the_ones2001
New Member
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố Bắc Giang : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 44 03 01
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2014
Miêu tả: 82 tr.
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học khoa học tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3
1.1. Khái quát về chất thải rắn y tế ...............................................................3
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ......................................4
1.2.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới ..................................4
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam..................5
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................18
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.........................................................18
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................18
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan tài liệu.....................19
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn .........................20
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường .......................................21
2.2.4. Phương pháp dự báo……………………………………………….20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................22
3.1. Hiện trạng các cơ sở y tê.......................................................................22
3.1.1. Đặc điểm các cơ sở y tế..................................................................22
3.1.2. Phân loại chất thải ..........................................................................30
3.1.3. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải ......................................32
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố
Bắc Giang.............................................................................................................38
3.2.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế ..............38
3.2.2. Những mặt chưa đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế......38
3.3. Đề xuất mô hình quản lý và xử lý chất thải y tế ..................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................49
PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TP BẮC
GIANG ..............................................................................................................501
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật
thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Công tác khám
chữa bệnh ngày càng được quan tâm và chú trọng, có nhiều công trình khoa học y tế
và những phát minh về máy móc kĩ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa
bệnh của con người. Hiện nay cả nước có 1087 bệnh viện bao gồm 1023 bệnh viện
nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn
có hơn 10.000 trạm y tế xã, hơn chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân. Việc tăng số
lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc
tăng khối lượng chất thải y tế. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số
giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với
các dịch vụ y tế (khoảng 7.6%/năm). Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học
độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác.. Theo báo cáo của Cục
Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải
rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 90,9%. Tuy nhiên chỉ
có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy
chế quản lý chất thải y tế. Nguyên nhân chủ yếu do phương tiện thu gom chất thải y
tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác, còn thiếu và chưa đồng
bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Bắc Giang là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả tỉnh, là nơi tập trung
đông dân cư. Việc quản lí và xử lí chất thải rắn y tế cũng không nằm ngoài bối cảnh
trên. Hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố mặc dù đã được đầu tư
lắp đặt hệ thống xử lí rác thải, nhưng đều trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp trầm
trọng. Hơn thế nữa, trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có đơn vị nào được cấp phép đủ
điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lí rác thải y tế nguy hại, nên các cơ sở y tế tư
nhân cũng như một số các bệnh viện công lập gặp khó khăn trong việc xử lí rác thải
y tế. Vì thế, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra trên địa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
bàn thành phố tránh làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng là nhiệm
vụ cấp bách và cần được quan tâm.
Để nhận biết thực trạng phát sinh, xử lý và quản lí chất thải y tế nguy hại trên
địa bàn thành phố Bắc Giang và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức khỏe cho cộng
đồng xã hội, luận văn này thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
phù hợp xử lí chất thải rắn y tế tại thành phố Bắc Giang”
Mục tiêu chính của luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế, công tác thu gom, vận
chuyển và xử lí chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong giai đoạn
gần đây.
Đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và xử lí chất thải
rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang.3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về chất thải y tế
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất
thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải rắn y tế (CTRYT) là CTR được thải từ các cơ sở y tế, bao gồm chất
thải nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hay cơ quan của người, động vật, bơm
kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong
chất thải y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho
môi trường và sức khỏe con người [3]
Để phân loại chất thải y tế có rất nhiều cách, tuy thành phần của chất thải y tế
không phong phú hơn các chất thải khác như chất thải sinh hoạt, chất thải đô thị,
nhưng mức độ nguy hại thì chất thải y tế lại đứng hàng số 1. Dựa vào các đặc điểm
lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải y tế được phân thành 5
nhóm sau [4]:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Giới thiệu về tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước
quốc tế, các quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng
đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Xử lý chất thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công
nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác
thải nguy hại này.
