của các hộ gia đình ở xã Đồng Liên 46
Bảng 4.13. Các hình thức xử lý rác thải rắn tại xã Đồng Liên 46
Bảng 4.15 Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân xã
Đồng Liên 49
Bảng 4.17 Bảng thể hiện các loại bệnh thường gặp của người dân xã Đồng
Liên 50
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của
người dân xã 41
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ chất lượng nước sinh hoạt 42
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải 43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
QCCP : Quy chuẩn cho phép
QĐ : Quyết định
CP : Chính phủ
NĐ : Nghị định
BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
TT : Thông tư
BYT : Bộ Y Tế
BXD : Bộ xây dựng

WHO : Tổ chức y tế thế giới
YTDP : Y tế dự phòng
UBND : Uỷ ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
BVTV : Bảo vệ thực vật
ANTQ : An ninh tổ quốc
BNNPTNT : Bộ Nông nghiêp phát triển nông thôn
KCN : Khu công nghiệp
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Yêu cầu của đề tài 4
1.4 Ý nghĩa của đợt thực tập 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
2.1. Cơ sở khoa học 6
2.1.1. Các khái niệm liên quan 6
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường 6
2.1.2. Cơ sở pháp lí 10
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam 12
2.2.2. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới tại xã
Đồng Liên và - Huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên. 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22

3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình -
tỉnh Thái Nguyên 22
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình
- tỉnh Thái Nguyên 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 24
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin, thống kê 24
3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh và xử lý số liệu 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của xã Đồng Liên,
huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên 25
4.1.1. Điều kiện Tự nhiên 25
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Đồng Liên, huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên 40
4.2.1. Hiện trạng môi trường nước 40
4.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 45
4.2.3.Hiện trạng môi trường đất 45
4.2.4. Rác thải 46
4.2.5. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 47
4.2.6. Vệ sinh môi trường và sự quản lý của các cấp chính quyền trong vấn đề

vệ sinh môi trường 48
4.2.7. Nhận thức của người dân về môi trường 49
4.2.8. Môi trường và sức khỏe người dân 50
4.3. Khó khăn, tồn tại, nguyên nhân chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình
- tỉnh Thái Nguyên 51
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và thực hiện tiêu chí
môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình
- tỉnh Thái Nguyên. 54
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63



1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam là chủ đề lớn. Là nơi có hàng tre xanh, nơi có con
ngõ nhỏ, nơi sống thân thiết của mỗi người dân Việt Nam. Nông thôn Việt
Nam trải rộng mênh mang theo chiều dài đất nước, là nơi bắt nguồn của lịch
sử thăng trầm và hào hùng của đất nước. Nông thôn từ xưa đến nay đều diễn
ra những vấn đề thiết cốt của đời sống con người mọi thời đại; tích lũy bao
nét văn hóa đặc sắc của dân tộc cùng với lối sống chân chất, hiền hòa cùng
môi trường thiên nhiên trong lành.
Tuy nhiên trong vài thập kỉ gần đây, nông thôn Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là
tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân xưa nay còn phải quan tâm nhiều

hơn đến cuộc sống mưu sinh, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo
vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm
môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng
không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; do chất thải của
các nhà máy; rác thải từ sinh hoạt; chăn nuôi việc xử lý chất thải của các làng
nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường
của con người sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm
chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường gây ra nhưng
hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hương
trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Vì vậy bảo vệ môi trường nông thôn là
một vấn đề cấp bách hiện nay.
“Nông thôn mới” là chương trình mục tiêu quốc gia lớn và dài hơi của
Chính phủ. Với quy mô lớn, kỳ vọng cũng nhiều, thế nhưng nhìn nhận nông
thôn trong năm qua, ngành nông nghiệp đã thừa nhận về những bước đi chậm

