Download miễn phí Đánh giá hoạt động quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam thời gian qua và những kiến nghị
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGOẠI HỐI VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
1.Khái niệm về ngoại hối
2. Chính sách quản lý ngoại hối
2.1. Ngoại hối
2.2. Chính sách quản lý ngoại hối
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ NĂM 2002
1. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a.Vấn đề mở tài khoản
b.Về chuyển vốn vào Việt Nam
c.Vấn đề chuyển vốn ra khỏi Việt Nam
d.Vấn đề tỷ giá
2.Diễn biến thị trường ngoại tệ năm2002
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
I. Giải pháp điều chỉnh chính sách quản lý ngoại hối
II. Giải pháp điều chỉnh chính sách quản lý ngoại hối năm2003
III. Những kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước nói riêng và nhà nước nói chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên ngân hàng nhà nước
2. Báo đầu tư kinh tế
3. Cẩm nang thị trường ngoại hối - Học viện Ngân hàng
4. Tạp chí ngân hàng
5. Thời báo ngân hàng
6. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic Hishkin
7. Thời báo kinh tế
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-09-09-danh_gia_hoat_dong_quan_ly_ngoai_hoi_cua_ngan_hang_nha_nuoc.YrU0GISfan.swf /tai-lieu/danh-gia-hoat-dong-quan-ly-ngoai-hoi-cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-thoi-gian-qua-va-nhung-kien-nghi-84985/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tuy nhiên hiện nay quy định này đang gây sự phản ứng mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp này. Đặc biệt là sau công văn 67/CV-NH cho ngân hàng nhà nước gửi tới các ngân hàng thương mại yêu cầu phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo như thông tư số 06/TT-NH ban hành ngày 18.9.1993. Các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại cho rằng những khó khăn đó thể hiện như sau:
- Các công ty 100% vốn nước ngoài và các liên doanh hướng dẫn chỉ được giao dịch với một ngân hàng, điều này giúp đơn giản hoá việc kiểm soát nhưng đồng thời cũng mang những hiệu quả bất lợi cho các doanh nghiệp liên doanh và các công ty 100% vốn nước ngoài.
- Các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh cho rằng bằng việc áp dụng quy định một ngân hàng, ngân hàng vô hình chung đã hạn chế lượng tiền mà các công ty này được phép hay mong muốn đi vay từ thị trường.
- Nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp là tất yêu và nó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó làm giảm bớt các dự án đầu tư của một số công ty và có thể ảnh hưởng xấu đến dự án. Theo thông báo của ngân hàng ngoại thương Pháp BFCE tại ngân hàng đã có tới 4 dự án đình hoãn vô thời hạn.
- Các ngân hàng cho rằng: Việc áp dụng quy định một ngân hàng dẫn đến rủi ro lớn trong việc cho vay của các ngân hàng do khó đáp ứng được tốt các khoản vay của các doanh nghiệp nhất là các khoản vay lớn. Thực tế là ở Việt Nam hiện nay các ngân hàng khó đáp ứng được nhu cầu vay lớn của các doanh nghiệp.
Hơn nữa việc này làm giảm hiệu quả của các dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại, các ngân hàng đều muốn các doanh nghiệp vay vốn phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng của họ. Những kiến nghị này là phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung họ đã chưa hiểu kĩ quan điểm của cơ quan quản lý. Trên thực tế, ngân hàng nhà nước chỉ hạn chế việc mở tài khoản thanh toán để dễ dàng hơn trong việc quản lý ngoại hối của các doanh nghiệp này ma không hạn chế việc mở tài khoản trong nước nhằm mục đích vay vốn. Các doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản thanh toán nhưng có thể nhiều tài khoản tiền vay.
Vấn đề mở tài khoản ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng nhà nước đã quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền mở tài khoản tại ngân hàng với mục đích:
- Tiếp nhận vốn vay của nước ngoài
- Gửi một phần doanh thu của doanh nghiệp trong phạm vi số tiền gốc và lãi của khoản vay đến hạn phải trả
- Thanh toán các khoản chi phù hợp với hợp đồng vay vốn
- Chi trả nợ và lãi đến hạn
Qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước đã thấy có nhiều tài khoản mở hay có hay có nhiều khoản vay chưa được ngân hàng nhà nước xác nhận. Thực tế này cần được khắc phục nhanh chóng bởi vì với những tài khoản mở ở ngân hàng trong nước việc chuyển tiền và thanh toán vẫn nằm trong phạm vi quốc gia, ngân hàng nhà nước vẫn có thể tác động được khi cần thiết trong khi tài khoản mở ở nước ngoài thì nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ gây ra các tiêu cực hay ảnh hưởng bất lợi cho phía Việt Nam.