Ngày nay, thiêu đốt và khử khuẩn là hai phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể (kinh phí, công nghệ, quỹ đất, quan điểm
và các quy định về bảo vệ môi trường), mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình biện
pháp xử lý phù hợp riêng. [7][18]
Ở Mỹ, luật phòng chống ô nhiễm không khí đã làm giảm đáng kể việc áp
dụng thiêu đốt trong xử lý chất thải rắn. Hiện nay, phương pháp khử khuẩn được áp
dụng rộng rãi [14].
Ngược lại, ở Malaisia, phương pháp thiêu đốt trong các nhà máy xử lí chất
thải tập trung được lựa chọn và là mô hình chủ yếu để xử lý phần lớn chất thải y tế
được thu gom. Hầu hết chất thải y tế có khả năng cháy được thu gom và xử lý ở 3
nhà máy thiêu đốt rác tập trung [16].
Ở Pháp, sau khi ban hành hướng dẫn về phát thải không khí của Cộng đồng
châu Âu (1992), một số lò đốt chất thải y tế của các bệnh viện đã bị đóng cửa do
không đáp ứng yêu cầu [17]. Ngày nay chất thải rắn y tế nguy hại tại Pháp được xử
lý theo 3 mô hình: phối hợp giữa thiêu đốt tại chỗ và thiêu đốt bên ngoài bệnh viện,
đốt chung với chất thải sinh hoạt và khử khuẩn. Mỗi mô hình được áp dụng phù hợp
với điều kiện của từng địa phương.
Tại Hồng Kông, chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt,
chất thải còn lại không lây nhiễm được chôn lấp. Chỉ có 4 bệnh viện công có cơ sở5
thiêu đốt chất thải lây nhiễm tại chỗ. Đối với các cơ sở không có lò đốt, chất thải lây
nhiễm được thu gom vận chuyển đến lò đốt chất thải tập trung để xử lý chất thải lây
nhiễm. Mô hình áp dụng này giống Malaysia.
Tại Nhật Bản, hầu hết chất thải y tế phát sinh trong ngày được thiêu hủy
trong các cơ sở đốt chất thải của tư nhân.
Phương pháp khử khuẩn: Mục đích của việc khử khuẩn là biến đổi rác nhiễm
khuẩn sang dạng rác thải không nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này không
thể áp dụng cho một số loại CTYT như chất thải hóa học, chất thải phóng xạ…
Nguyên lý của phương pháp này là tạo ra các phản ứng hóa học, ở nhiệt độ cao
được tạo ra do các thiết bị nhiệt hay lò vi sóng.
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế
Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp
từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở các mức độ thực hiện quy định ở các
bệnh viện khá cao. Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc
sự quản lý của Bộ y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu
giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hay ký hợp đồng
vận chuyển đến khác khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm
ngay trong cơ sở hay ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất
thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý,
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là
công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất
thải y tế nguy hại…)
Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy
để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4 % bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR
[1]… đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
Phương tiện thu gom chất thải còn thiết và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu
chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó
khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là
Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh
viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các công cụ vận chuyển bằng tay khác.
Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hay tại các khu vực xử lý bên
ngoài được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định [1].
Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là
các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, các
cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm,
không có trang thiêt bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Có 95,6%
bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1 % đã sử dụng công cụ tách
riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm
tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông
thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6
% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3 % sử dụng túi có thành dày
theo đúng quy chế.
Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các
bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có
thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh).
Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh
viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận
chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có
nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3
% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế [2]
3. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình
để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được
xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
4. Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
5. Tần suất thu gom: Hộ lý hay nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu
gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi
tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
6. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ
sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
Điều 15. Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được
vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi
cần.
2. Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận
chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
3. Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không
được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
Điều 16. Lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở y tế
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng
biệt.
2. Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
3. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a. Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu
là 10m.
b. Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
c. Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để
súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
d. Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
đ. Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ
sinh.
e. Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.
g. Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.
4. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.
a. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.
b. Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hay thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến
72 giờ.
c. Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hay tiêu hủy hàng ngày.65
d. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5kg/ngày, thời
gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.