2
của chương trình mà rõ nét nhất là nguồn thu của nông dân chưa được cải
thiện, diện mạo nông thôn mới vẫn chưa rõ hình hài Vậy đâu là nguyên
nhân làm chậm bước đi của chương trình. Có nhiều nguyên nhân như: sự
quản lý lỏng lẻo, chưa tập trung vào những vấn đề chính trong sự phát triển
của nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điêu kiện của địa
phương chưa hợp lý,… trong đó công tác bảo vệ môi trường và hệ sinh thái
tại địa phương là khá quan trọng trong sự phát triển bền vững của địa phương.
Công tác quản lý, thực hiện bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tại nhiều
địa phương chưa được coi trọng nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
và suy giảm hệ sinh thái còn diễn ra nhiều gây bức xúc cho người dân. Nhiều
nơi tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường, nơi công cộng, sông suối…; xả nước
thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt ra ngoài môi trường mà không được
xử lý, nước sinh hoạt bị ô nhiễm do kim loại nặng, do xâm mặn tại các địa
phương ven biển… Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình

thực hiện bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chưa thực sự chặt chẽ và nghiêm
túc, đặc biệt là việc xử lý các vụ việc gây ô nhiễm môi trường.
Trong những năm qua, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nói chung và
xã Đồng Liên nói riêng đã tiến hành thực hiện chương trình “Nông thôn mới”
với 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh
tế nông thôn tại địa phương. Với sự cố gắng nỗ lực của đảng bộ chính quyền
địa phương cùng toàn thể nhân dân trong huyện, chương trình cũng đã dần dần
thực hiện, nhờ đó mà kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân trong huyện đang được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, trong việc
thực hiện bộ tiêu chí còn gặp nhiều vướng mắc. Đặc biệt như tiêu chí 17 là tiêu
chí môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thực hiện.
Để tìm hiểu về vấn đề trên trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.

3
Đỗ Thị Lan, em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là dựa trên hiện trạng môi trường và công tác
bảo vệ môi trường tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên từ
đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn cộng đồng dân cư có ý thức
và thói quen bảo vệ môi trường và xây dựng các bước thực hiện tiêu chí môi
trường trong thực hiên nông thôn mới,đồng thời đề xuất một số giải pháp
trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân và hoàn thành bộ tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại địa phương nhằm tìm ra

những thuận lợi và khó khăn.
-Đề xuất các giải pháp trong công tác thực hiện thực hiện tiêu chí môi
trường nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên:
+ Tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
đạt 85%.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
+ Không có các hoạt động làm suy giảm thoái môi trường.
+ Chất thải, nước thải được thu gom, xử lý theo quy định.
+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
- Làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện 19 tiêu chí cho nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng môi trường tại địa phương.

4
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005, các văn bản, nghị định,
thông tư… có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
- Thu thập tài liệu một cách trung thực, chính xác, khách quan.
- Đưa ra những giải pháp và những kiến nghị phù hợp, khách quan và
có tính khả thi.
- Phải có thái độ nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi,
nghiên cứu, biết tận dụng sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt mọi
công việc một cách chính xác, kịp thời.
- Chủ động thu thập và chuẩn bị tài liệu để viết báo cáo thu hoạch sau
đợt thực tập.
- Giữ mối quan hệ tốt với cán bộ, nhân viên trong đơn vị thực tập.
- Tham gia đầy đủ tích cực mọi hoạt động phong trào của đơn vị thực tập.
- Hoàn thành chuyên đề thực tập đúng thời hạn quy định.
1.4 Ý nghĩa của đợt thực tập

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm được thực trạng về môi trường tại đơn vị thực
tập. Qua đó, liên hệ với phần lý luận ở nhà trường nhằm đưa ra giải pháp công
tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa phương.
- Bằng những kiến thức đã học ở nhà trường đề xuất được các giải pháp
thực hiện chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới cũng như tất cả
19 tiêu chí trong nông thôn mới nhằm sớm đưa địa phương hoàn thành mục
tiêu xây dựng nông thôn mới.
- Qua đợt thực tập sinh viên học được: tính tổ chức, kỷ luật trong nghề
nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tinh thần khắc
phục mọi khó khăn, phát huy tính tích cực trong học tập.

