Link tải miễn phí luận văn
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tê – văn hoá – xã hội. Đặc biệt đất là tài liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết.
Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự gia tăng của dân số quá nhanh cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Đất không những dành cho nông – lâm – ngư nghiệp mà còn tham gia vào mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, … Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau đã làm ảnh hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng đất bền vững là một lí do để FAO đề ra “Hiến chương đất đai “ hợp lí vì sự an toàn lương thực và sự tồn tại của loài người trên thế giới.
Vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững. trong đó việc sử dụng những vùng đất dốc được đặt lên hàng đầu vì việc sử dựng vùng đất dốc nếu không được chú trọng quản lí một cách chặt chẽ sẽ gây ra hiện tượng xói mòn rửa trôi làm thoái hoá đất một cách nhanh chóng. Đặc biệt, ở Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất phong phú với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi núi và trong tổng số 61 tỉnh thành thì đất đồi núi có mặt trong 41 tỉnh thành , chúng thường tập trung thành những dải liên tục suốt từ Bắc xuống Nam.
Vùng đất dốc ở nước ta có vai trò rất quan trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành khác, tuy nhiên việc sử dụng đất dốc gặp rất nhiều trở ngại do địa hình bị chia cắt, đất dốc dễ bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa gây suy kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các thế hệ trong tương lai. Chính bởi vậy việc sử dụng tài nguyên đất dốc cần được nhìn nhận một cách khoa học trên cơ sở sử dụng có hiệu quả và bền vững để tránh những hậu hoạ khôn lường do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức và duy ý chí.
Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh với diện tích 75.578 ha. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bao quanh là các dãy núi cao từ 300 – 400 m. Vùng trung tâm với nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 – 70 m. Với điều kiện địa hình như vậy đã tạo cho huyện có nhiều diện tích đất canh tác tốt. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ diện tích đất canh tác của huyện đều nằm trên địa hình cao nên việc sử dụng đất ở đây cũng gặp nhiều trở ngại , dễ bị xói mòn gây suy thoái đất. Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc ở Nghĩa Đàn để phát triển các yếu tố tích cực và khắc phục các yếu tố hạn chế là rất cần thiết từ đó làm cơ sở định hướng đối với người quản lí và sử dụng đất ở địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhằm góp một phần sức mình trong chiến lược phát triển quê hương, tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”




















1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá các loại hình sử dụng đất dốc và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dốc có hiệu quả và bền vững ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.
- Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lí, bền vững cho vùng đất dốc trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu:
- Số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác, trung thực và có ý nghĩa đối với mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng cần được xem xét, cân nhắc kỹ cho các hướng sử dụng đất hợp lí, hiệu quả và biện pháp.
- Các phương pháp và các hệ thống chỉ tiêu vận dụng trong đánh giá phải mang tính khoa học phù hợp với thực tiễn.
- Phương hướng, giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc của địa phương nghiên cứu phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kesitu2208

New Member
Re: Đánh giá hiệu quả dùng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

Mod cho e xin tài liệu này để tham khảo với ạ. thanks mod
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Y dược 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế, lắp đặt và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hịa lưới áp mái Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top