vietnam_group

New Member
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn Đa dạng sinh học Hồ Tây, Hà Nội : Luận văn ThS. Sinh học : 60 42 20
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2014
Chủ đề: Sinh thái hồ
Sinh thái học
Đa dạng sinh học
Hồ Tây
Miêu tả: Luận văn ThS. Sinh thái học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây. Xác định chỉ số đa dạng loài của các nhóm sinh vật ở Hồ Tây. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước và giảm đa dạng thành phần loài của Hồ Tây. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Tây là một hồ tự nhiên, có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội.
Hồ rất nổi tiếng với các giá trị đặc trưng về danh lam thắng cảnh, các hoạt
động du lịch, văn hóa - thể thao và gắn liền với lịch sử, tâm linh của người
dân thủ đô, cũng như người dân Việt Nam từ bao đời nay. Hồ Tây còn có giá
trị đặc sắc về ĐDSH, chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng và
độc đáo. Với việc tham gia công ước Ramsar, Việt Nam có nghĩa vụ sử dụng
khu vực này một cách hợp lý để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ĐDSH
cũng như cảnh quan của nó. Về mặt pháp lý, thông báo số 72/TB-TW ngày
26/5/1994 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề quy hoạch và xây dựng thủ đô
Hà Nội đã nêu rõ: “Phải hết sức giữ gìn và tôn tạo những cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc, độc đáo của Hà Nội, nhất là vẻ đẹp của các hồ lớn”. Quyết
định số 473/BXD/KTQH ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng
khẳng định: “Khu vực Hồ Tây phải được quy hoạch xây dựng thành trung tâm
giao dịch quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm văn hóa thể thao và là
vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của
thủ đô”. Đồng thời, Quyết định gần đây nhất, quyết định số 1479/QĐ-TTg ,
ngày 13/10/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu
bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 “Hồ Tây, bảo vệ sinh thái hồ tự
nhiên, ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu - giáo
dục” Qua đó có thể thấy sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong việc quy
hoạch và bảo vệ Hồ Tây trước tình trạng tính bền vững của HST này đang bị
đe dọa do hoạt động xả thải không hợp lý của người dân xung quanh khu vực
vào hồ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Chúng ta đều nhận thấy rằng quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế
một cách nhanh chóng trong những năm qua đã làm cho mức độ ô nhiễm của
Hồ Tây ngày một gia tăng do lượng nước thải đổ ra ngày một nhiều, điều
này làm chất lượng nước của hồ ngày càng suy giảm, làm biến đổi thành
phần loài và khu hệ sinh vật của Hồ Tây. Ngoài ra, biến đổi khí hậu với sự
xen kẽ hạn hán và lũ lụt bất thường đang ảnh hưởng rất lớn tới sự ĐDSH của
các loài sinh sống trong hồ. Tác động của con người đã khiến hai nhóm
ĐDSH của hồ là thực vật thủy sinh và ĐVĐ bị suy thoái nghiêm trọng.
Nhiều loài đặc hữu của hồ đã mất đi, xuất hiện một số loài ngoại lai mới. Ô
nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên hồ,
kể cả các chất thải rắn cũng góp phần hủy hoại Hồ Tây. Hay như việc tiếp
tục nuôi cá ở Hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa, cô lập hồ với các
thủy vực xung quanh. Nếu cộng cả hai hướng tác động của biến đổi khí hậu
và hoạt động của con người, rủi ro tiêu diệt ĐDSH, HST tự nhiên của Hồ
Tây là rất lớn. Hồ Tây lúc ấy sẽ bị vô sinh.
Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan,
khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, không thấy bảo vệ theo
hướng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn HST tự nhiên và mặc dù đã có rất nhiều
nghiên cứu về chất lượng nước của Hồ Tây. Tuy nhiên chứa có đề tài nào
đưa ra biện pháp bảo tồn cụ thể cho Hồ Tây.
Vì vậy chúng tui thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một
số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, Hà Nội”.