5
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Đánh giá được hiện trạng môi trường tại xã Đồng Liên - Huyện Phú
Bình – Tỉnh Thái Nguyên
+ Đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác thực hiện tiêu chí môi
trường nông thôn mới

6
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
* Môi trường là gì?
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
(Luật BVMT Việt Nam năm 2005 Chương I, điều 1)

* Chức năng của môi trường.
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên Trái Đất
- Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
(Theo Luật BVMT Việt Nam 2005)
- Ô nhiễm môi trường đất : Là sự biến đổi thành phần ,tính chất của đất
gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông
nghiệp và những cách canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý
các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng
đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất.

7
- Ô nhiễm môi trường nước : Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm
giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
(Theo Giáo trình ô nhiễm môi trường của Hoàng Văn Hùng, 2012 -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên)
- Ô nhiễm môi trường không khí : Là hiện tượng làm cho không khí
sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi

trường xung quanh .Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng
giữa các quá trình.Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm
sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô
nhiễm môi trường không khí.
(Theo Giáo trình ô nhiễm môi trường của Hoàng Văn Hùng, 2012 -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên)
- Ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ.
- Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự
bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao
gồm đất đai , công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà.
(Nguồn: Giáo trình ô nhiễm môi trường của Hoàng Văn Hùng, 2012 -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên).
* Suy thoái môi trường.
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất
nơi cư trú an toàn, cạn kệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng:

8
- Sự biến động của tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người.
- Sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục hồi.
- Do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế.
- Sự gia tăng dân số.
- cùng kiệt đói.
- Bất bình đẳng.
* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan

đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
- Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp:
+ Luật pháp.
+ Chính sách.
+ Kinh tế.
+ Công nghệ.
+ Xã hội.
+ Văn hoá.
+ Giáo dục…
Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo
điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
- Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:
+ Toàn cầu.
+ Khu vực.
+ Quốc gia.
+ Tỉnh.

9
+ Huyện.
+ Cơ sở sản xuất.
+ Hộ gia đình…
* Tiêu chuẩn môi trường:
“ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường.”
(Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005)
* Các khái niệm CTR.
- CTR: Là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các

hoạt động kinh tế - xã hội của mình.
- CTR sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng.
- Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói lưu giữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hay cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ CTR: Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên trở CTR từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng hay bãi chôn lấp
cuối cùng.
- Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hay không có ích trong
CTR, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

10
2.1.1.2. Khái niệm về Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.

2.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Căn cứ luật BVMT Việt Nam 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính
Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật BVMT.
- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí CTR.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.

11
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng TCVN về Môi trường.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu
gom vận chuyển, xử lí rác
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ
thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết
định sô 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
- Căn cứ vào Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10
năm 2013 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về môi trường nông thôn mới.
Căn cứ vào hệ thống TCVN như:
- Căn cứ vào QCVN 01:2009/ BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ăn uống.
- Căn cứ vào QCVN 06: 2009/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Căn cứ vào TCVN 5502 - 2003 cấp nước sinh hoạt - yêu cầu chất lượng

12
- Căn cứ vào QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
- Căn cứ vào QCVN 14:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt.
- Căn cứ vào QCVN 15:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dư lượng hóa chất bảo vệ hóa chất thực vật trong đất .
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề
gây bức xúc ở nhiều nơi. Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình
trạng tồn ứ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do
khói, bụi… thì người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là những thôn bản vùng
cao, dân tộc thiểu số phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà
vệ sinh, phân gia súc, gia cầm, ô nhiễm nguồn nước, thuốc BVTV…
2.2.1.1. Ô nhiễm từ rác thải, nhà vệ sinh

- Chúng ta biết rằng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, gây
ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, phụ khoa
- Trên thực tế, nhiều năm qua các cấp, các ngành từ trung ương đến
tỉnh, huyện, xã, thôn, bản đã chú trọng đến việc triển khai công tác tuyên
truyền, bảo vệ môi trường như:
+ Vệ sinh đường làng ngõ xóm.
+ Khơi thông cống, rãnh thoát nước.
+ Làm nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh.
+ Đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt …
- Những vấn đề này vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết những thôn vùng
cao, vùng dân tộc thiểu số, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã ở mức độ
cảnh báo. Một phần do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa

13
nắm được tác hại của sự ô nhiễm môi trường, một phần do thói quen của đồng
bào. Việc sử dụng nhà tiêu một ngăn không những luôn phải chịu đựng mùi
nồng nặc, khó chịu bốc lên, trở thành những điểm "lý tưởng" cho các loài
ruồi, muỗi tụ tập, trời mưa nước chảy từ nhà trên xuống nhà dưới gây ô nhiễm
môi trường Những hộ có điều kiện tự đầu tư chỉ có ở vùng thấp, còn các
thôn vùng cao hầu hết là nhà tiêu một ngăn, thậm chí không có.
2.2.1.2. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
- Nhiều thôn bản chưa được Nhà nước đầu tư nguồn nước sinh hoạt,
thường chỉ sử dụng nguồn nước bắc trong khe, gánh ở sông, giếng đào…
không qua hệ thống xử lý nào. Thậm chí, một số thôn bản được Nhà nước đầu
tư xây dựng công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng do ý thức trách
nhiệm quản lý kém nên hiệu quả không cao.
- Nhiều người cho biết: Mùa khô còn đỡ, khi trời mưa xuống nước vừa
đục vừa có mùi không thể sử dụng được, nhiều hộ dù có nguồn nước này
nhưng vẫn phải đi gánh nhờ nước giếng đào để sử dụng.
- Một số xã có nhiều thôn hiện nay vẫn còn sử dụng nước sông, suối để

sinh hoạt, nguồn nước thường bị ô nhiễm do chất thải của các loài gia súc,
thậm chí có khi gia súc chết trôi nổi dưới sông, suối nhưng vẫn phải sử dụng.
Bảng 2.1. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
STT

Vùng
Tỷ lệ người dân được dùng nước
sạch %
1 Vùng núi phía Bắc

15
2 Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên

18
3
Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền
Trung
36
4 Đông Nam Bộ 21
5 Đồng bằng sông Hồng

33
6 Đồng bằng sông Cửu Long

39
(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội).

14
2.2.1.3. Hóa chất bảo vệ thực vật

- Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử
dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại
cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
2.2.1.4. Trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền địa phương
- Một thực trạng hiện nay, dường như cấp uỷ, chính quyền các cấp, các
cơ quan chức năng ở các địa phương nông thôn, miền núi thường chỉ tập
trung vào các vấn đề lớn như: Xoá đói giảm nghèo, hạn chế việc sinh đẻ, xây
dựng cơ sở hạ tầng đường, trường học, trạm y tế… chưa chú ý quan tâm đến
vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh, một việc làm rất cần thiết. Tránh ô nhiễm
môi trường để chủ động phòng bệnh, chứ không thể để phát bệnh, phát dịch
rồi mới chữa chạy phòng tránh.
- Mặc dù những năm gần đây, các địa phương đưa việc bảo vệ môi
trường vào hương ước, quy ước làng bản, vệ sinh công cộng, khơi thông cống
rãnh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi xa nhà… song vấn đề này chưa thực sự
trở thành phong trào thu hút toàn dân, tham gia.
- Đặc biệt, ở các thôn vùng cao, đồng bào dân tộc Mông, Dao có vận
động, tuyên truyền phát động xong chỉ bỏ đó, không mang lại hiệu quả.
- Trước tình hình bệnh tiêu chảy cấp đã và đang xảy ra trên địa bàn cả
nước, thậm chí đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh như hiện nay, các địa
phương, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm, đưa
ra giải pháp quyết liệt hơn nữa đến vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường ở các
vùng nông thôn, vùng núi; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hơn
nữa nhận thức cho đồng bào tham gia làm cho môi trường ngày càng trong
sạch nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

