daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một trong những cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu đời, được trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ châu Âu, châu Á , châu Phi, châu Mỹ, nhất là ở vùng Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới. Hạt đậu tương được dùng làm thực phẩm cho con người, làm thức ăn trong chăn nuôi và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Ngoài ra cây đậu tương còn là cây trồng có tác dụng cải tạo đất, một hecta đậu tương phát triển tốt sau khi thu hoạch có thể để lại trong đất từ 50 - 70 kg N (Nguyễn Danh Đông, 1982;[8]. Đậu tương là nguồn chất hữu cơ quan trọng góp phần nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng, vì thế nó trở thành cây trồng quan trọng trong luân canh và xen canh ở nhiều nước trên thế giới. Sản lượng đậu tương của thế giới dành 98% cho chăn nuôi, chỉ có 2% được dùng làm thực phẩm cho con người và trong lượng dầu đậu tương có đến 90% được dùng làm thực phẩm cho con người, 10% dùng trong các ngành công nghiệp.
Hạt đậu tương chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Lipit, Gluxit, Protein, Vitamin A, B1, B2, E, các enzyme, sáp, nhựa, và các khoáng chất; trong đó hàm lượng Protein là cao nhất chiếm 38 - 44%, hàm lượng dầu 18 - 25%, Hydrat cacbon 30 - 40%, khoáng chất 4 - 5%.
Đậu tương là cây trồng ngày ngắn, mỗi năm có thể trồng từ 3 - 4 vụ tùy theo tập quán và điều kiện của mỗi địa phương. Cây đậu tương là một trong 4 cây trồng chính trên thế giới sau lúa mỳ, lúa và ngô. Tuy nhiên phát triển sản xuất đậu tương của Việt Nam còn rất chậm, năng suất và sản lượng còn thấp. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (năm 2005), năm 1985 diện tích trồng đậu tương của Việt Nam là 102 ngàn ha, năng suất 7,8 tạ/ha, sản lượng đạt 79,1 ngàn tấn nhưng đến năm 2005 diện tích tăng lên 203,6 ngàn ha, năng suất 14,3 tạ/ha, sản lượng 291,5 ngàn tấn. Như vậy sau 20 năm diện tích trồng đậu tương của Việt Nam tăng gấp 2 lần, năng suất tăng gần gấp 2 lần. Theo kế hoạch dự báo Quốc gia, để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước thì sản lượng đậu tương của nước ta cần đạt được 1,5 triệu tấn vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta cần có diện tích trồng đậu tương là 700.000 - 1.000.000 ha, với năng suất trung bình 15 - 20 tạ/ha. Hiện tại thì sản lượng và năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp mới chỉ đạt 39,2% năng suất bình quân thế giới. Do một số nguyên nhân như chưa có nhiều giống tốt cho năng suất cao, phù hợp với từng vụ, từng vùng khác nhau.
Riêng ở vùng sinh thái Nghệ An, diện tích trồng đậu tương còn thấp, chỉ trồng ở một số vùng với diện tích ít, sản phẩm chủ yếu dùng để chế biến thực phẩm cho một số làng nghề. Nói chung người dân không thích trồng cây đậu tương, do các nguyên nhân như năng suất còn thấp, bị sâu bệnh nhiều. Mặt khác các quy trình so sánh khảo nghiệm và việc nhập các giống đậu tương mới cho năng suất cao, có tính chống chịu với sâu bệnh tốt để đưa vào sản xuất còn rất ít. Nghiên cứu tìm ra các giống đậu tương tốt có tiềm năng, năng suất cao, khả năng thích ứng tốt phẩm chất phù hợp với điều kiện cụ thể để đẩy mạnh sản xuất là một yêu cầu bức thiết.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm Nông nghiệp khoa Nông Lâm Ngư - Đại Học Vinh”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
* Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển đậu tương trên loại đất này hay không?
* Yêu cầu
- Để đạt mục đích nghiên cứu trên cần theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng đạt năng suất và chất lượng của 5 giống tham gia thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu của các giống
- Khả năng cải tạo đất của cây đậu tương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc thích hợp cho cây đậu tương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung các giống đậu tương thích hợp trên chân đất cát pha ở vùng nghi lộc Nghệ An
- Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc mở rộng sản xuất đậu tương ở Nghệ An
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Sử dụng một số giống đậu tương có triển vọng ở trong nước: gồm các giống sau: DT96, DT26, DT84, DT22, VX93.
