thang_1441986
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay nhân loại đã tiến được những bước dài và đã đạt được những thành
tựu kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cách mạng khoa học
và công nghệ tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, thế giới bước vào kỷ
nguyên thông tin. Đứng trước yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được xem
là vấn đề trọng tâm hàng đầu, sau đó là những vấn đề đổi mới về nội dung, chương
trình, công tác quản lý, kiểm định và đánh giá. Về lĩnh vực này, đã có nhiều ý kiến
khác nhau, song ở môi trường đại học trước hết phải thực hiện chính sách gắn
nghiên cứu khoa học với giảng dạy, phải xem là tiêu chuẩn, là yêu cầu bắt buộc đối
với đội ngũ giảng viên. Nhưng trên thực tế, giáo dục đại học hiện nay ở nước ta
đang thể hiện sự bất cập giữa nghiên cứu và giảng dạy trong đội ngũ giảng viên.
Chính điều này là rào cản cho hội nhập trong lĩnh vực khoa học và nếu không có
quyết sách đúng đắn thì sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của giảng viên ( Điều 4;
điều 5 Quyết định số 64 ngày 20/11/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo). Hoạt động
này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với giảng viên. Có dạy và học tốt mới khơi
dậy niềm say mê và năng lực NCKH, tạo điều kiện để những cán bộ có năng lực
tham gia vào đội ngũ NCKH. Qui định hoạt động khoa học công nghệ trong các
trường đại học cũng đã chỉ rõ “ Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc của
giảng viên. Giảng viên có trách nhiệm dành ít nhất 30% định mức thời gian làm
việc cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH). Giáo sư, phó Giáo sư, tiến sĩ
phải đi đầu trong công tác NCKH, có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chức
tập hợp giảng viên, nghiên cứu sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học để xây
dựng các tập thể khoa học ”. Nhiệm vụ giảng dạy và NCKH của giảng viên có sự
gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển; nếu chỉ thực hiện được một
trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Như vậy, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi
giảng viên, nhất là với mục tiêu “Mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”.Thực
tiễn trong các trường đại học hoạt động nghiên cứu khoa học NCKH là con đường
hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển năng lực sư
phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục. NCKH là một trong hai
tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm bảo
chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan
hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trên thực tế, hoạt động NCKH đã được giảng viên quan tâm và thực hiện vì
mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng
dạy của bản thân. Tuy nhiên, quan niệm về hoạt động NCKH của giảng viên nhiều
trường Đại học còn nhiều bất cập. Các cơ sở giáo dục đại học thường trú trọng
nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên; giảng viên các trường dành phần lớn thời gian
cho công tác giảng dạy nên ít có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ NCKH một cách
có hiệu quả. Hơn nữa, việc đánh giá giảng viên hàng năm chưa thoả đáng đến tiêu
chí về hoạt động NCKH, hay quy trình; phương pháp đánh giá hoạt động này của
giảng viên chưa khoa học nên không tạo được động lực để Giảng viên thực hiện
nhiệm vụ khoa học của mình.
Trường Đại học PCCC là cơ sở duy nhất của cả nước đào tạo chuyên
ngành PCCC. Một trong những đòi hỏi đó là hoạt động NCKH của giảng viên
trường ĐH PCCC phải thực sự trở thành nhiệm vụ bắt buộc và phải được thực hiện
một cách hiệu quả và có chất lượng. Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu
khoa học của trường Đại học PCCC đã đạt được một số thành tựu đáng kể. So với
các trường đại học trong cả nước, hoạt động nghiên cứu khoa học của Đại học
PCCC được Bộ Giáo dục và Đào tạo ; Bộ Công An đầu tư một khoản kinh phí hàng
năm tương đối lớn. Hoạt động NCKH đã góp phần bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao
chất lượng đào tạo đại học và sau đại học thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa
NCKH với giảng dạy, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của lực lượng
Cảnh sát PCCC thông qua các đề tài nghiên cứu triển khai và hoạt động chuyển
giao công nghệ. Trường Đại học PCCC đã thực hiện một số biện pháp để tạo động
lực cho giảng viên tham gia hoạt động NCKH. Tuy nhiên, những biện pháp này mới
chỉ là những biện pháp mang tính tình thế giải quyết những tồn tại trước mắt về
công tác NCKH của giảng viên. Về lâu dài cần thiết phải có những biện pháp mang
tính chiến lược có tác dụng lâu dài đối với vấn đề này, phải tác động đến mọi chủ
thể tham gia vào hoạt động NCKH và thiết thực tạo động lực NCKH cho họ. Thực
hiện đánh giá một cách khoa học hoạt động NCKH của giảng viên là một trong
những biện pháp đó. Xuất phát từ những phân tích trên, người nghiên cứu thực hiện
đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”.