15
2.2.2. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới
tại xã Đồng Liên và - Huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.1. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô
Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh
tế - xã hội của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía
Bắc.Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái
thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế
trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội .Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào
tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phát triển của các khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra
hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại
hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, việc hình thành và phát triển các khu
công nghiệp (KCN) còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề
ô nhiễm môi trường. Thái Nguyên là tỉnh nằm trong bối cảnh chung đó.
Tính đến nay, theo quy hoạch, toàn tỉnh Thái Nguyên có 25 khu, cụm
công nghiệp, trong đó KCN Sông Công 1 thu hút được 32 dự án đầu tư, 1 số
khu, cụm công nghiệp đã kết thúc giai đoạn đầu tư bắt đầu đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, trong tổng số 25 khu, cụm công nghiệp được quy hoạch chỉ có duy
nhất KCN Sông Công thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,
còn lại các khu, cụm công nghiệp khác đề không có báo cáo đánh giá tác động
môi trường, chưa xây dựng chương trình quản lý chất thải và giám sát chất
lượng môi trường.

16
Việc xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp hầu hết còn manh
mún, tự phát, chưa có thiết kế quy hoạch chi tiết và xây dựng kết cấu hạ tầng
bảo vệ môi trường của từng KCN nên việc xử lý ô nhiễm không đáp ứng được
các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá, số lượng doanh
nghiệp tăng lên rất nhanh, từ chỗ 200 - 300 doanh nghiệp, đến nay đã tăng lên
hơn 2.000 doanh nghiệp.
Việc phát triển các cơ sở sản xuất nhanh chóng đã tạo sức ép lên môi
trường. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý gây ô nhiễm
môi trường.
- Trong vòng hai năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê và đưa
vào danh sách 35 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 29 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.Hiện nay, đã có một số đơn vị hoàn thành kế hoạch xử
lý ô nhiễm, tuy nhiên vẫn chưa có đơn vị nào báo cáo kết quả hoàn thành kế
hoạch xử lý triệt để ô nhiễm
* Môi trường đất
- Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang
phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần
khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức
khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.
- Thái Nguyên hiện có 66 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với
tổng số mỏ được cấp phép khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác
than, 14 điểm khai thác quặng sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm
khai thác đá vôi, 3 điểm khai thác quặng titan…Tổng diện tích đất trong hoạt
động khai thác chiếm hơn 3.191 ha, tương ứng gần 1% diện tích đất tự nhiên
của tỉnh.

17
- Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất
đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi
thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa
(gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá
thải/năm)…

- Cũng theo khảo sát của nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đăng trênTạp chí Khoa học Đất số 36/2011, hầu hết các
mẫu đất tại các khu vực khai khoáng đều có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng,
đặc biệt, một số mẫu gần khu sinh sống của dân cư cũng đang bị ô nhiễm.
- Cụ thể, hàm lượng asen tại mỏ sắt Trại Cau và mỏ thiếc Đại Từ vượt
chuẩn 12mg/kg; hàm lượng sắt trong tất cả các mẫu ở Trại Cau, Phấn Mễ, Hà
Thượng đều ở mức cao; hàm lượng kẽm, chì tại một số khu vực cũng vượt
chuẩn cho phép.
- Đáng chú ý,tại nhiều khu vực mỏ ở Trại Cau, Đồng Hỷ và một vài
điểm ở Phú Lương, Đại Từ xuất hiện không ít những doanh nghiệp khai thác
không phép, không có thiết kế mỏ, khiến tài nguyên bị tổn thất và môi trường
bị ô nhiễm nặng nề.
- Để hạn chế thực trạng ô nhiễm đáng báo động nêu trên,địa phương
cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, sử dụng đất sau khai khoáng, đặc biệt
cần tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác của các đơn vị được cấp phép
trên địa bàn cũng như các đơn vị không phép.
*Môi trường nước
Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, tổng lượng nước thải
của ngành luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc khoảng 16.000
m3/ngày. Trong đó, nước thải của KCN gang thép Thái Nguyên có ảnh hưởng
lớn nhất tới chất lượng nước sông Cầu. Nước thải của KCN qua hai mương
dẫn rồi chảy vào sông Cầu với lưu lượng ước tính 1,3 triệu m3/năm.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top