* Phạm vi và thời gian:
- Đề tài bố trí ở vùng đất cát pha ở trại nông học – Đại Học Vinh, Tỉnh Nghệ An trong vụ xuân 2008.
- Phòng thí nghiệm khoa Nông Lâm Ngư – Đại Học Vinh.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Trên thế giới. Mặc dù cây đậu tương có nguồn gốc ở Viễn đông - nơi loại cây này đã được trồng trọt lâu đời và là cây trồng chủ yếu, song cho tới nay sản xuất đậu tương hiện tại ở Bắc Mỹ đã vượt xa vùng Viễn đông. Hiện nay đậu tương có diện tích, năng suất và sản lượng lớn nhất trong các cây đậu đỗ. Sản lượng cây đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% năm 1980. Ngược lại sản lượng của cây lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời kỳ (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [7].
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở trên thế giới.
Năm Diện tích
(triệu ha) Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng
(triệu tấn)
1985 54,07 17,25 88,25
1995 62,40 20,35 126,39
2000 74,37 21,70 161,41
2001 76,75 23,02 176,74
2002 78,59 22,97 180,55
2003 83,61 22,67 189,52
2004 91,62 22,53 206,41
2005 93,37 23,00 214,84
(Nguồn: Faostat, January 2006.)
Hiện nay cây đậu tương đã được trồng ở 78 nước trên thế giới của các châu lục. Năm 2005 diện tích đậu tương của thế giới là 93,37 triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (73,03%), tiếp đến là châu Á (22,88%).
Kết quả bảng 3.9 cho thấy:
- Tổng số quả/ cây: các giống khác nhau có số quả/cây khác nhau, giống DT26 có số quả/cây nhiều nhất (31,8 quả), Giống DT84 có số quả/cây là ít nhất ( 26,2 quả) các giống còn lại có số quả từ 28,3 - 31,2 quả.
- Số quả chắc/cây: Giống có số quả chắc/cây nhiều nhất là DT26 (26,8 quả), giống có số quả chắc/cây ít nhất là DT84 (19,6 quả), các giống khác có số quả chắc/cây từ 23,6 - 26,2 quả.
- Số quả 3 hạt/cây: Kết quả nghiên cứu cho thấy số quả 3 hạt/cây của các giống thí nghiệm là khác nhau. Giống có số quả 3 hạt/cây nhiều nhất là DT22 (4,3 quả chiếm 13,8% tổng số quả/cây), giống có số quả 3 hạt/cây ít nhất là VX93 (3,5 quả chiếm 10,5% tổng số quả/cây), các giống còn lại có số quả 3 hạt/cây từ 3,8 - 4,1 quả chiếm từ 12,9 - 14,5% tổng số quả/cây.
- Khối lượng hạt/cây: 5 mẫu giống tham gia thí nghiệm có khối lượng hạt/cây khác nhau rất rõ. Giống có khối lượng hạt/ cây cao nhất là DT26 (4,4 g); giống có khối lượng hạt/cây thấp nhất là DT84 (2,9 g), các giống còn lại có khối lượng hạt/cây từ 3,2 - 4,3 g.
- Khối lượng 100 hạt: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong chọn giống có năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống có khối lượng 100 hạt lớn nhất là DT84 (16,5 g), giống có khối lượng thấp nhất là VX93 (14,0 g), còn lại các giống khác có khối lượng 100 hạt từ 15,9 - 16,3 g.
Như vậy thứ tự giảm dần khối lượng 100 hạt của các mẫu giống thí nghiệm là: DT84, DT96, DT26, DT22, VX93.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện vụ Xuân 2008 thời tiết trong tháng 3 có nhiều đợt không khí lạnh số giờ chiếu sáng ít trùng vào giai đoạn phát triển thân lá và phân hóa mầm hoa của các giống đậu tương thí nghiệm, làm các chỉ tiêu cấu thành năng suất đều thấp. Đặc biệt giống DT84 rất mẫn cảm với điều kiện rét làm cho khối lượng hạt/cây thấp nhất.
