traitimchanthanh_vnn
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho
GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Tuy nhiên,
ở hầu hết các làng nghề hoạt động sản xuất đều phát triển theo cơ chế tự phát, quy
mô hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu, do đó đã tạo ra vấn đề ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư
sinh sống trong làng nghề. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng”, trong đó có làng nghề tái chế chì Đông Mai. Theo
quyết định này, đến hết năm 2007 làng nghề phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm
môi trường, thực hiện di dời hoạt động tái chế chì ra khỏi khu dân cư, xây dựng hệ
thống xử lý chất thải. Nhưng cho đến nay, việc xử lý vẫn chưa được thực hiện một
cách hoàn thiện.
Đông Mai nằm ở vị trí trung tâm của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên với
dân số khoảng 2.600 người (637 hộ gia đình). Sau khi nghề đúc đồng truyền thống
bị mất thị trường, từ những năm 1970, làng Đông Mai chuyển sang nghề tái chế chì
từ các bình ắc quy hỏng của các phương tiện xe cộ như xe motor và xe máy. Công
việc tái chế chì được thực hiện ngay tại các hộ gia đình, thay cho ở các xưởng sản
xuất tập trung. Theo số liệu thống kê, trong các năm sau năm 2000, làng nghề có
hàng trăm xưởng tái chế chì hoạt động trong khu dân cư.
Trên thực tế, sự phát triển của làng nghề Đông Mai đã góp phần quan trọng
vào việc phát triển kinh tế của địa phương; bởi ngoài việc tăng thêm thu thập cho
người dân, còn giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Cùng với sự phát triển
đó, làng nghề Đông Mai cũng đã tạo ra vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất khá
nghiêm trọng. Nhằm mục đích tập trung các hoạt động tái chế chì và di dời các hộ
sản xuất ra khỏi làng Đông Mai, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên ban
hành Quyết định số 491/QĐ-UB ngày 27/2/2010 về việc xây dựng “Cụm công
nghiệp xã Chỉ Đạo”. Thực hiện Quyết định này, phần lớn các hộ tái chế chì đã
chuyển vào Cụm công nghiệp (CCN), giảm thiểu nguồn ô nhiễm chì ở trong làng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở tư nhân đang thực hiện các hoạt động phá dỡ bình
và nấu luyện chì ngay trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân địa phương.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai,
xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là rất cấp thiết, nhằm giảm thiểu
nguy cơ phơi nhiễm chì cho cộng đồng dân cư sinh sống trong làng nghề.
2. Mục tiêu
- Có được thông tin khoa học đầy đủ về hiện trạng ô nhiễm chì tại làng nghề
Đông Mai, đặc biệt là ô nhiễm chì trong đất.
- Có được các giải pháp kỹ thuật xử lý đất ô nhiễm chì, cũng như các giải
pháp tăng cường năng lực phòng chống và giảm thiểu tác động ô nhiễm cho người
dân địa phương, cải thiện môi trường địa phương.
3. Nhiệm vụ
- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên
cũng như kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể hiện trạng sản xuất của
làng nghề và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường đất của làng nghề;
- Tiến hành lấy mẫu đất của một số hộ gia đình trong làng Đông Mai và phân
tích hàm lượng chì có trong các mẫu đất này theo phương pháp hóa học;
- Tiến hành khảo sát và đo hàm lượng chì trong đất tại toàn bộ các hộ gia đình
còn đất, chưa bê tông hóa hoàn toàn trong làng Đông Mai bằng máy phân tích nhanh
XRF model α-4000;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề Đông
Mai, từ đó đưa ra các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật để xử lý ô nhiễm chì trong
đất, cũng như các các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu phơi nhiễm chì cho người
dân địa phương, cải thiện môi trường làng nghề.
4. Kết quả chính đã đạt được
- Đánh giá được thực trạng ô nhiễm chì trong đất của các hộ gia đình trong
làng Đông Mai. Đồng thời xác định cụ thể các nguồn gây phơi nhiễm chì, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Đó là cơ sở quan trọng giúp
ích cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chì ở làng nghề Đông Mai;
- Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chì phù hợp với đặc
điểm của làng nghề bao gồm các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật xử lý đất ô
nhiễm chì; các giải pháp về quản lý môi trường làng nghề và một số giải pháp khác
nhằm giảm thiểu phơi nhiễm chì cho người dân địa phương như chế độ ăn uống, vệ
sinh sạch sẽ,…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công
tác quản lý môi trường của làng nghề Đông Mai;
- Việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn của vùng nhằm hướng tới những
giải pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướng quy hoạch
làng nghề nhằm bảo vệ môi trường; góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức cũng như
bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc quản lý môi trường làng nghề, các giải
pháp công nghệ xử lý ô nhiễm chì trong đất, cũng như các phương pháp nghiên cứu
khoa học,…
6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho
GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Tuy nhiên,
ở hầu hết các làng nghề hoạt động sản xuất đều phát triển theo cơ chế tự phát, quy
mô hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu, do đó đã tạo ra vấn đề ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư
sinh sống trong làng nghề. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng”, trong đó có làng nghề tái chế chì Đông Mai. Theo
quyết định này, đến hết năm 2007 làng nghề phải hoàn thành việc xử lý ô nhiễm
môi trường, thực hiện di dời hoạt động tái chế chì ra khỏi khu dân cư, xây dựng hệ
thống xử lý chất thải. Nhưng cho đến nay, việc xử lý vẫn chưa được thực hiện một
cách hoàn thiện.