Chương V
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
RA NGOÀI CƠ SỞ Y TẾ
Điều 17. Vận chuyển
1. Các cơ sở y tế ký hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và
tiêu hủy chất thải. Trường hợp địa phương chưa có cơ sở đủ tư cách pháp nhân vận chuyển
và tiêu hủy chất thải y tế thì cơ sở y tế phải báo cáo với chính quyền địa phương để giải
quyết.
2. Chất thải y tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng bảo đảm
vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
3. Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được đóng gói trong
các thùng để tránh bị bục hay vỡ trên đường vận chuyển.
4. Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng gói riêng trong thùng
hay hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “CHẤT THẢI GIẢI PHẪU” trước khi vận chuyển đi
tiêu hủy.
Điều 18. Hồ sơ theo dõi và vận chuyển chất thải
Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày; có chứng
từ chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được chuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy
định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Chương VI
MÔ HÌNH, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ
TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Điều 19. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại và áp dụng mô hình.
1. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
a. Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung.
b. Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế.
c. Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
2. Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và môi trường để áp
dụng một trong các mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải y tế quy định tại Khoản 1 điều này.
Điều 20. Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi66
1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm tiêu chuẩn môi
trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Các công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại gồm: thiêu đốt trong lò đốt đạt tiêu chuẩn
môi trường, khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công nghệ xử lý khác.
Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
Điều 21. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
1. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát
sinh.
2. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng một trong
các phương pháp sau:
a. Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch
Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hay các hóa chất khử
khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế.
b. Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử
khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
c. Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
3. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn hay cho vào
túi nilon mầu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này được xử lý
ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hay các công nghệ hiện đại
khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.
Điều 22. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm
1. Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu hủy bằng một trong các phương pháp sau:
a. Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave)
b. Khử khuẩn bằng vi sóng
c. Thiêu đốt
d. Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và
trung du chưa có sơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn
lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý
môi trường tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh,
cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét,
miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên
trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất
thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn
trước khi chôn lấp.
đ. Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt,
vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu
hủy như chất thải thông thường.
2. Chất thải sắc nhọn:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy như sau:
a. Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác.67
b. Chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy,
có thành và có nắp đậy bằng bê tông.
3. Chất thải giải phẫu:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a. Xử lý và tiêu hủy giống như các chất thải lây nhiễm đã nêu ở Khoản 1 Điều 22.
b. Bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang.
c. Chôn trong hố bê tông có đáy và nắp kín.
Điều 23. Phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học
1. Các phương pháp chung để xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại:
a. Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b. Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao.
c. Phá hủy bằng phương pháp trung hòa hay thủy phân kiềm.
d. Trơ hóa trước khi chôn lấp: trộn lẫn chất thải với ximăng và một số vật liệu khác để cố
định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải
dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng
nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.
2. Xử lý và tiêu hủy chất thải dược phẩm, áp dụng một trong các phương pháp sau:
a. Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt.
b. Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
c. Trơ hóa
d. Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử lý nước thải của
cơ sở y tế.
3. Xử lý và tiêu hủy chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy
sau:
a. Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b. Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao (Phụ lục 2: Một số thuốc gây độc tế bào thường sử
dụng trong y tế và nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy chất gây độc tế bào).
c. Sử dụng một số chất oxy hóa như KMnO4, H2SO4 v.v..... giáng hóa các chất gây độc tế
bào thành hợp chất không nguy hại.
d. Trơ hóa sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải tập trung.
4. Xử lý và tiêu hủy chất thải chứa kim loại nặng:
a. Trả lại nhà sản xuất để thu hồi kim loại nặng.
b. Tiêu hủy tại nơi tiêu hủy an toàn chất thải công nghiệp.
c. Nếu 2 phương pháp trên không thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói
kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hay nhựa polyethylen có tỷ
trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vôi, cát), để khô và đóng kín. Sau khi
đóng kín có thể thải ra bãi thải.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2014
Miêu tả: 82 tr.