Đề tài gồm những mục đích chính sau:
1. Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây
2. Xác định chỉ số đa dạng loài của các nhóm sinh vật ở Hồ Tây
3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước và giảm đa
dạng thành phần loài của Hồ Tây
4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Có thể coi, thuật ngữ “đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse và
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm khái niệm có liên quan với nhau là: đa
dạng di truyền (tính đa dạng di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái
(số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).[ 31].
Hiện nay có nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ
Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (1989)[17] quan niệm: Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và
vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái
vô cùng phức tạp tồn tại trong môi trường”. Do vậy, đa dạng sinh học bao
gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng loài
bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao
gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể
sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống
trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các
quần xã mà trong đó các loài sinh vật sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các
loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối
tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước Đa dạng sinh học thì “ Đa dạng sinh học là sự phong
phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên
cạn, ở biển và các hệ sinh thái dước nước khác và mọi tổ tổ hợp sinh thái mà
chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di
truyền hay còn gọi đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), các hệ sinh thái
(đa dạng hệ sinh thái). [30].
- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và
bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài
khác nhau.
- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và tần số của các
hệ sinh thái khác nhau.
Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với Đa dạng sinh học ở cả
ba mức độ: mức độ gen phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái
(IUCN, 1994).[31]
1.1.2. Chỉ số Đa dạng sinh học
Có lẽ Wallace (1878) là người đầu tiên cho rằng ở vùng nhiệt đới động
vật đa dạng và phong phú hơn ở vùng ôn đới. Một nhà khoa học tự nhiên có
thể có một cảm nhận về sự đa dạng khi họ quan sát và so sánh giữa hai khu
vực khác nhau, nhưng để thể hiện sự khác biệt này qua báo chí thì phải dùng
các chỉ số nói về tính đa dạng loài. Một cách đơn giản nhất để xác định tính
đa dạng là đếm số loài, kết quả này được gọi là sự phong phú về thành loài
(McIntosh, 1967). [32].
- Cách đếm tƣơng đƣơng
Xác định số loài trong một mẫu phụ thuộc rất lớn vào cỡ mẫu, mẫu
càng lớn thì số loài xác định được càng nhiều. Phương pháp hạn chế những
sai sót trong khi đếm các mẫu khác nhau về số lượng được gọi là cách đếm
tương đương. Để thực hiện công việc này, chúng ta phải đưa số lượng quần
thể về số lượng chuẩn (khoảng 1000 cá thể). Công thức xác định số loài
được đưa ra từ hai nhà khoa học Hurlbert (1971) và Simberloff (1972)
nghiên cứu độc lập đó là :
E(S) =
Với E(S) là số loài có thể xác định được trong mẫu, n là cỡ mẫu tiêu
chuẩn, N là tổng số cá thể trong mẫu được xác định và ni là số cá thể của loài
thứ i trong mẫu. Thuận ngữ là một sự kết hợp, nó được tính như sau:
Để bổ sung cho cách đếm tương ứng, có nhiều chỉ số về sự phong phú
thành phần loài được bổ sung vào như sau:
Margalef (1969) : D = (S-1)/ Ln N
Menhinick (1964):
Odum, Cantlon và Kornicher (1960) R= S/ LogN
Có sự khác biệt về chỉ số phong phú thành phần loài và sự khác biệt
còn phụ thuộc vào loại chỉ số được sử dụng.
Rõ ràng phải có một cách nào đó để xác định tính đa dạng, đưa vào
tính toán chỉ số phong phú thành phần loài và sự ưu thế của những cá thể
trong từng loài. Cách tính đó được gọi là chỉ số đa dạng hay là chỉ số không
đồng nhất. [4]
- Chỉ số đa dạng
Có hai loại chỉ số được xác định đó là chỉ số ưu thế và chỉ số thống kê
 Chỉ số ưu thế
Chỉ số ưu thế cho biết nhiều về số lượng của loài phổ biến hay loài ưu
thế, nó được Simpson (1949) giới thiệu đầu tiên trong thuật ngữ sinh thái.
