memory_forever
New Member
Download miễn phí Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
Chương 1: Mở Đầu
Tóm tắt đồ án 1
Đặt vấn đề 2
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
1.3.1 Phương pháp thống kê 3
1.3.2 Phương pháp ma trận 4
1.3.3 Phương pháp điều tra thực nghiệm, lấy mẫu phân tích 4
1.3.4 Phương pháp đánh giá nhanh 5
1.3.5 Phương pháp điều tra xã hội học 5
1.3.6 Phương pháp học tập kinh nghiệm trong nước và thế giới 5
1.3.7 Phương pháp Bản Đồ 5
1.4 Đối tượng nghiên cứu 6
1.5 Phạm vi của đề tài 7
1.6 Ý nghĩa và thực tiển của đề tài 7
Chương 2:Tổng Quan Về Ngành Chăn Nuôi Heo và Ô Nhiễm Môi Trường
Do Chất Thải Chăn Nuôi 8
2.1 Giới thiệu về ngành chăn nuôi Heo 8
2.1.1 Ở Việt nam 8
2.1.2 Ở Đồng Nai 9
2.2 Những thuận lợi và khó khăn của nghành chăn nuôi 10
2.2.1 Thuân lợi 10
2.2.2 Khó khăn 10
2.3 Hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi Heo 11
2.3.1 Thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi gia súc 11
2.4 Chăn nuôi và các vấn đề liên quan 16
2.4.1 chất lượng nguồn nước sông và chăn nuôi 16
2.4.2 Dân số và vấn đề chăn nuôi 17
2.4.3 Chăn nuôi và sức khoẻ con người 17
2.4.4 Môi trường sống và hệ sinh vật 18
2.4.5 Thuỷ triều và vấn đề ô nhiễm trong lưu vực trong chăn nuôi 18
2.2.6 Anh hưởng đến môi trường đất 19
2.5. Anh hưởng một số chất ô nhiễm chính trong chăn nuôi 19
2.5.1 Chất hữu cơ 19
2.5.2 Nitơ, Phốt pho 20
2.5.3 Hydro sunfua (H2S) 21
2.5.4 Amôniac( NH3) 22
2.5.5 Mêtan (CH4) 23
2.5.6 Cacbonic (CO2) 23
2.6 Quản lý chất thải chăn nuôi 24
2.6.1 Quá trình thu gom 25
2.6.2 Quá trình lưu trữ 25
2.6.3 Quá trình vận chuyển 25
2.7 Hiện trạng áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm tại một số trang trại nuôi Heo 25
2.7.1 Hiện trạng xử lý chất rắn 26
2.7.2 Hiện trạng xử lý khí thải 26
2.7.3 Hiện trạng xử lý mùi hôi 27
2.7.4 Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 28
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_bien_phap_khong_che_o_nhi_LtjWYWAAb2.png /tai-lieu/danh-gia-hien-trang-va-de-xuat-cac-bien-phap-khong-che-o-nhiem-tai-mot-so-trang-trai-tren-dia-ban-tinh-dong-nai-92701/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Đảm bảo vấn đề về vệ sinh môi trường.
- Tạo ra phân bón đem lại lợi ích kinh tế.
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGTẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Ngày nay quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn ngoại thành ngày càng tăng nhanh. Diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều so với trước đây. Nhu cầu về các sản phẩm từ chăn nuôi của người dân Đồng Nai nói riêng ngày một tăng cao. Do đó, các cơâ sở chăn nuôi phải tìm mọi cách mở rộng quy mô và nâng cao năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tại một số vùng nông thôn, để tăng thu nhập cho gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi, các hộ chăn nuôi gia đình thường xây chuồng nuôi nhỏ để nuôi gia súc, gia cầm.
- Trong những năm qua Đồng Nai đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật của công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất. Ngoài ra, các cơ sở chăn nuôi trong tỉnh cũng đã ứng dụng nhiều công nghệ cao trong trong phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tự động và bán tự động như: trang bị hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống làm mát chuồng trại, xây dựng hầm Biogas để vừa xử lý chất thải, bảo vệ môi trường vừa lấy năng lượng phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi.
- Qua số liệu thống kê, đến năm 2005 tổng đàn Heo trên địa bàn tỉnh đã đạt khoảng 2.140.000 con, việc chăn nuôi các loại gia súc gia cầm khác trên địa bàn tỉnh cũng rất phát triển trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Long Thành, Trảng bm và Tp.Biên Hòa, với phường Long Bình chiếm đại đa số tổng đàn của Tp.Biên Hòa, số còn lại tập trung ở các phường Trảng Dài, Tân Biên, Hố Nai,,, Hầu hết chăn nuôi được bố trí theo loại hình trại chăn nuôi hộ gia đình, đặc điểm chung của loại hình này là chuồng trại thường được bố trí ngay bên cạnh nhà ở với qui mô từ 50 – 500 con.