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học khoa học tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3
1.1. Khái quát về chất thải rắn y tế ...............................................................3
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ......................................4
1.2.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới ..................................4
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam..................5
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................18
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.........................................................18
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................18
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan tài liệu.....................19
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn .........................20
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường .......................................21
2.2.4. Phương pháp dự báo……………………………………………….20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................22
3.1. Hiện trạng các cơ sở y tê.......................................................................22
3.1.1. Đặc điểm các cơ sở y tế..................................................................22
3.1.2. Phân loại chất thải ..........................................................................30
3.1.3. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải ......................................32
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố
Bắc Giang.............................................................................................................38
3.2.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế ..............38
3.2.2. Những mặt chưa đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế......38
3.3. Đề xuất mô hình quản lý và xử lý chất thải y tế ..................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................49
PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TP BẮC
GIANG ..............................................................................................................501
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật
thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Công tác khám
chữa bệnh ngày càng được quan tâm và chú trọng, có nhiều công trình khoa học y tế
và những phát minh về máy móc kĩ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa
bệnh của con người. Hiện nay cả nước có 1087 bệnh viện bao gồm 1023 bệnh viện
nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn
có hơn 10.000 trạm y tế xã, hơn chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân. Việc tăng số
lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc
tăng khối lượng chất thải y tế. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số
giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với
các dịch vụ y tế (khoảng 7.6%/năm). Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học
độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác.. Theo báo cáo của Cục
Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải
rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 90,9%. Tuy nhiên chỉ
có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy
chế quản lý chất thải y tế. Nguyên nhân chủ yếu do phương tiện thu gom chất thải y
tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác, còn thiếu và chưa đồng
bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Bắc Giang là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả tỉnh, là nơi tập trung
đông dân cư. Việc quản lí và xử lí chất thải rắn y tế cũng không nằm ngoài bối cảnh
trên. Hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố mặc dù đã được đầu tư
lắp đặt hệ thống xử lí rác thải, nhưng đều trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp trầm
trọng. Hơn thế nữa, trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có đơn vị nào được cấp phép đủ
điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lí rác thải y tế nguy hại, nên các cơ sở y tế tư
nhân cũng như một số các bệnh viện công lập gặp khó khăn trong việc xử lí rác thải
y tế. Vì thế, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra trên địa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
bàn thành phố tránh làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng là nhiệm
vụ cấp bách và cần được quan tâm.
Để nhận biết thực trạng phát sinh, xử lý và quản lí chất thải y tế nguy hại trên
địa bàn thành phố Bắc Giang và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức khỏe cho cộng
đồng xã hội, luận văn này thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
phù hợp xử lí chất thải rắn y tế tại thành phố Bắc Giang”
Mục tiêu chính của luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế, công tác thu gom, vận
chuyển và xử lí chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong giai đoạn
gần đây.
Đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và xử lí chất thải
rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang.3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về chất thải y tế
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hay các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất
thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải rắn y tế (CTRYT) là CTR được thải từ các cơ sở y tế, bao gồm chất
thải nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hay cơ quan của người, động vật, bơm
kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong
chất thải y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho
môi trường và sức khỏe con người [3]
Để phân loại chất thải y tế có rất nhiều cách, tuy thành phần của chất thải y tế
không phong phú hơn các chất thải khác như chất thải sinh hoạt, chất thải đô thị,
nhưng mức độ nguy hại thì chất thải y tế lại đứng hàng số 1. Dựa vào các đặc điểm
lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải y tế được phân thành 5
nhóm sau [4]:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Giới thiệu về tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước
quốc tế, các quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng
đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Xử lý chất thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công
nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác
thải nguy hại này.
Ngày nay, thiêu đốt và khử khuẩn là hai phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể (kinh phí, công nghệ, quỹ đất, quan điểm
và các quy định về bảo vệ môi trường), mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình biện
pháp xử lý phù hợp riêng. [7][18]
Ở Mỹ, luật phòng chống ô nhiễm không khí đã làm giảm đáng kể việc áp
dụng thiêu đốt trong xử lý chất thải rắn. Hiện nay, phương pháp khử khuẩn được áp
dụng rộng rãi [14].