1.1.Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Những kết quả của luận văn này có thể là sự minh họa thêm cho các lý
thuyết về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa của giảng viên, cũng như khẳng
định xu thế cần thiết áp dụng một cách linh hoạt các mô hình hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên vào các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nói chung và
giáo dục đại học nói riêng.
1.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”, việc đánh giá
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, là một thành tố trong tổng thể hoạt
động chung của nhà trường, sẽ là cơ sở giúp Trường Đại học PCCC đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác đảm bảo chất lượng của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong 5
năm( 2009-2014) của giảng viên trường Đại học PCCC cụ thể:
+ Tham gia các đề tài NCKH cấp bộ, cấp cơ sở theo trình độ; Tham gia các
chuyên đề NCKH, Viết các bài báo tạp chí trong nước và nước ngoài; Viết các bài
báo kỷ yếu hội thảo khoa học; Biên soạn giáo trình dạy học.
- Xây dựng bộ công cụ đo lường và các tiêu chí đánh giá năng lực NCKH( bao
gồm kiến thức , kỹ năng, thái độ ) của giảng viên trường Đại học PCCC.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Giảng viên
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động NCKH của giảng viên trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013-
2014.
+ Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu tại trường Đại học PCCC Thanh
Xuân - Hà Nội.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào
nghiên cứu đánh giá thực trạng, nhận thức và năng lực thực hiện các hoạt động
nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Đại học PCCC.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Mẫu nghiên cứu
- Mẫu cho nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm
khách thể là 158 giảng viên.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin được thu thập từ các báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, danh
mục các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, văn bản chứng tỏ các kết quả nghiên
cứu để làm dữ liệu cho đề tài nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương pháp
chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về
thực trạng, nhận thức và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại
học PCCC.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý, tổng hợp và phân tích các số
liệu định lượng đã thu thập được.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng Hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên
trường Đại học PCCC như thế nào?
- Câu hỏi 2: Nhận thức của Giảng viên trường Đại học PCCC về hoạt động
NCKH như thế nào?
- Câu hỏi 3: Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học
PCCC được đánh giá theo tiêu chí nào?
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay nhân loại đã tiến được những bước dài và đã đạt được những thành
tựu kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cách mạng khoa học
và công nghệ tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, thế giới bước vào kỷ
nguyên thông tin. Đứng trước yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được xem
là vấn đề trọng tâm hàng đầu, sau đó là những vấn đề đổi mới về nội dung, chương
trình, công tác quản lý, kiểm định và đánh giá. Về lĩnh vực này, đã có nhiều ý kiến
khác nhau, song ở môi trường đại học trước hết phải thực hiện chính sách gắn
nghiên cứu khoa học với giảng dạy, phải xem là tiêu chuẩn, là yêu cầu bắt buộc đối
với đội ngũ giảng viên. Nhưng trên thực tế, giáo dục đại học hiện nay ở nước ta
đang thể hiện sự bất cập giữa nghiên cứu và giảng dạy trong đội ngũ giảng viên.
Chính điều này là rào cản cho hội nhập trong lĩnh vực khoa học và nếu không có
quyết sách đúng đắn thì sẽ khó có thể đạt được mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của giảng viên ( Điều 4;
điều 5 Quyết định số 64 ngày 20/11/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo). Hoạt động
này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với giảng viên. Có dạy và học tốt mới khơi
dậy niềm say mê và năng lực NCKH, tạo điều kiện để những cán bộ có năng lực
tham gia vào đội ngũ NCKH. Qui định hoạt động khoa học công nghệ trong các
trường đại học cũng đã chỉ rõ “ Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc của
giảng viên. Giảng viên có trách nhiệm dành ít nhất 30% định mức thời gian làm
việc cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH). Giáo sư, phó Giáo sư, tiến sĩ
phải đi đầu trong công tác NCKH, có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chức
tập hợp giảng viên, nghiên cứu sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học để xây
dựng các tập thể khoa học ”. Nhiệm vụ giảng dạy và NCKH của giảng viên có sự
gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển; nếu chỉ thực hiện được một
trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Như vậy, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi
giảng viên, nhất là với mục tiêu “Mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”.Thực
tiễn trong các trường đại học hoạt động nghiên cứu khoa học NCKH là con đường
hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển năng lực sư
phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục. NCKH là một trong hai
tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm bảo
chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan
hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trên thực tế, hoạt động NCKH đã được giảng viên quan tâm và thực hiện vì
mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng
dạy của bản thân. Tuy nhiên, quan niệm về hoạt động NCKH của giảng viên nhiều
trường Đại học còn nhiều bất cập. Các cơ sở giáo dục đại học thường trú trọng
nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên; giảng viên các trường dành phần lớn thời gian
cho công tác giảng dạy nên ít có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ NCKH một cách
có hiệu quả. Hơn nữa, việc đánh giá giảng viên hàng năm chưa thoả đáng đến tiêu
chí về hoạt động NCKH, hay quy trình; phương pháp đánh giá hoạt động này của
giảng viên chưa khoa học nên không tạo được động lực để Giảng viên thực hiện
nhiệm vụ khoa học của mình.