- Đa số chất thải chăn nuôi ở các hộ gia đình, các trang trại, nhất là chăn nuôi Heo chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Nước thải từ việc vệ sinh chuồng trại và gia súc của các hộ chăn nuôi đều thoát thẳng ra các cống thoát do các hộ tự xây rồi chảy thẳng ra các ao, sông , suối trong khu vực, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ nằm trong khu vực dân cư cho nước thải chảy tràn ra khu vực xung quanh chuồng trại, mương rãnh thoát nước và cho thấm tự nhiên gây mùi hôi thối, ruồi nhặng và mỹ quan khu vực. Nước thải từ các hộ chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn môi trường theo qui định trước khi xã thải ra môi trường, đặc trưng là hàm lượng các chất hữu cơ biểu thị qua các chỉ số BOD, COD, đặc biệt nguồn nước thải này có chứa nhiều vi sinh vật cũng như các ký sinh trùng gây bễnh. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng đang đối đầu với một khó khăn lớn, đó là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi chưa được xử lý gây ra.
3.2 Khảo sát tình hình chăn nuôi
3.2.1. Aùp dụng tại trang trại chăn nuôi Sáu Hưng
- Địa chỉ :tổ 6, ấp 4, xã An Hòa, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Quy mô diện tích: với diện tích khoảng 6,2 ha đất phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, trong đó diện tích đất sử dụng xây dựng chuồng trại chiếm khoảng 25,34%, Khu vực dành cho hoạt động chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn (25.34%). Bên cạnh đó, khu vực dành cho vùng đệm môi trường chiếm tỉ lệ cao nhất (47.8%), đây là nguồn gốc dự trữ và cũng là vùng đệm quan trọng để giảm mức độ ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi đến các hộ dân cư xung quanh.
- Số lượng: Heo 2266 con; Gà 8.782 con; Thỏ 463 con và một số cây ăn quả khác.
- Doanh thu từ chăn nuôi năm 2005 đạt khoảng 2.0 đồng.
3.2.1.1 Hiện trạng môi trường tại trang trại chăn nuôi Sáu Hưng
3.2.1.1.1 Hiện trạng sử dụng đất ở trang trại
- Trang trại thực hiện qui trình nuôi chuyên khu với từng lứa Heo, có từng chuồng riêng để nuôi các Heo khác nhau, từng lứa tuổi khác nhau theo cơ cấu đàn, thực hiện theo kiểu “cùng vào cùng ra” trong mỗi chuồng. Dựa trên qui trình này, với diện tích khoảng 6,2 ha đất phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, trong đó diện tích đất sử dụng xây dựng chuồng trại chiếm khoảng 25,34%, chuồng heo được chia ra các loại theo bảng sau:
Bảng 3.1:Hiện trạng sử dụng đất tại trang trại Sáu Hưng
STT
Mục Đích Sử Dụng
Diện Tích (m2)
Cơ Cấu (%)
1
Văn phòng làm việc, nhà nghiên cứu
8.652
14.02
2
Nhà nghỉ
520
0.84
3
Khu tập thể
1.450
2.37
4
Nhà ăn
300
0.49
5
Chuồng trại
15.654
25.34
6
Nhà kho
400
0.65
7
Phân xưởng thức ăn
628
1.02
8
Nhà máy phát điện và xưởng ấp trứng gà
453
0.73
9
Đường đi
2.000
3.2
10
Vườn hoa
1.000
1.6
11
Sân thể thao
1.200
1.94
12
Trồng cây và làm biogas
29.473
47.8
13
Tổng cộng
61.730
100
- Qua số liệu trên cho thấy trang trại đã có sự phân bổ diện tích đất hợp lý, có tính toán trước và coi trọng vấn đề lan truyền ô nhiễm không khí. Khu vực dành cho hoạt động chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn (25.34%). Bên cạnh đó, khu vực dành cho vùng đệm môi trường chiếm tỉ lệ cao nhất (47.8%), đây là nguồn gốc dự trữ và cũng là vùng đệm quan trọng để giảm mức độ ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi đến các hộ dân cư xung quanh.
3.2.1.1.2 Hệ thống chuồng trại chăn nuôi
- Chọn kiểu chuồng hở, đảm bảo thông thoáng tự nhiên, có đủ không khí cần thiết để pha loãng các khí ô nhiễm trong chuồng nuôi do quá trình phân huỷ phân, nước tiểu khi chưa kịp dọn dẹp. Trên mái có hệ thống phun mưa làm mát máy khi cần thiết. Riêng chuồng Heo đực có hệ thống bạt tự động che, mở chạy dọc nhà và hệ thống làm mát đặt ở đầu và cuối chuồng.