Ngược lại, ở Malaisia, phương pháp thiêu đốt trong các nhà máy xử lí chất
thải tập trung được lựa chọn và là mô hình chủ yếu để xử lý phần lớn chất thải y tế
được thu gom. Hầu hết chất thải y tế có khả năng cháy được thu gom và xử lý ở 3
nhà máy thiêu đốt rác tập trung [16].
Ở Pháp, sau khi ban hành hướng dẫn về phát thải không khí của Cộng đồng
châu Âu (1992), một số lò đốt chất thải y tế của các bệnh viện đã bị đóng cửa do
không đáp ứng yêu cầu [17]. Ngày nay chất thải rắn y tế nguy hại tại Pháp được xử
lý theo 3 mô hình: phối hợp giữa thiêu đốt tại chỗ và thiêu đốt bên ngoài bệnh viện,
đốt chung với chất thải sinh hoạt và khử khuẩn. Mỗi mô hình được áp dụng phù hợp
với điều kiện của từng địa phương.
Tại Hồng Kông, chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt,
chất thải còn lại không lây nhiễm được chôn lấp. Chỉ có 4 bệnh viện công có cơ sở5
thiêu đốt chất thải lây nhiễm tại chỗ. Đối với các cơ sở không có lò đốt, chất thải lây
nhiễm được thu gom vận chuyển đến lò đốt chất thải tập trung để xử lý chất thải lây
nhiễm. Mô hình áp dụng này giống Malaysia.
Tại Nhật Bản, hầu hết chất thải y tế phát sinh trong ngày được thiêu hủy
trong các cơ sở đốt chất thải của tư nhân.
Phương pháp khử khuẩn: Mục đích của việc khử khuẩn là biến đổi rác nhiễm
khuẩn sang dạng rác thải không nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này không
thể áp dụng cho một số loại CTYT như chất thải hóa học, chất thải phóng xạ…
Nguyên lý của phương pháp này là tạo ra các phản ứng hóa học, ở nhiệt độ cao
được tạo ra do các thiết bị nhiệt hay lò vi sóng.
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế
Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp
từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở các mức độ thực hiện quy định ở các
bệnh viện khá cao. Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc
sự quản lý của Bộ y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu
giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hay ký hợp đồng
vận chuyển đến khác khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm
ngay trong cơ sở hay ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất
thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý,
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là
công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất
thải y tế nguy hại…)
Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy
để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4 % bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR
[1]… đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
Phương tiện thu gom chất thải còn thiết và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu
chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó
khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là
Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh
viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các công cụ vận chuyển bằng tay khác.
Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hay tại các khu vực xử lý bên
ngoài được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định [1].
Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là
các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, các
cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm,
không có trang thiêt bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Có 95,6%
bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1 % đã sử dụng công cụ tách
riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm
tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông
thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6
% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3 % sử dụng túi có thành dày
theo đúng quy chế.
Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các
bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có
thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh).
Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh
viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận
chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có
nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3
% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế [2]
3. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình
để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được
xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
4. Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
5. Tần suất thu gom: Hộ lý hay nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu
gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi
tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
6. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ
sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
Điều 15. Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được
vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi
cần.
2. Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận
chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
3. Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không
được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
Điều 16. Lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở y tế
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng
biệt.
2. Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
3. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a. Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu
là 10m.
b. Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
c. Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để
súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
d. Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
đ. Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ
sinh.
e. Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.
g. Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.
4. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.
a. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.
b. Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hay thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến
72 giờ.
c. Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hay tiêu hủy hàng ngày.65
d. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5kg/ngày, thời
gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.
Chương V
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
RA NGOÀI CƠ SỞ Y TẾ
Điều 17. Vận chuyển
1. Các cơ sở y tế ký hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và
tiêu hủy chất thải. Trường hợp địa phương chưa có cơ sở đủ tư cách pháp nhân vận chuyển
và tiêu hủy chất thải y tế thì cơ sở y tế phải báo cáo với chính quyền địa phương để giải
quyết.