3.10. Kết quả phân tích năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Xuân 2008
Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm
trong vụ Xuân 2008 (tạ/ha)
Tên giống Năng suất thực thu (Tạ/ha)
Lần nhắc 1 Lần nhắc 2 Lần nhắc 3 Trung bình
VX 93 12,8 13,5 13,7 13,3
DT 96 17,1 18,0 17,8 17,6
DT 26 17,8 19,2 18,5 18,5
DT 22 17,6 18,3 18,8 18,2
DT 84 12,5 11,5 11,6 11,9
LSD0,05
CV% 1,0
3.3
Kết quả bảng 3.10 cho thấy: giống DT84 cho năng suất thấp nhất (11,9 tạ/ ha) là do giống DT84 khá mẫn cảm với điều kiện thời tiết rét, số giờ chiếu sáng ít (điều kiện thời tiết trong tháng 3/2007 nhiệt độ không khí thấp, số giờ chiếu sáng ít); giống DT22 và DT26 cho năng suất (18,2 - 18,5 tạ/ha) cao hơn tất cả các giống tham gia thí nghiệm. Hai giống VX93 và DT96 năng suất đạt (từ 13,3 – 17,6 tạ/ha)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả thử nghiệm 5 giống đậu tương trong Xuân 2008 tại Trại Nông Học - Đại Học Vinh:
1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Các giống đậu tương thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng (từ: 86 - 96 ngày). Thích hợp với điều kiện đất đai và thời tiết khí hậu ở vùng nghiên cứu.
- Khả năng sinh trưởng về chiều cao của các đậu tương dao động trong khoảng (từ: 54,8 - 56,9 cm). Cao nhất là giống VX93, thấp nhất là giống DT84.
- Chiều cao đóng quả của các giống đậu tương dao động trong khoảng (từ: 12,7 - 13,3 cm), cao nhất là giống DT26. Số đốt trên cây cũng dao động trong khoảng từ (11,2 - 12,5 đốt), cao nhất là giống DT26.
- Số cành cấp 1 của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng (từ: 1,3 - 1,9 cành)
1.2. Các chỉ tiêu sinh lý:
- Tỷ lệ nảy mầm hạt giống của 5 giống đậu tương sau 24h dao động trong khoảng (từ: 15,6 - 20%), sau 48h dao động trong khoảng (từ: 60 - 74,4%) và 72h dao động trong khoảng (từ: 87,7 - 97%).
- Chỉ số diện tích lá của các giống tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ và giảm dần khi hạt vào chắc. Giống có chỉ số diện tích lá cao nhất là DT96 và thấp nhất là giống DT22.
- Khả năng tích lũy chất khô của các giống tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ quả vào chắc. Trong các giống thì DT26 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất.
- Khả năng hình thành nốt sần của các giống tăng dần qua các thời kỳ và đạt cao nhất ở thời kỳ quả vào chắc. Giống DT26 có số lượng nốt sần đạt cao nhất.
1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống:
- Ở thời kỳ cây con và thời kỳ ra hoa kết quả là ở mức trung bình, trong đó giống VX93 có tính mẫn cảm nhất với sâu hại.
- Khả năng chống đổ của các giống đều tốt, riêng hai giống VX93 và DT84 chống đổ kém hơn các giống khác.
1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 5 giống đậu tương nghiên cứu đạt được chưa cao, có sự chênh lệch khá lớn về năng suất của các giống DT96, DT26, DT22, so với hai giống còn lại là VX93, DT84.
2. Kiến nghị
Cần tiến hành thí nghiệm thêm một đến hai vụ nữa đối với các giống DT26, DT96, DT22 để đi đến kết luận cuối cùng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển cây đậu tương trên loại đất này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp ELISA để phân tích Clenbuterol trong thịt lợn Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA CÔNG TY SÁCH ALPHA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng tạo động lực lao động của chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty CP Bưu chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá khả năng định tính nhóm beta agonist trong thịt bằng kit betaagonist elisa của hãng randox (anh) Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá khả năng phát hiện βagonists trong thịt lợn bằng kit elisa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-butanol chiết từ cây rau đắng biển Y dược 0
T Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất biện pháp quản lý khả thi Khoa học Tự nhiên 0
F Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top