Trường Đại học PCCC là cơ sở duy nhất của cả nước đào tạo chuyên
ngành PCCC. Một trong những đòi hỏi đó là hoạt động NCKH của giảng viên
trường ĐH PCCC phải thực sự trở thành nhiệm vụ bắt buộc và phải được thực hiện
một cách hiệu quả và có chất lượng. Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu
khoa học của trường Đại học PCCC đã đạt được một số thành tựu đáng kể. So với
các trường đại học trong cả nước, hoạt động nghiên cứu khoa học của Đại học
PCCC được Bộ Giáo dục và Đào tạo ; Bộ Công An đầu tư một khoản kinh phí hàng
năm tương đối lớn. Hoạt động NCKH đã góp phần bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao
chất lượng đào tạo đại học và sau đại học thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa
NCKH với giảng dạy, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của lực lượng
Cảnh sát PCCC thông qua các đề tài nghiên cứu triển khai và hoạt động chuyển
giao công nghệ. Trường Đại học PCCC đã thực hiện một số biện pháp để tạo động
lực cho giảng viên tham gia hoạt động NCKH. Tuy nhiên, những biện pháp này mới
chỉ là những biện pháp mang tính tình thế giải quyết những tồn tại trước mắt về
công tác NCKH của giảng viên. Về lâu dài cần thiết phải có những biện pháp mang
tính chiến lược có tác dụng lâu dài đối với vấn đề này, phải tác động đến mọi chủ
thể tham gia vào hoạt động NCKH và thiết thực tạo động lực NCKH cho họ. Thực
hiện đánh giá một cách khoa học hoạt động NCKH của giảng viên là một trong
những biện pháp đó. Xuất phát từ những phân tích trên, người nghiên cứu thực hiện
đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”.
1.1.Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Những kết quả của luận văn này có thể là sự minh họa thêm cho các lý
thuyết về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa của giảng viên, cũng như khẳng
định xu thế cần thiết áp dụng một cách linh hoạt các mô hình hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên vào các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nói chung và
giáo dục đại học nói riêng.
1.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”, việc đánh giá
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, là một thành tố trong tổng thể hoạt
động chung của nhà trường, sẽ là cơ sở giúp Trường Đại học PCCC đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác đảm bảo chất lượng của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong 5
năm( 2009-2014) của giảng viên trường Đại học PCCC cụ thể:
+ Tham gia các đề tài NCKH cấp bộ, cấp cơ sở theo trình độ; Tham gia các
chuyên đề NCKH, Viết các bài báo tạp chí trong nước và nước ngoài; Viết các bài
báo kỷ yếu hội thảo khoa học; Biên soạn giáo trình dạy học.
- Xây dựng bộ công cụ đo lường và các tiêu chí đánh giá năng lực NCKH( bao
gồm kiến thức , kỹ năng, thái độ ) của giảng viên trường Đại học PCCC.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Giảng viên
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động NCKH của giảng viên trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2013-
2014.
+ Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu tại trường Đại học PCCC Thanh
Xuân - Hà Nội.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào
nghiên cứu đánh giá thực trạng, nhận thức và năng lực thực hiện các hoạt động
nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường Đại học PCCC.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Mẫu nghiên cứu
- Mẫu cho nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm
khách thể là 158 giảng viên.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin được thu thập từ các báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, danh
mục các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, văn bản chứng tỏ các kết quả nghiên
cứu để làm dữ liệu cho đề tài nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương pháp
chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về
thực trạng, nhận thức và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại
học PCCC.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý, tổng hợp và phân tích các số
liệu định lượng đã thu thập được.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng Hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên
trường Đại học PCCC như thế nào?
- Câu hỏi 2: Nhận thức của Giảng viên trường Đại học PCCC về hoạt động
NCKH như thế nào?
- Câu hỏi 3: Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học
PCCC được đánh giá theo tiêu chí nào?
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links