Chỉ số Simpson cho biết tần suất của bất kì hai cá thể nào phân bố ngẫu
nhiên từ một quần xã rất lớn phụ thuộc vào những loài khác nhau, đó là:
Với Pi là tần suất của những cá thể loài i.Trong đó Pi =
phép hồ. Điều này sẽ giúp cho sinh khối mỗi nhóm cá trong hồ được duy trì
ở mức ổn định, góp phần giúp Hồ Tây đạt được trọng thái phát triển bền
vững.
3.4.3. Biện pháp vật lý
Những hồ nông (<3m) thường kém nhạy cảm với việc giảm nguồn
dinh dưỡng bên ngoài bởi vì các mối tương tác đáy khơi có xu hướng duy trì
mức dinh dưỡng cao. Trái ngược với sự phân tầng ở hồ nước sâu, các chất
dinh dưỡng được giải phóng từ nền đáy của hồ nước nông ảnh hưởng đến
toàn bộ cột nước. Đối với các hồ nước nông, chất dinh dưỡng có thể được
tạo ra rất nhiều từ các xáo trộn sinh học, khuấy động gió, những tác động của
bong bóng khí, độ PH cao do quang hợp mạnh. Do đó, giảm nguồn dinh
dưỡng bên ngoài là cần thiết nhưng không đủ để khôi phục những hồ nông
như Hồ Tây. Mặt khác, lớp bùn ở Hồ Tây hiện rất dày (trung bình là 1m có
nơi lên tới 2m) và nhiều khu vực tích tụ một lượng lớn rác thải. Vì vậy việc
xử lý nền đáy cho Hồ Tây là thực sự cần thiết. [25].
Công việc nạo vét bùn đáy hồ có khía cạnh tích cực là tăng độ sâu của
hồ là làm tăng khả năng tự làm sạch nước của hồ, nhưng lại làm mất đi
nguồn sinh vật đáy là tác nhân phân hủy hữu cơ trong quá trình khoáng hóa,
cân bằng môi trường sinh thái lớp trầm tích và khối nước trong hệ sinh thái
(Hồ Thanh Hải: về tình trạng môi trường hồ ở Hà Nội và những thử nghiệm
xử lý chất lượng nước). Hơn nữa, đối với những hồ lớn như Hồ Tây, chi phí
cho việc nạo vét bùn sẽ rất lớn. Do đó, tiến hành biện pháp nạo vét bùn ở Hồ
Tây sẽ khó có khả thi thực hiện được. Nếu điều kiện kinh phí cho phép có
thể tiến hành nạo vét từng phần (Bởi vì khi nạo vét từng phần sẽ chỉ mất một
số lượng sinh vật đáy mà không mất đi số loài sinh vật đáy. Từ đó số lượng
sinh vật đáy có thể hồi phục sau một thời gian) và với một diện tích nhất
định ở những khu vực nền đáy bị ô nhiễm nặng, mực nước thấp như ở phía
Đông và Đông Nam của hồ.
Kè bờ, qua điều tra hiện tại hầu hết ở tất cả hồ đã được kè bờ. Chống
xói mòn do mưa và lũ lụt gây nên. Tuy nhiên, nếu kè bờ thì sẽ không còn
những thực vật tự nhiên xung quanh hồ và từ đó là mất đi một số loài chim,
thú xung quanh hồ. Đặc biệt qua điều tra cho thấy trước đây có rất nhiều sâm
cầm thường về Hồ Tây vào mùa xuân với số lượng lớn và đậu trên các bụi
cây nhỏ ven hồ. Nhưng hiện nay chỉ còn vài cá thể xuất hiện. Chúng tui đề
xuất kè hồ với những tấm kè có những ô trống nhỏ, từ đó có thể trồng cây
bụi xung quanh hồ. Tạo cảnh quan cho hồ. Đồng thời tạo môi trường sống tự
nhiên cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài chim. Từ đó đưa Hồ Tây trở
về hồ tự nhiên.
3.4.4. Biện pháp quản lý
Tuy nhiên ngoài kiểm soát sinh khối các loài trong hồ. Chúng ta còn
kiểm soát lượng chất thải cung cấp vào hồ [9,26]. Để hạn chế sự ô nhiễm gia
tăng, chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hệ sinh thái Hồ Tây.