- Trong mỗi khu nhà bố trí các ô chuồng thành 2 dãy chuồng nái đẻ nuôi con, Heo con sau cai sữa và cách ly bố trí 2 dãy nuôi.
+ Các chuồng giống đực làm việc, nái khô chờ phối, nái chửa, kiểm tra năng suất hậu bị thay đàn và hậu bị bố mẹ, Heo thịt bố trí thành 4 dãy nuôi.
+ Giữa các ô chuồng bố trí hành lang rộng rãi thuận lợi cho việc đi lại. Với bề rộng 1-1,5 m, việc cho các con Heo ăn uống, tắm rửa, vệ sinh phân nhanh chóng.
- Kiểu nền, quy cách và mái chuồng.
+ Cấu tạo của nền chuồng và qui cách chuồng ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh chuồng trại, khả năng lan truyền, phát tán chất thải và tạo môi trường thích hợp cho gia súc, gia cầm phát triển tốt. Tuỳ theo mục đích chăn nuôi mà cấu trúc chuồng nuôi sẽ khác nhau nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho gia súc, gia cầm phát triển.
Chăn nuôi ở trang trại đa số là loại chuồng với kiểu nền bê tông, chiếm tỷ lệ khoảng 70%, 30% còn lại là chuồng nển sàn cách mặt đất khoảng 1m với hệ thống hầm thu chất thải được bê tông hoá, không có kiểu chuồng nền đất. Do đó, ít có khả năng lan truyền gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm do kết cấu của chuồng. Tuy nhiên, diện tích chuồng nuôi như hiện nay là tương đối chật cho vật nuôi. Bên cạnh các yếu tố về giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường khí hậu cũng là vấn đề cần quan tâm hơn ở trung tâm, nhất là đối với Heo nái nuôi con, và Heo con theo mẹ.
Theo kết quả khảo sát, đo đạt cho thấy, tuỳ từng trường hợp vào mỗi loại Heo của trang trại sử dụng kiểu nển và qui cách chuồng nuôi khác nhau như sau:
Bảng 3.2: Kiểu nền và qui cách chuồng nuôi.
STT
Loại
Kiểu Nền
Kiểu Chuồng
Diện Tích (m x m)
1
Heo nái khô chữa,
chờ phối, hậu bị
Nền bê tông
Lồng sắt
0.8x1.6
2
Heo cai sữa
Sàn kim loại
Ôâ
1.4x1.8
3
20 nái
Nền bê tông
Lồng
8.8x1.6
4
50 nái
Nền bê tông
Lồng
8.8x1.6
5
Heo nái sinh sản
Sàn kim loại
Ôâ sắt
2x3.5
6
5 mái sàn, 5 mái nền
Nền kim loại, nền bê tông
Ôâ sắt
3.5x3
7
Heo đực giống
Nền bê tông
Ô
3x3.5
8
Heo kiểm tra cá thể
Nền bê tông
Lồng
0.8x1.6
9
Heo thịt huấn luyện
Nền bê tông
Ôâ
3.5x3
10
Heo thịt nghiên cứu
Nền bê tông
Ôâ
3.5x3
Tóm lại, sức khoẻ và năng suất của đàn Heo chịu tác động của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hàm lượng các khí độc trong chuồng nuôi. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng trong chăn nuôi vùng nhiệt đới.
- Hiện trạng tại 10 khu nhà chăn nuôi Heo trong trang trại dùng toàn mái tôn. Thực trạng này cho thấy sự đầu tư cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và quan tâm. Bởi khí hậu của trung tâm điển hình cho khí hậu miền nam, nóng ẩm nhiều, nhiệt độ mùa khô tương đối cao.Vì vậy yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sinh trưởng của vật nuôi.
3.2.1.1.3 Vị trí chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh
- Hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ đến con người và động vật. Việc phát tán ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy khi xây dựng chuồng trại cần cách li với khu vực nhà ở, cách xa giao thông, trường học, bệnh viện, nhà máy,Trước đây khu trang trại Sáu Hưng nằm cách xa khu dân cư nhưng khi nhu cầu đô thị hoá cao, vấn đề nhà ở thiết yếu hành đầu nên nhà cửa xây gần khu chăn nuôi. Điều này đã được cấp lãnh đạo quan tâm trước khi bắt đầu xây dựng trang trại chăn nuôi Sáu Hưng. Nhưng với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh, vốn đất thổ cư ngày càng cạn, việc người xây dựng nhà ở xung quanh trang trại là ngoài sự kiểm soát. Theo kết quả đo đạt, khoảng cách từ chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh như sau:
Nhà ở của khu dân cư gần nhất theo hướng gió là 20m.
Giếng n...