Vấn đề chuyển vốn vào:
Nhìn lại sau 11 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 6 tỷ USD vốn thực hiện đó là điều đáng mừng. Tuy 6 tỷ USD vốn thực hiện chưa là gì đối với các nước khác nhưng đối với Việt Nam nó đã nói lên nhiều điều.
Với 6 tỷ USD mà 16,5 vạn người đã có việc làm. Nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được đưa vào Việt Nam tạo điều kiện sản xuất được những hàng hóa có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vốn chuyển vào cũng làm cải thiện phần nào cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam vốn đã thường xuyên thâm hụt.
Vốn chuyển vào có tác động quan trọng như vậy nhưng nếu vốn chuyển vào không được kiểm soát chặt chẽ thì nó có thể gây ra những hậu quả xấu về sau này đòi hỏi ngân hàng phải quản lý được.
Nhưng vốn ngoại tệ đưa vào nhiều có thể dẫn đến sự hợp lý của chính sách tiền tệ hiện tại, ngoài ra nó cũng có thể dẫn đến tăng lượng đôla trong điều kiện đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi.
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bên nước ngoài phải chuyển vốn pháp định vào Việt Nam theo đúng tiến độ góp vốn đã ghi trong hợp đồng.
Quy định rất cụ thể nhưng trên thực tế các doanh nghiệp không thực hiện cam kết của mình trước đây. Họ chuyển vốn vào không theo lệnh góp vốn còn về phía ngân hàng nhà nước cũng không có điều kiện nắm được chắc chắn dòng vốn ngoại tệ chuyển vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam và toàn bộ chính sách tiền tệ nói chung.
Hơn nữa việc buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết về tiến độ chuyển vốn sẽ có lợi cho bên Việt Nam bởi một số nguyên nhân:
-Vốn ngoại tệ chuyển vào là rất quý trong tình trạng thiếu ngoại tệ của ta hiện nay và trong điều kiện đồng Việt Nam chưa thể thành đồng tiền tự do chuyển đổi.
-Số ngoại tệ chuyển vào lớn nên bên nước ngoài có xu hướng chậm chuyển bởi chỉ cần chậm một ngày họ đã có lợi khá nhiều chứ chưa nói gì đến cả tháng, cả năm. Trong khi có những doanh nghiệp cần những khoản chi trong ngày hay thậm chí một vài ngày để thực hiện những công vụ cấp bách thì buộc bên nước ngoài thực hiện cam kết là cần thiết.
Ví dụ, sau đây là một cách mà bên nước ngoài thường sử dụng do những sơ hở về phía Việt Nam. Khi thực hiện dự án A, hai bên cam kết bên Việt Nam đóng góp 30% vốn pháp định, bên nước ngoài đóng góp 70% vốn pháp định. Lịch đóng góp của phía nước ngoài được quy định như sau: 1 tháng sau khi nhận được giấy phép kinh doanh của SCCI, bên nước ngoài phải chuyển vào 25% vốn pháp định, 50% sẽ đóng góp sau một năm và 25% còn lại sẽ đóng góp sau 1 năm tiếp theo. Như vậy, phải sau 2 năm bên nước ngoài mới đóng góp đủ số vốn pháp định trong khi lợi nhuận họ được chia theo tỷ lệ 7/3 ngay từ năm đầu tiên, đó còn chưa kể đến tình trạng hiện nay đa số các doanh nghiệp lại không thực hiện việc góp vốn pháp định theo như cam kết.
Chính vì vậy, ngân hàng nhà nước phải tìm biện pháp để kiểm soát được việc chuyển vốn của bên nước ngoài bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nước Việt Nam.
Ngoài việc quản lý nguồn ngoại tệ chuyển vào một yêu cầu cấp thiết khác đó là quản lý vốn góp bằng máy móc thiết bị.
Nó không phải là ngoại tệ nhưng liên quan đến lượng ngoại tệ mà bên nước ngoài được chuyển ra. Bởi vì theo như quy định của nhà nước các doanh nghiệp được chuyển ra nước ngoài số vốn góp khi kết thúc dự án mà vốn góp lại bao gồm vốn góp bằng tiền, bưàng máy móc thiết bị hay bằng phát minh.
Tuy hiện nay việc chuyển vốn góp này chưa phát sinh do các dự án đều mới được thực hiện nhưng sau này khi các dự án hoàn thành bên nước ngoài sẽ chuyển số ngo...