Yêu cầu trước mắt là phải hạn chế tới mức tối đa lượng dinh dưỡng
xâm nhập vào hồ. Trước hết là quản lý các hoạt động công nghiệp ở các làng
trồng hoa, cây cảnh xung quanh Hồ Tây, kiểm soát các lượng phân bón và
liều lượng phân bón, đồng thời không để nguồn nước thải nông nghiệp này
đổ trực tiếp vào hồ.
Nâng cấp và cải tạo lại toàn bộ hệ thống thoát nước của khu vực dân
cư sống quanh hồ, không để các hộ dân xả nước thải trực tiếp xuống hồ.
Đồng thời, có thể làm giảm lượng nước sinh hoạt chảy vào hồ bằng cách tạo
các hệ thống thoát nước thật tốt, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước
thải trước khi đổ vào hồ.
Yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, vui chơi giải trí xung
quanh Hồ Tây phải đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ vào hồ.
Những việc làm này đòi hỏi phải đồng bộ và với sự góp sức của nhiều
ngành, nhiều cấp song song cùng với giáo dục quần chúng nhân dân về ý
thức bảo vệ hệ sinh thái hồ, giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cần hạn chế tối đa các nguồn nước thải đổ vào hồ và phải xây dựng hệ
thống cảnh báo, đánh giá tác động môi trường hồ thường xuyên để ngăn
ngừa các tai biến ô nhiễm đột xuất.
Như vậy đòi hỏi phải có các trạm quan trắc thường xuyên và định kỳ
để đo đạc các thông số môi trường, xác định các thông số gây ô nhiễm ưu
tiên, nguồn gốc và mức độ gây tác động tức thời hay tiềm ẩn, xác định
phạm vi tác động. Cần thiết phải quan trắc tại các điểm cố định, chú trọng tại
các khu vực có cống thải, khu vực đông dân cư và các nhà hàng khách sạn.
Hoạt động kiểm soát nhằm xem xét ô nhiễm tại một khu vực nhất định, thu
thập các thông tin mới trong đó lưu tâm đến các chỉ thị tác động (sự xuất
hiện các sinh vật chỉ thị nhiễm bẫn hữu cơ, sự đột biến về số lượng sinh
vật...). Từ đó xử lý các thông tin và thông báo về môi trường.
KẾT LUẬN
1. Hiện nay thành phần loài sinh vật khu vực Hồ Tây: Thực vật nổi
68 loài, Động vật nổi 50 loài, ĐVĐ (Zoobenthos) 48loài, 48 loài cá, ngoài ra
khu vực xung quanh hồ hiện đang có 33 loài thực vật thủy sinh, chim 24
loài, bò sát 8 loài.
2. Kết quả tính các chỉ số đa dạng thành phần loài của Hồ Tây cho
thấy chỉ số Đa dạng của Shannon – Weiner của thực vật nổi 1,14± 0,0115,
động vật nổi 1,08 ± 0,005, động vật đáy 1,1055 ± 0,023 và chỉ số phong phú
loài Magalef của thực vật nổi 2,176 ± 0,0425, động vật nổi 2,306 ± 0,114,
động vật đáy 2,538 ± 0,039. Dựa trên giá trị của chỉ số đa dạng của Shannon
– Weiner và Magalef thì chất lượng nước của Hồ Tây đang bị ô nhiễm vừa
cho đến ô nhiễm nặng.
3. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thành phần loài của Hồ Tây
là: sự phá vỡ nơi cư trú (sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng), ngoài ra
do sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập của các loài
ngoại lai.
4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
- Biện pháp toán học: sử dụng mô hình toán thiết lập điều kiện tối
ưu cho hồ phục vụ cho phát triển bền vững.
- Biện pháp vật lý: Kè bờ với những ô trống nhỏ để trồng cây bụi
và hút bùn từng phần hồ.
- Biện pháp sinh học: trồng cây thủy sinh đặc biệt là trồng Bèo
Tây và Thủy Trúc.
- Biện pháp quản lý: quản lý nguồn chất thải đổ vào hồ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam Sinh viên chia sẻ 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top