Đông Mai nằm ở vị trí trung tâm của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên với
dân số khoảng 2.600 người (637 hộ gia đình). Sau khi nghề đúc đồng truyền thống
bị mất thị trường, từ những năm 1970, làng Đông Mai chuyển sang nghề tái chế chì
từ các bình ắc quy hỏng của các phương tiện xe cộ như xe motor và xe máy. Công
việc tái chế chì được thực hiện ngay tại các hộ gia đình, thay cho ở các xưởng sản
xuất tập trung. Theo số liệu thống kê, trong các năm sau năm 2000, làng nghề có
hàng trăm xưởng tái chế chì hoạt động trong khu dân cư.
Trên thực tế, sự phát triển của làng nghề Đông Mai đã góp phần quan trọng
vào việc phát triển kinh tế của địa phương; bởi ngoài việc tăng thêm thu thập cho
người dân, còn giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Cùng với sự phát triển
đó, làng nghề Đông Mai cũng đã tạo ra vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất khá
nghiêm trọng. Nhằm mục đích tập trung các hoạt động tái chế chì và di dời các hộ
sản xuất ra khỏi làng Đông Mai, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên ban
hành Quyết định số 491/QĐ-UB ngày 27/2/2010 về việc xây dựng “Cụm công
nghiệp xã Chỉ Đạo”. Thực hiện Quyết định này, phần lớn các hộ tái chế chì đã
chuyển vào Cụm công nghiệp (CCN), giảm thiểu nguồn ô nhiễm chì ở trong làng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở tư nhân đang thực hiện các hoạt động phá dỡ bình
và nấu luyện chì ngay trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân địa phương.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
phương án xử lý ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai,
xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là rất cấp thiết, nhằm giảm thiểu
nguy cơ phơi nhiễm chì cho cộng đồng dân cư sinh sống trong làng nghề.
2. Mục tiêu
- Có được thông tin khoa học đầy đủ về hiện trạng ô nhiễm chì tại làng nghề
Đông Mai, đặc biệt là ô nhiễm chì trong đất.
- Có được các giải pháp kỹ thuật xử lý đất ô nhiễm chì, cũng như các giải
pháp tăng cường năng lực phòng chống và giảm thiểu tác động ô nhiễm cho người
dân địa phương, cải thiện môi trường địa phương.
3. Nhiệm vụ
- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên
cũng như kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể hiện trạng sản xuất của
làng nghề và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường đất của làng nghề;
- Tiến hành lấy mẫu đất của một số hộ gia đình trong làng Đông Mai và phân
tích hàm lượng chì có trong các mẫu đất này theo phương pháp hóa học;
- Tiến hành khảo sát và đo hàm lượng chì trong đất tại toàn bộ các hộ gia đình
còn đất, chưa bê tông hóa hoàn toàn trong làng Đông Mai bằng máy phân tích nhanh
XRF model α-4000;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm chì trong đất tại làng nghề Đông
Mai, từ đó đưa ra các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật để xử lý ô nhiễm chì trong
đất, cũng như các các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu phơi nhiễm chì cho người
dân địa phương, cải thiện môi trường làng nghề.
4. Kết quả chính đã đạt được
- Đánh giá được thực trạng ô nhiễm chì trong đất của các hộ gia đình trong
làng Đông Mai. Đồng thời xác định cụ thể các nguồn gây phơi nhiễm chì, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Đó là cơ sở quan trọng giúp
ích cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chì ở làng nghề Đông Mai;
- Đề xuất được một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chì phù hợp với đặc
điểm của làng nghề bao gồm các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật xử lý đất ô
nhiễm chì; các giải pháp về quản lý môi trường làng nghề và một số giải pháp khác
nhằm giảm thiểu phơi nhiễm chì cho người dân địa phương như chế độ ăn uống, vệ
sinh sạch sẽ,…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công
tác quản lý môi trường của làng nghề Đông Mai;
- Việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn của vùng nhằm hướng tới những
giải pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướng quy hoạch
làng nghề nhằm bảo vệ môi trường; góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức cũng như
bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc quản lý môi trường làng nghề, các giải
pháp công nghệ xử lý ô nhiễm chì trong đất, cũng như các phương pháp nghiên cứu
khoa học,…
6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links