2. Chất thải y tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng bảo đảm
vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
3. Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được đóng gói trong
các thùng để tránh bị bục hay vỡ trên đường vận chuyển.
4. Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng gói riêng trong thùng
hay hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “CHẤT THẢI GIẢI PHẪU” trước khi vận chuyển đi
tiêu hủy.
Điều 18. Hồ sơ theo dõi và vận chuyển chất thải
Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày; có chứng
từ chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được chuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy
định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Chương VI
MÔ HÌNH, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ
TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Điều 19. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại và áp dụng mô hình.
1. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
a. Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung.
b. Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế.
c. Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
2. Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và môi trường để áp
dụng một trong các mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải y tế quy định tại Khoản 1 điều này.
Điều 20. Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi66
1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm tiêu chuẩn môi
trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Các công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại gồm: thiêu đốt trong lò đốt đạt tiêu chuẩn
môi trường, khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công nghệ xử lý khác.
Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
Điều 21. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
1. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát
sinh.
2. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng một trong
các phương pháp sau:
a. Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch
Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hay các hóa chất khử
khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế.
b. Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử
khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
c. Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
3. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn hay cho vào
túi nilon mầu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này được xử lý
ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hay các công nghệ hiện đại
khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.
Điều 22. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm
1. Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu hủy bằng một trong các phương pháp sau:
a. Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave)
b. Khử khuẩn bằng vi sóng
c. Thiêu đốt
d. Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và
trung du chưa có sơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn
lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý
môi trường tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh,
cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét,
miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên
trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất
thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn
trước khi chôn lấp.
đ. Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt,
vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu
hủy như chất thải thông thường.
2. Chất thải sắc nhọn:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy như sau:
a. Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác.67
b. Chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy,
có thành và có nắp đậy bằng bê tông.
3. Chất thải giải phẫu:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a. Xử lý và tiêu hủy giống như các chất thải lây nhiễm đã nêu ở Khoản 1 Điều 22.
b. Bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang.
c. Chôn trong hố bê tông có đáy và nắp kín.
Điều 23. Phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học
1. Các phương pháp chung để xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại:
a. Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b. Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao.
c. Phá hủy bằng phương pháp trung hòa hay thủy phân kiềm.
d. Trơ hóa trước khi chôn lấp: trộn lẫn chất thải với ximăng và một số vật liệu khác để cố
định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải
dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng
nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.
2. Xử lý và tiêu hủy chất thải dược phẩm, áp dụng một trong các phương pháp sau:
a. Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt.
b. Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
c. Trơ hóa
d. Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử lý nước thải của
cơ sở y tế.
3. Xử lý và tiêu hủy chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy
sau:
a. Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b. Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao (Phụ lục 2: Một số thuốc gây độc tế bào thường sử
dụng trong y tế và nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy chất gây độc tế bào).
c. Sử dụng một số chất oxy hóa như KMnO4, H2SO4 v.v..... giáng hóa các chất gây độc tế
bào thành hợp chất không nguy hại.
d. Trơ hóa sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải tập trung.
4. Xử lý và tiêu hủy chất thải chứa kim loại nặng:
a. Trả lại nhà sản xuất để thu hồi kim loại nặng.
b. Tiêu hủy tại nơi tiêu hủy an toàn chất thải công nghiệp.
c. Nếu 2 phương pháp trên không thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói
kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hay nhựa polyethylen có tỷ
trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vôi, cát), để khô và đóng kín. Sau khi
đóng kín có thể thải ra bãi thải.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế, quản lí chất thải rắn nguy hại tại địa phương, Tình hình sử dụng xe vận chuyển tại các bệnh viện trên thế giới, hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý rác thải nhựa tại Cát Hải, Hải Phòng, các căn cứ để lựa chọn biện pháp xử lí chất thải rắn đô thị, đề cương đề tại xử lý chất thải lỏng tại bệnh viện, hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại địa phương, Công ty CP QLCT Đô thị Bắc Giang Thu gom và vận chuyển CTnH trên phạm vi TP Bắc Giang
Last edited by a moderator: